CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TMV
3.2 Nhóm giải pháp cho hoạt động phát triển con nguời
3.2.2 Giải pháp cho hoạt động ngày an toàn
Là một những yêu cầu từ tập đoàn, hoạt động ”Ngày an toàn” cần được TMV đưa vào thực hiện thêm bên cạnh hoạt động Dừng - Chỉ tay và hô xác nhận nhằm vận động và nâng cao ý thức an toàn trong nhân viên công ty. Giải pháp cho hoạt động ngày an toàn được tác giả đề xuất như sau:
3.2.2.1 Căn cứ hình thành giải pháp
+ Căn cứ hình thành giải pháp là yêu cầu từ phía tập đoàn Toyota về thực hiện hoạt động ngày an toàn các công ty con.
+ Hoạt động nâng cao ý thức về an toàn cần thực hiện liên tục theo nhiều hình thức khác nhau nhằm khuyến khích nhân viên cũng như thể hiện sự quan tâm tới công tác an toàn lao động của lãnh đạo công ty.
+ Các hoạt động an toàn đang được được thực hiện rải rác trong tháng sẽ được tập hợp lại và thực hiện trong ngày an toàn.
3.2.2.2 Mục tiêu của giải pháp
Giải pháp được thiết kế nhằm thỏa mãn các mục tiêu sau đây:
+ Hoàn thiện nhóm hoạt động nâng cao ý thức của nhân viên đối với vấn đề an toàn và phát triển con người.
+ Triển khai khẩu hiệu Safety first – An toàn là số 1 vào hoạt động của công ty.
+ Tạo điều kiện cho 100% nhân viên công ty tham gia vào hoạt động an toàn hàng tháng.
3.2.2.3 Nội dung giải pháp
Các công việc cần thực hiện của giải pháp như sau:
1. Cập nhật chính sách an toàn của công ty về việc thực hiện ngày an toàn hàng tháng (theo yêu cầu của tập đoàn). Để thể hiện khẩu hiệu ”An toàn là số 1” , ngày được chọn sẽ là ngày làm việc đầu tiên trong tháng.
2. Xây dựng lưu đồ thực hiện ngày an toàn đề xuất như hình 3.4 3. Danh sách các hoạt động đề xuất thực hiện trong ngày an toàn:
+ Treo các băng rôn, khẩu hiệu an toàn tại các vị trí cổng công ty, đường lên nhà ăn, cửa vào mỗi phân xưởng, văn phòng theo chủ đề an toàn của tháng.
+ Báo cáo ban giám đốc kết quả hoạt động an toàn toàn công ty trong tháng vừa qua.
+ Báo cáo kết quả hoạt động an toàn tháng của phân xưởng (chọn phân xưởng bất kỳ.
+ Hoạt động kiểm tra an toàn tại xưởng.
+ Hoạt động huấn luyện KY
+ Hoạt động nhận dạng mối nguy hiểm của tổ trưởng, nhóm trưởng + Công bố chủ đề an toàn trong tháng
+ Trao các giải thưởng liên quan đến an toàn (đề xuất Hiyari hatto của tháng, giải thưởng sáng tác tranh cổ động an toàn...)
+ Các hoạt động đào tạo an toàn nếu có.
+ Trình chiếu các chương trình cổ động an toàn trên hệ thống tivi tại nhà ăn.
Hình 3.4 Lưu đồ thực hiện ngày an toàn đề xuất 4. Đặt hệ số KPI đánh giá hoạt động ngày an toàn
KPI Tỉ lệ tham gia
ngày an toàn = Số nhân viên tham gia ngày an toàn trong thực tế x100%
Tổng số nhân viên được yêu cầu tham gia ngày an toàn
Kế hoạch ngày an toàn thường niên được lập vào đầu năm và công bố kế hoạch cho toàn thể nhân viên công ty (Thực hiện 1 lần/năm)
Lên chương trình sẽ thực hiện trong ngày an toàn và lập danh sách nguời chịu trách nhiệm, đối tượng tham gia Thông báo chương trình ngày an toàn cho toàn bộ nhân viên công ty
Thực hiện các chương trình trong ngày an toàn
Đánh giá hiệu quả hoạt động bởi tỉ lệ tham gia hoạt động
Báo cáo và hiển thị hóa kết quả đánh giá
Lưu đồ thực hiện Miêu tả
Lập kế hoạch thực hiện ngày an toàn
Chuẩn bị chương trình thực hiện trong ngày an toàn
Đánh giá hiệu quả của hoạt động ngày an toàn Công bố các chương trình
trong ngày an toàn
Hiển thị hóa kế hoạch thực hiện
ngày an toàn
Thực hiện ngày an toàn
Đánh giá hiệu quả của hoạt động ngày an toàn
3.2.2.4 Chi phí đầu tư cho giải pháp
Bảng 3.2 Bảng ước tính chi phí cho giải pháp của hoạt động ngày an toàn Loại chi phí Số lượng Chi phí
(nghìn đồng) Ghi chú 1. Băng rôn cổ động cho ngày
an toàn theo chủ đề tháng 10 vị trí 5000* Sử dụng cho 1 ngày an toàn
Tổng 5000
* Tham khảo báo giá in băng rôn quảng cáo khổ 1m x 4m của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Phương Linh.
Các vị trí treo băng rôn gồm có: 3 vị trí tại 3 cổng ra vào công ty, 7 vị trí tại cửa vào các phân xưởng.
3.2.2.5 Người chịu trách nhiệm thực hiện giải pháp
+ Phòng an toàn chịu trách nhiệm xây dựng, cập nhật chính sách an toàn của công ty và các công cụ hoạt động liên quan đến ngày an toàn.
+ Phòng PU chịu trách nhiệm thuê thiết kế, treo băng rôn khẩu hiệu cho ngày an toàn theo mẫu của phòng an toàn đưa ra.
+ Ủy ban an toàn công ty thực hiện họp báo cáo an toàn của toàn công ty.
+ Các hoạt động an toàn liên quan đến phân xưởng trong ngày an toàn do quản lý phân xưởng (trưởng phòng phụ trách).
+ Trình chiếu các chương trình cổ động an toàn lên hệ thống ti vi tại nhà ăn do phòng hành chính đảm nhiệm.
+ Các hoạt động trao giải thưởng, công bố chủ đề an toàn tháng do giám đốc công ty đảm nhiệm.
3.2.2.6 Thời gian cần thiết thực hiện giải pháp
+ Cập nhật chính sách, xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hiện ngày an toàn mất 2 tuần.
+ Làm, treo băng rôn khẩu hiệu trong ngày an toàn mất 2 ngày/1 lần thực hiện ngày an toàn.
+ Họp báo cáo an toàn của ủy ban an toàn hàng tháng 30 phút/buổi họp.
+ Báo cáo kết quả an toàn phân xưởng vào ngày an toàn 1 giờ/buổi.
+ Hoạt động huấn luyện KY trong ngày an toàn mất 30 phút/lần
+ Hoạt động kiểm tra an toàn, nhận dạng mối nguy hiểm của tổ trưởng, nhóm trưởng tại xưởng vào ngày an toàn mất 1 giờ.
+ Trao giải thưởng, công bố chủ đề an toàn tháng mất 10 phút/lần
3.2.2.7 Kết quả thực hiện dự kiến
Hình 3.5 Biểu đồ kết quả thực hiện ngày an toàn dự kiến
Dự kiến chương trình ngày an toàn sẽ bắt đầu thực hiện vào tháng 11 năm 2012, Hoạt động sẽ được thực hiện thí điểm tại trụ sở chính của công ty tại nhà máy của công ty TMV tại Tỉnh Vĩnh phúc. Tỉ lệ nhân viên tham gia ngày an toàn theo dự kiến sẽ là 83% trong tháng đầu thực hiện và 85% trong tháng tiếp theo. Sau đó hoạt động sẽ triển khai sang văn phòng đại diện Toyota tại Hà nội, kho phụ tùng và văn phòng đại diện Toyota miền nam Việt Nam với tỉ lệ 100% nhân viên công ty tham gia hoạt động ngày an toàn.