Nhóm hoạt động liên quan đến máy móc thiết bị

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an toàn lao động trong Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (Trang 94 - 100)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TMV

2.2 Tình hình quản lý an toàn lao động của công ty

2.2.3 Các hoạt động an toàn đang thực hiện và kết quả đạt được trong thời gian gần đây của công ty TMV

2.2.3.7 Nhóm hoạt động liên quan đến máy móc thiết bị

Như đã giới thiệu ở chương 1 nhóm hoạt động liên quan đến máy móc thiết bị gồm có hai hoạt động chính là hoạt động duy trì các chức năng an toàn của máy và hoạt động đảm bảo vệc thiết kế, máy móc thiết bị đảm bảo an toàn.

Hoạt động đảm bảo thiết kế máy móc an toàn hiện tại của TMV được thực hiện bởi Trung Tâm Công Nghệ và Chế Tạo Toyota Khu Vực Châu Á Thái Bình Dương gọi tắt là TMAP-EM đặt trụ sở tại Thailand. Trung tâm này chịu trách nhiệm thiết kế cũng như thẩm tra tất cả các máy móc sử dụng tại các công ty con của Toyota trong khu vực để đảm bảo các máy móc đó tuân thủ hệ thống tiêu chuẩn nội bộ TMS về kỹ thuật và an toàn do tập đoàn đặt ra. Do đó trong thực tế TMV chỉ đang thực hiện hoạt động Duy trì các chc năng an toàn ca máy trong nhóm hoạt động liên quan đến máy móc an toàn toàn kể trên.

Hoạt động duy trì các chức năng an toàn của máy được thực hiện theo sơ đồ như sau:

Hình 2.30 Sơ đồ hoạt động duy trì chức năng an toàn của máy Nguồn: Phòng an toàn công ty TMV

Các yêu cầu của tập đoàn đối với hoạt động duy trì chức năng an toàn của máy so sánh với hiện trạng thực hiện tại công ty TMV được thể hiện trong bảng 2.21:

Huớng dẫn và đào tạo

Lập bản đồ thiết bị an toàn

Kiểm tra chức năng thiết bị an

toàn

Hiển thị hóa

tình trạng Xử lý vấn đề

Bảng 2.21 Bảng so sánh các yêu cầu đối với hoạt động đề duy trì chức năng an toàn của máy của tập đoàn và hiện trạng thực hiện tại công ty TMV

Hạng

mục Yêu cầu từ tập đoàn Hiện trạng tại TMV Đánh giá 1.1 Có tài liệu huớng dẫn miêu tả

chức năng, công dụng của mỗi loại thiết bị an toàn đang sử dụng

Tài liệu miêu tả thiết bị an toàn được cung cấp bởi TMAP-EM, do bộ phận bảo dưỡng quản lý

1. + Hướn g dẫn đào tạo

1.2 Đào tạo nhân viên bảo duỡng về chức năng, nhiệm vụ của mỗi loại thiết bị an toàn

Đào tạo an toàn là một trong những hạng mục bắt buộc nằm trong chương chình đào tạo kỹ năng cơ bản cho nhân viên bảo dưỡng trước khi xuống xưởng làm việc

+

2.1 Tiêu chuẩn hóa các ký hiệu được sử dụng để thể hiện chức năng, nhiệm vụ của mỗi loại thiết bị an toàn

Tiêu chuẩn hiển thị ký hiệu các thiết bị an toàn do TMAP-EM cung cấp và được phê duyệt bởi giám đốc sản xuất

+

2.2 Hiển thị sơ đồ máy và vị trí của từng thiết bị an toàn trên máy

+ Các xưởng đều có sơ đồ máy móc của xưởng.

+ Sơ đồ thiết bị an toàn của máy được treo tại máy theo quy định

+ 2. Lập

bản đồ thiết bị an toàn

2.3 Hiển thị hóa vùng bảo vệ của thiết bị an toàn khi kích hoạt cho từng thiết bị an toàn tại vị trí thiết bị an toàn

Các thiết bị an toàn đều có nhãn hiển thị vùng bảo vệ khi được kích hoạt theo quy định

+ 3.1 Có biểu mẫu và huớng dẫn

kiểm tra chức năng an toàn của máy

Hướng dẫn và biểu mẫu kiểm tra được lập bởi bộ phận bảo dưỡng của từng xưởng

+ 3.

Kiểm tra chức năng thiết bị an toàn

3.2 Định kỳ kiểm tra chức năng an toàn của máy

Thực hiện kiểm tra với tần suất tùy thuộc vào loại thiết bị an toàn(quy định trong hướng dẫn kiểm tra)

+

4.1 Hiển thị hóa kết quả kiểm tra thiết bị an toàn lên bản đồ thiết bị an toàn của máy

Có thực hiện và kiểm tra hàng ngày

bởi quản lý xưởng +

4.

Hiển thị hóa tình trạng

4.2 Tiến hành thông tin cho nhân viên làm việc trong khu vực trong trường hợp thiết bị an toàn bị lỗi

Thực hiện vào thời gian trao đổi thông tin 5 phút đầu ca làm việc + 5.1 Thực hiện các biện pháp khắc

phục trong trường hợp thiết bị an toàn bị lỗi

Bộ phận bảo dưỡng chịu trách nhiệm thực hiện theo quy trình Dừng –Gọi – Đợi

+ 5.2 Thực hiện hiển thị hóa tiến độ

khắc phục xử lý lỗi lên bản đồ an toàn của máy

Thực hiện bởi bộ phận bảo dưỡng, kiểm tra theo dõi bởi nhóm trưởng

của xưởng +

5. Xử lý vấn đề

5.3 Phản hồi thông tin về lỗi thiết bị an toàn để tiến hành các biện pháp cải tiến cho bộ phận liên quan

Lỗi của thiết bị an toàn được phản hồi cho bộ phận kỹ sư và TMAP-EM theo quy định

+

Nguồn: PMR-s safety assessment work book from TMAP-EM

+ Hạng mục hướng dẫn thiết bị an toàn: Hệ thống tài liệu hướng dẫn về thiết bị an toàn do trung tâm TMAP-EM tổng hợp từ kho tiêu chuẩn TMS của tập đoàn Toyota.

Hệ thống tài liệu hướng dẫn này được cập nhật, chỉnh sửa hàng năm và chuyển giao cho các công ty con của Toyota trong khu vực châu á thái bình dương. Phòng đào tạo sản xuất công ty TMV sử dụng các tài liệu này làm công cụ giảng dạy kỹ năng cơ bản cho nhân viên bảo dưỡng. Các khóa học đào tạo kỹ năng cơ bản này được thực hiện mỗi khi có nhân viên bảo duỡng mới hoặc định kỳ đào tạo lại khi nhận được bản cập nhật của tài liệu.

+ Hạng mục lập bản đồ thiết bị an toàn: Mỗi phân xưởng trong TMV đều có sơ đồ máy móc của xưởng, trong đó hiển thị tên, vị trí, và mã tài sản cố định của máy.

Hiện tại công ty có tổng số 82 máy tự động và bán tự động có lắp đặt thiết bị an toàn.

Hình 2.31 Biểu đồ phân bố máy móc và thiết bị an toàn của máy tại các phân xưởng của công ty TMV

Nguồn: Phòng an toàn công ty TMV

Mỗi một máy trong số 82 máy kể trên đều được bộ phận bảo dưỡng của xưởng lập sơ đồ thiết bị an toàn của máy(tham khảo mẫu sơ đồ thiết bị an toàn của máy dập ở phần phụ lục). Các ký hiệu của thiết bị thể hiện trong sơ đồ phải tuân thủ theo một hệ thống ký hiệu thống nhất được đề cập trong tài liệu ”Tiêu chuẩn ký hiệu an toàn” do ban an toàn nhà máy lập ra.

Cũng theo quy định về vận hành sử dụng thiết bị an toàn, mỗi một thiết bị an toàn của máy đều có gắn nhãn miêu tả vùng tác động bảo vệ khi thiết bị đó được kích hoạt. Trong hình 2.32 là một ví dụ về nhãn hiển thị của vùng tác động an toàn của một chốt an toàn trên máy dập.

26 24

12 9 6 3 2

33

75

17

38

12 7

17

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Facility Sơn Khung xe Lắp ráp Kiểm tra chất

lượng

Hàn Dập

Số luợng máy Số luợng thiết bị an toàn của máy

Hình 2.32 Hình ảnh nhãn miêu tả vùng tác động bảo vệ của chốt an toàn của máy dập trong phân xưởng dập của công ty TMV

Nguồn: Phòng an toàn công ty TMV

+ Hạng mục kiểm tra chức năng hoạt động của thiết bị an toàn: Mỗi máy móc trong TMV đều có một biểu kiểm tra các tính năng của máy trong đó có danh sách các thiết bị an toàn, tần suất, phương pháp kiểm tra, tiêu chuẩn so sánh và phần ghi kết quả kiểm tra(xem phần phục lục).

Định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần(tùy từng loại thiết bị) nhân viên bảo dưỡng chịu trách nhiệm sẽ tiến hành kiểm tra chức năng của thiết bị an toàn và điền kết quả kiểm tra vào biểu mẫu kiểm tra.

+ Hạng mục hiển thị hóa tình trạng thiết bị an toàn: Sau khi kiểm tra thiết bị an toàn nhân viên bảo dưỡng sẽ hiển thị kết quả kiểm tra lên sơ đồ thiết bị an toàn của máy. Một hình ”O” màu xanh hoặc một hình ”X” màu đỏ sẽ được gắn cạnh thiết bị an toàn tương ứng với trạng thái hoạt động tốt hoặc có vấn đề. Kết quả kiểm tra thiết bị an toàn được tổng hợp và báo cáo cho tổ trưởng quản lý khu vực của máy.

+ Hạng mục xử lý vấn đề: Trong trường hợp phát hiện ra thiết bị an toàn không hoạt động đúng chức năng, nhân viên kiểm tra sẽ báo cáo tổ trưởng quản lý khu vực và cho dừng máy có thiết bị an toàn bị trục trặc để tiến hành các biện pháp sửa chữa, thay thế. Tiến độ khắc phục được hiển thị trên sơ đồ thiết bị an toàn của máy đó.

Kết quả điều tra nguyên nhân lỗi và toàn bộ thông tin về thiết bị an toàn bị lỗi sẽ được gửi cho trung tâm TMAP-EM để xác nhận, thống kê và phản ảnh vào các tài liệu tiêu chuẩn an toàn thiết bị.

+ Hệ số KPI đánh giá hoạt động duy trì chức năng an toàn của máy được thể hiện trong bảng 2.22

KHI THÁO:

CHỐT AN TOÀN RECEP0803 CÁC THIẾT BỊ TRONG ĐƯỜNG BAO ĐỎ SẼ DỪNG LẠI.

WHEN YOU REMOVE:

SAFETY PLUG RECEP0803

THE EQUIPMENT ENCIRCLED BY RED LINE IN THE DRAWING WILL STOP.

* Chú ý(Note):_____________________________________

Moving bolster

Stamping machine

RECEP0803 L BẠN ĐANG ĐỨNG Ở ĐÂY

(YOU ARE HERE)

Bảng 2.22 Bảng so sánh hệ số KPI đánh giá hoạt động duy trì chức năng an toàn của máy của tập đoàn và hiện trạng áp dụng tại công ty TMV

STT KPI yêu cầu từ tập đoàn Hiện trạng tại TMV

Đánh giá 1 Tỉ lệ thực máy có thiết bị an toàn hoạt động tốt trên

tổng số máy móc của công ty Đang áp dụng +

2 Tỉ lệ máy có hiển thị hóa trạng thái của thiết bị an

toàn trên tổng số máy của công ty Đang áp dụng + 3 Tỉ lệ thiết bị an toàn có nhãn hiển thị vùng bảo vệ

khi được kích hoạt trên tổng số thiết bị an toàn Đang áp dụng + Nguồn: PMR-s safety assessment work book from TMAP-EM

Nhận xét: Hoạt động duy trì chức năng an toàn của máy được TMV đưa vào thực hiện theo yêu cầu của tập đoàn từ tháng 5 năm 2012. Với quy mô sản xuất và sản lượng nhỏ và đặc thù sản xuất mang tính thủ công ở đa số công đoạn nên số lượng máy móc sử dụng trong công ty không nhiều. Hơn nữa, do áp dụng quy trình quản lý mới nhất từ phía tập đoàn và được sự hỗ trợ đầy đủ về công cụ hoạt động cũng như đào tạo nhân lực nên hoạt động duy trì chức năng an toàn của máy được thực hiện tương đối tốt tại TMV, đáp ứng được tất cả các yêu cầu đặt ra trong từng bước thực hiện hoạt động này.

Kết quả thực hiện hoạt động duy trì chức năng an toàn của máy trong thời gian gần đây:

Hình 2.33 Biểu đồ tỉ lệ hiển thị trạng thái thiết bị an toàn và tỉ lệ máy có thiết bị an toàn hoạt động tốt trong các phân xưởng của công ty TMV

Nguồn: Phòng an toàn công ty TMV

26 24

12 9

3 2

6

100% 100% 100% 100% 100%

67%

50%

100% 100%

78%

100% 100% 100%

92%

0 5 10 15 20 25 30

Facility Sơn Khung xe Lắp ráp Kiểm tra chất lượng

Hàn Dập

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Số luợng máy Tỉ lệ máy có thiết bị an toàn hoạt động tốt

Tỉ lệ máy có hiển thị hóa trạng thái của thiết bị an toàn

Phân xưởng hàn và phân xưởng dập đều có một hệ thống cẩu có cổng vào máy chưa đạt yêu cầu về an toàn theo tiêu chuẩn cập nhật về ”Thiết bị liên động sử dụng cho cửa vào máy”. Vì thế tỉ lệ máy có thiết bị an toàn hoạt động tốt của 2 phân xuởng này chỉ đạt 67% và 50%. Thời hạn hoàn thành biện pháp khắc phục cho các lỗi kể trên là ngày 07 tháng 9 năm 2012.

Phân xưởng lắp ráp mới lắp thêm 1 hệ thống băng chuyền và 1 xe tự hành, phân xuởng Facility mới thay thế 2 máy nén khí mới. Các máy mới của 2 xuởng đang trong quá trình chạy thử nên chưa thực hiện hiển thị hóa trạng thái thiết bị an toàn. Do đó tỉ lệ máy có hiển thị hóa trạng thái thiết bị an toàn chỉ đạt 92% và 78%.

Theo kế hoạch các thiết bị mới nêu trên sẽ hoàn thành các yêu cầu vào ngày 15 tháng 09 năm 2012

Hình 2.34 Biểu đồ tỉ lệ thiết bị an toàn có nhãn hiển thị vùng bảo vệ của máy ở các phân xưởng trong công ty TMV

Nguồn: Phòng an toàn công ty TMV

Tương tự như trên, các máy móc mới lắp đặt của phân xưởng lắp ráp và phân xưởng Facility đều đang trong quá trình thử nghiệm nên vẫn chưa tiến hành làm nhãn hiển thị vùng bảo vệ cho 2 nút dừng khẩn cấp, 2 khóa ngắt điện của máy nén khí xưởng Facility và 5 nút dừng khẩn cấp, 1 khóa ngắt điện của băng chuyền mới, 2 nút dừng khẩn cấp của xe tự hành. Do vậy tỉ lệ thiết bị an toàn có nhãn hiển thị của hai xuởng này chỉ đạt 88% và 79%. Thời hạn hoàn thành các hạng mục trên là ngày 15 tháng 09 năm 2012.

33

75

17

38

7 17

12 88%

100%

79%

100% 100% 100%

100%

0 20 40 60 80

Facility Sơn Khung xe Lắp ráp Kiểm tra chất lượng

Hàn Dập

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Số luợng thiết bị an toàn Tỉ lệ thiết bị an toàn có nhãn hiển thị vùng bảo vệ

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an toàn lao động trong Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)