Hoạt động phòng chống cháy nổ

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an toàn lao động trong Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (Trang 91 - 94)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TMV

2.2 Tình hình quản lý an toàn lao động của công ty

2.2.3 Các hoạt động an toàn đang thực hiện và kết quả đạt được trong thời gian gần đây của công ty TMV

2.2.3.6 Hoạt động phòng chống cháy nổ

Kết quả hoạt động phòng chống cháy nổ của TMV trong thời gian gần đây được thể hiện qua biểu đồ thống kê tai nạn cháy nổ dưới đây:

Hình 2.27 Biểu đồ thống kế số lượng các vụ tai nạn cháy nổ sảy ra tại công ty TMV trong thời gian gần đây

Nguồn: Phòng an toàn công ty TMV

Năm 2010 ngoài 2 vụ tai nạn cháy nổ sảy ra do chập điện gây thiệt hai không đáng kể, thì có 2 vụ hỏa hoạn đặc biệt nghiêm trọng(thuộc loại tai nạn gây thiệt hại lớn) sảy ra trong buồng phun sơn tĩnh điện tại xưởng sơn của công ty.

Hình 2.28 Hình ảnh 1 trong 2 vụ tai nạn cháy nổ sảy ra tại công ty TMV trong thời gian gần đây

Nguồn: Phòng an toàn công ty TMV

2 4

5

0 1 2 3 4 5

2010 2011 2012*

[Năm]

S v tai nn cháy n [V]

Hậu quả và tổng thiệt hại từ hai vụ hỏa hoạn này là 70 nhân viên phải nhập viện vì ngộ độc khói, 15 vỏ xe hỏng không thể phục hồi, 10 bộ súng phun sơn tĩnh điện bị phá hủy, tường bên của buồng phun bị phá hủy, toàn bộ hệ thống dây cáp điều khiển hệ thống buồng sơn và lò sấy bị cháy, đứt dẫn đến hoạt động sản xuất của nhà máy phải tạm dừng trong tổng thời gian 55 giờ. Nguyên nhân của tai nạn được xác định là do thùng đựng dung môi pha sơn không tiếp địa tốt, và nhân viên vận hành không xả điện tích của súng sơn tĩnh điện khi tiến hành rửa súng đã làm phát sinh tia lửa điện giữa súng sơn và thùng dung môi.

Năm 2011 trong công ty cũng sảy ra 5 vụ tai nạn cháy nổ khác(thuộc loại thiệt hại không đáng kể) sảy ra. Hai vụ sảy ra tại xưởng hàn do nguyên nhân tia lửa hàn bắn vào ca đựng dầu kiểm tra xe. Một vụ do cáp thứ cấp của máy hàn xưởng hàn bị quá nhiệt có hiện tượng bốc khói được nhân viên kịp thời phát hiện và xử lý.

Hai vụ còn lại sảy ra tại xưởng lắp ráp và xưởng cải tiến mà nguyên nhân chính là do tia lửa hàn và tia lửa của máy cắt đá bắn vào khay đựng dầu bảo dưỡng đặt ở gần vị trí thao tác.

Tính đến tháng 8 năm 2012 đã có thêm hai vụ tai nạn cháy nổ(cháy nổ thuộc loại thiệt hại không đáng kể) sảy ra trong công ty, cả hai vụ đều do nhân viên bất cẩn khi sử dụng vật liệu cháy nổ không đúng mục đích(sử dụng xăng trắng để lau sơn nền gần khu vực có hoạt động hàn cắt)

Như đã trình bày trong chương 1, mô hình quản lý cháy nổ được Toyota chia ra làm hai nhánh chính là: Phòng nga – Ngăn không cho tai nạn cháy nổ sảy ra và Phn ng – Sẵn sàng ứng phó nếu chẳng may tai nạn cháy nổ sảy ra.

Trong thực tế hoạt động PCCC của TMV mới chỉ chú trọng mạnh vào việc đảm bảo khả năng ứng cứu(chữa cháy) khi có tai nạn cháy nổ sảy ra như: Kiểm tra thay thế bình cứu hỏa định kỳ, kiểm tra hệ thống báo cháy định kỳ, đảm bảo áp suất nước của hệ thống vòi cứu hỏa, kiểm tra hệ thống thoát hiểm, phối hợp với cảnh sát PCCC tỉnh Vĩnh phúc tiến hành đào tạo diễn tập chữa cháy hàng năm theo quy định... Các vụ hỏa hoạn sảy ra gần đây cũng đều được đội PCCC của công ty kiểm soát sau khoảng thời gian ngắn mà không cần sự hỗ trợ của đội ngũ cảnh sát PCCC chuyên nghiệp.

Tuy nhiên các hoạt động liên quan đên phòng ngừa cháy nổ vẫn còn nhiều thiếu sót. Kết quả điều tra nguyên nhân tai nạn cháy nổ gần đây cũng cho 8/11 vụ hỏa hoạn sảy ra đều liên quan đến việc chưa có quy định cụ thể về lưu trữ và sử dụng các loại vật liệu dễ cháy dạng lỏng.

Bảng thống kê chủng loại vật liệu cháy nổ dạng lỏng và số luợng vị trí sử dụng tại TMV.

Bảng 2.19 Bảng thống kê số loại vật liệu cháy nổ và số vị trí sử dụng thường xuyên trong công ty TMV

Hạng mục Số lượng Đơn vị

1. Vật liệu cháy nổ dạng lỏng 46 Loại

2. Vị trí sử dụng vật liệu cháy nổ dạng lỏng 151 Vị trí Nguồn: Số liệu do học viên tự khảo sát, thống kê

Qua khảo sát sơ bộ, ở 151 vị trí sử dụng vật liệu cháy nổ dạng lỏng đã phát hiện ra các vấn như sau:

Bảng 2.20 Bảng thống kê số vấn đề liên quan đến việc sử dụng vật liệu cháy nổ không an toàn tại công ty TMV

Vấn đề phát hiện Số vị trí

1. Sử dụng lọ nhựa để đựng xăng, dung môi sơn 15 2. Nơi lưu chữ không có dụng cụ theo dõi nhiệt độ 22 3. Thùng đựng xăng, dung môi sơn, dầu hỏa không được nối tiếp đất 11

4. Không có quy định và hiện thị hóa lượng vật liệu dự trữ 149 Nguồn: Số liệu do học viên tự khảo sát, thống kê

Ngoài ra do chưa xác định được các hạng mục cần kiểm tra, tần suất, phương pháp cũng như người chịu trách nhiệm kiểm tra, do đó toàn bộ 151 vị chí sử dụng vật liệu đều chưa thực hiện việc kiểm tra phòng chống cháy nổ nhằm phát hiện ra các vấn đề như trên và xử lý.

Hình 2.29 Hình ảnh sử dụng vật liệu cháy nổ không an toàn trong công ty TMV Nguồn: Phòng an toàn công ty TMV

Sử dụng túi nhựa đựng xăng Vật liệu sơn để bừa bãi

Sử dụng xăng để lau bảng Thùng dầu không đậy nắp

Qua tìm hiểu thực tế cho thấy do chưa xây dựng hệ thống quản lý nên cách thức thực hiện phòng ngừa cháy nổ đối mới chỉ xoay quanh việc nhân viên an toàn công ty tuần tra, kiểm tra hàng ngày nếu phát hiện các trường hợp mất an toàn cháy nổ thì nhắc nhở, báo cáo...

Do vậy cần thiết phải đẩy mạnh thực hiện việc quản lý việc sử dụng vật liệu cháy nổ trong công ty để tránh các tai nạn lặp lại như trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an toàn lao động trong Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)