Hoạt động đề xuất Hiyari hatto

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an toàn lao động trong Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (Trang 80 - 85)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TMV

2.2 Tình hình quản lý an toàn lao động của công ty

2.2.3 Các hoạt động an toàn đang thực hiện và kết quả đạt được trong thời gian gần đây của công ty TMV

2.2.3.4 Hoạt động đề xuất Hiyari hatto

Hoạt động đề xuất Hiyari hatto bắt đầu được đưa vào thực hiện tại TMV từ năm 2008. Với mục đích nâng cao nhận thức về an toàn của nhân viên và giảm thiểu các mối nguy hiểm tại tại nơi làm việc.

Hình 2.20 Biểu đồ thống kê số lượng đề xuất Hiyari hatto trong 3 năm gần đây tại công ty TMV

Nguồn: Phòng an toàn công ty TMV 8460 9984 6936

0 2000 4000 6000 8000 10000

2010 2011 2012*

[Năm]

S lượngđề xut [Đề xut]

Hoạt động Hiyari hatto được thực hiện theo sơ đồ sau:

Hình 2.21 Sơ đồ hoạt động đề xuất hiyari hatto Nguồn: Phòng an toàn công ty TMV

Các yêu cầu của tập đoàn đối với hoạt động đề xuất hiyari hatto so sánh với hiện trạng thực hiện tại công ty TMV được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.13 Bảng so sánh các yêu cầu đối với hoạt động đề xuất hiyari hatto của tập đoàn và hiện trạng thực hiện tại công ty TMV

Hạng mục Yêu cầu từ tập đoàn Hiện trạng tại TMV Đánh giá 1.1 Chuẩn bị sẵn các biểu mẫu đề xuất Hiyari

hatto cho toàn bộ nhân viên

Có biểu mẫu đề xuất Hiyari hatto cho từng nhân viên

+ 1. Công cụ

cho hoạt động(P)

1.2 Thang điểm đánh giá đề xuất Hiyari hatto có đề cập các yếu tố như độ khó của đề xuất, tính nghiêm trọng, khả năng phân tích vấn đề, lỗ lực khắc phục, hiệu quả biện pháp khắc phục

Chưa xây dựng -

2.1 Có đặt mục tiêu về số lượng đề xuất trên một nhân viên trong một tháng

Đang đặt mục tiêu cho hoạt động là mỗi nhân viên có tối thiểu 01 đề xuất/tháng

2. Mục tiêu + cho hoạt

động(P) 2.2 Có đặt mục tiêu về số lượng đề xuất có

chất lượng tốt(điểm cao) Chưa đặt mục tiêu - 3. Giải

thưởng đề xuất tốt(P)

3.1 Đặt ra giải thưởng cho đề xuất có chất lượng tốt(điểm cao)

Chỉ đặt giải thưởng cho người có nhiều đề xuất nhất

- 4. Kế hoạt

hoạt động(P)

4.1 Có quy định thời gian viết đề xuất Hiyari hatto(trong giờ hoặc làm thêm)

Công ty cho phép nhân viên làm thêm để viết đề xuất Hiyari hatto

+

5.1 Hàng tháng, nhân viên có viết đề xuất các mối nguy hiểm vào biểu mẫu hiyari hatto

Nhân viên viết đề xuất hàng ngày(nếu có) + 5. Viết đề

xuất Hiyari

hatto(D) 5.2 Nhân viên có viết các đề xuất biện pháp khắc phục đối với các mối nguy hiểm phát hiện ra

Biện pháp khắc phục được nhân viên trình bày ngắn gọn ngay trong biểu mẫu đề xuất

+

P

Chuẩn bị hoạt động Thực hiện hoạt động Kiểm tra thực hiện Các hành động điều chỉnh

D C A

6. Xác nhận thông tin đề xuất(D)

6.1 Quản lý giám sát thực hiện xác nhận thông tin đề xuất của nhân viên tại hiện trường.

Tổ trưởng thực hiện kiểm tra bảng đề xuất vào đầu ca làm việc và xác nhận viết phản hồi cho nhân viên trên phiếu đề xuất.

+

7.1 Phản ánh mối nguy hiểm cấp độ A phát hiện ra lên bảng quản lý môi nguy hiểm của xưởng

Hiển thị ngay khi có xác nhận của giám sát bộ phận

+ 7. Theo dõi

mối nguy hiểm phát

hiện ra(D) 7.2 Thực hiện các biện pháp khắc phục đối với mối nguy hiểm tìm ra.

Thực hiện theo quy trình xử lý mối nguy hiểm

+ 8. Lắng

nghe phản hồi của nhân viên(D)

8.1 Giám sát trực tiếp hỏi ý kiến nhân viên đề xuất về độ hài lòng đối với biện pháp khắc phục đã thực hiện

Nhân viên đề xuất điền mức độ hài lòng đối với biện pháp khắc phục đã thực hiện vào biểu mẫu đề xuất

+

9.1 Đánh giá chất lượng đề xuất Hiyari hatto

của nhân viên thông qua thang điểm đánh giá Chưa thực hiện - 9. Đánh giá

đề xuất Hiyari

hatto(C) 9.2 So sánh điểm đánh giá đề xuất thực tế với

mục tiêu đã đặt ra Chưa thực hiện -

10. Tìm hiểu nguyên nhân(C)

10.1 Tìm hiểu điểm yếu về an toàn của nhân viên có điểm hiyari hatto thấp để bồi dưỡng bổ xung kiến thức an toàn

Chưa thực hiện -

11.1 Lập kế hoạt đào tạo kiến thức an toàn

cho các nhân viên có điểm Hiyari hatto thấp Chưa thực hiện - 11. Liên hệ

hoạt động đào tạo an toàn và huấn luyện KY(A)

11.2 Sử dụng các đề xuất Hiyari hatto có chất lượng tốt làm tài liệu đào tạo kiến thức an

toàn hoặc làm hình minh họa huấn luyện KY Chưa thực hiện -

Nguồn: PMR-s safety assessment work book from TMAP-EM

+ Hạng mục công cụ hoạt động: Các công cụ cho hoạt động đề xuất hiyari hatto được phòng an toàn chuẩn bị bao gồm thủ tục đề xuất hiyari hatto, các mẫu biểu ghi đề xuất hiyari hatto, giá treo đề xuất... Tuy nhiên công ty TMV chưa xây dựng thang điểm để đánh giá chất lượng của đề xuất hiyari hatto là tốt hay chưa tốt do đó chưa thỏa mãn yêu cầu từ tập đoàn.

+ Mục tiêu cho hoạt động: Mục tiêu cho hoạt động hiyari hatto đang được công ty TMV áp dụng là mỗi nhân viên có tối thiểu một đề xuất hiyari hatto trong một tháng. Mục tiêu này chỉ phù hợp với giai đoạn đầu khi thực hiện hoạt động khi số luợng đề xuất hiyari hatto không nhiều và do đó cần khuyến khích nhân viên quan sát và mạnh dạn đưa ra các ý kiến quan điểm của mình về điều kiện làm việc cũng

như các vấn đề liên quan đến an toàn. Ở giai đoạn hiện tại khi mục tiêu ”tối thiểu 1 đề xuất/nhân viên” luôn được thỏa mãn thì cần phải đưa ra mục tiêu mới thách thức hơn, phản ánh sát mục đích của hoạt động hơn. Nghĩa là chất lượng của đề xuất hiyari hatto cần phải được đưa vào làm mục tiêu cho hoạt động trong thời gian tới nhằm thỏa mãn yêu cầu thực tế của hoạt động cũng như các tiêu chí từ tập đoàn.

+ Giải thưởng đề xuất tốt: Vì chưa có cơ cấu đánh giá chất lượng đề xuất nên công ty chưa chọn được đề xuất tốt để trao giải thưởng. Hiện tại chỉ có giải thưởng trị giá 500 nghìn đồng cho người có nhiều đề xuất hiyari hatto nhất trong tháng.

+ Kế hoạch hoạt động: Vì đề xuất hiyari hatto được nhân viên viết khi phát hiện ra các bất thường hoặc các điểm mất an toàn tại nơi làm việc nên hàng ngày nhân viên có thể viết đề xuất khi có thời gian rảnh. Vào ngày 14 hàng tháng phòng an toàn sẽ nhận thống kê của các phân xưởng về số lượng đề xuất trong tháng, kiểm tra và đưa vào báo cáo an toàn tháng. Hạng mục kế hoạch hoạt động đã thỏa mãn yêu cầu đặt ra từ tập đoàn.

+ Hạng mục viết đề xuất hiyari hatto – Theo dõi mối nguy hiểm phát hiện ra và Lắng nghe phản hồi của nhân viên: Tại công ty TMV, hàng ngày, sau khi kết thúc giờ làm việc(hoặc trong giờ giải lao) nhân viên sẽ ghi đề xuất hiyari hatto vào biểu mẫu quy định và treo lên giá treo đề xuất hiyari hatto. Người tổ trưởng khi kiểm tra giá treo đề xuất, đọc đề xuất và kiểm tra tại hiện trường. Sau đó anh ta sẽ ghi xác nhận tính chính xác của đề xuất vào phiếu đề xuất để trả lời lại cho nhân viên đưa ra đề xuất. Trong trường hợp đề xuất đưa ra được xác minh là mối nguy hiểm cấp độ A, thì mối nguy hiểm đó sẽ được hiển thị lên bảng quản lý mối nguy hiểm STOP 6 và tiến hành các biện pháp khắc phục theo quy trình. Biện pháp khắc phục được thực hiện bởi chính nhân viên đưa ra đề xuất hoặc nhờ trợ giúp từ các tổ đội bảo dưỡng, kỹ sư... Sau khi các biện pháp khắc phục được hoàn tất, người giám sát sẽ mời nhân viên đưa ra đề xuất đến hiện trường để kiểm tra sau đó xác nhận mức độ hài lòng của anh ta. Như vậy quy trình thực hiện đề xuất hiyari hatto của công ty TMV đã phần nào thể hiện được sự lắng nghe và tôn trọng con nguời như triết lý ban đầu của Toyota. Quá trình thực hiện đề xuất hiyari hatto đã đáp ứng được các yêu cầu đưa ra từ tập đoàn.

Hình 2.22 Khay đựng đề xuất hiyari hatto của phân xưởng dập Nguồn: Phòng an toàn công ty TMV

+ Hạng mục đánh giá đề xuất hiyari hatto: Việc đánh giá chất lượng đề xuất hiyari hatto nhằm mục đích tìm ra các đề xuất có chất lượng tốt cả về mối nguy hiểm phát hiện cũng như biện pháp cái tiến đề xuất. Hiện tại công ty TMV chưa xây dựng quy trình đánh giá, chấm điểm đề xuất nên bước đánh giá này đang bị bỏ qua, chưa thực hiện.

+ Hạng mục tìm hiểu nguyên nhân: Như phân tích ở trên, từ kết quả đánh giá đề xuất người quản lý sẽ phân loại được các đề xuất tốt và chưa tốt tương ứng với các đối tượng nhân viên có kiến thức an toàn vững, khả năng phán đoán mối nguy hiểm tốt và ngược lại. Từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp bồi dưỡng thích hợp cho từng loại đối tượng nhân viên khác nhau. Hiện tại TMV chưa thực hiện được quy trình này.

+ Hạng mục liên hệ hoạt động an toàn và huấn luyện KY: Trong trường hợp nhân viên không có đề xuất hiyari hatto hoặc đề xuất hiyari hatto không đạt yêu cầu, người quản lý phải cân nhắc kế hoạch bồi dưỡng bổ sung kiến thức an toàn cho nhân viên đó. Các đề xuất hiyari hatto có chất lượng tốt cần được tận dụng làm tại liệu để đào tạo kiến thức an toàn hoặc huấn luyện KY. Hiện tại TMV chưa thực hiện các yêu cầu này từ tập đoàn.

+ Các hệ số đánh giá KPI cho hoạt động Hiyari hatto

Bảng 2.14 Bảng so sánh hệ số KPI đánh giá hoạt động đề xuất hiyari hatto của tập đoàn và hiện trạng áp dụng tại công ty TMV

STT KPI yêu cầu từ tập đoàn Hiện trạng tại TMV

Đánh giá 1 Tỉ lệ nhân viên có ít nhất 1 đề xuất hiyari hatto trên

tổng số nhân viên Đang áp dụng +

2 Tỉ lệ đề xuất hiyari hatto đạt điểm yêu cầu trên tổng

số nhân viên của xưởng Chưa áp dụng -

Nguồn: PMR-s safety assessment work book from TMAP-EM

Nhận xét: Hệ số đánh giá hoạt động Hiyari hatto của công ty TMV đang áp dụng là ”Tỉ lệ nhân viên có đề xuất Hiyari hatto trên tổng số nhân viên của xưởng”

đã thỏa mãn một phần yêu cầu từ tập đoàn. Tuy nhiên mục tiêu chưa phản ánh sát mục đích của hoạt động, chưa thống kê được khả năng nhận thức về an toàn của nhân viên trong công việc của họ. Thêm nữa, trong 3 năm gần đây kết quả hoạt động hiyari hatto của công ty luôn đạt chỉ tiêu đặt ra là 100% nhân viên ít nhất 01 đề xuất trong một tháng. Do đó cần cân nhắc áp dụng thêm hệ số KPI đánh giá chặt chẽ hơn với mục tiêu mới thách thức hơn, để phản ánh sát mục đích của hoạt động và nhằm thỏa mãn yêu cầu thực tế của hoạt động cũng như các yêu cầu từ phía tập đoàn mẹ.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an toàn lao động trong Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)