Những tồn tại:

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại công ty cổ phần najimex (Trang 106 - 109)

III. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NAJIMEX:

3. Thực trạng quy trình xuất khẩu củaCông ty cổ phần Najimex:

3.2.2. Những tồn tại:

Bên cạnh những mặt đã đạt được, Công ty còn có những tồn tại nhất là tồn tại trong quy trình xuất khẩu mà Công ty cần xem xét và có các biện pháp giải quyết trong thời gian tới, như:

- Ở khâu nghiên cứu thị trường: do Công ty ỷ lại vào việc nghiên cứu thị trường của bản thân khách hàng nên thực sự thụ động trong nghiên cứu thị trường, không đầu tư cho nghiên cứu thị trường. Hậu quả là sự hiểu biết của Công ty đến người tiêu dùng quá ít, phải lệ thuộc vào khách hàng là các nhà phân phối bán lẻ lớn trên thế giới để tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, cũng vì thế mà Công ty còn bỏ ngỏ thị trường trong nước - một thị trường có tiềm năng không nhỏ. Đây cũng là một câu hỏi đặt ra cho vấn đề tiêu thụ sản phẩm và nguy cơ từ thị trường nước ngoài của Công ty.

- Ở khâu thực hiện quy trình sản xuất:

+ Ký kết hợp đồng: Các hợp đồng của Công ty ký kết phức tạp, thường là do đối tác soạn thảo hợp đồng điều kiện gồm các điều khoản, khoản mục quy định thường là có lợi cho đối tác hay không thuận lợi hoặc gây bất lợi cho Công ty song Công ty thường phải chấp nhận vì họ là đối tác lớn uy tín trên thế giới, Công ty không muốn mất cơ hội thì phải đồng ý. Điều này khiến Công ty phải chịu nhiều thiệt thòi trong các hợp đồng sau này (hợp đồng cụ thể). Thời gian đàm phán, giao dịch với một đối tác kéo dài, rất bất lợi cho các đối tác chỉ ký với Công ty một hợp đồng.

+ Công ty thường ký hợp đồng theo phương thức thanh toán TTR và đây là một bất lợi đối với Công ty vì việc thanh toán hoàn toàn lệ thuộc vào thiện chí của khách hàng. Cũng chính vì vậy mà nhiều khi Công ty không thoả thuận được khách hàng ứng trước tiền trong khi đó Công ty gặp phải nhiều khó khăn về vốn, đó là: vốn của Công ty thì có giới hạn và phải đầu tư vào nhiều khâu từ công nghệ, thiết bị,… và cả đầu tư vốn cho nhà thầu phụ bởi hầu hết nhà thầu phụ của Công ty là những doanh nghiệp nhỏ, họ thiếu vốn để đầu tư cho công nghệ và cho sản xuất với quy mô lớn nên họ thường nhận làm gia công cho các công ty. Công ty muốn giữ chân các nhà thầu phụ của mình và để đảm bảo hàng hoá cho khách hàng của mình thì Công ty phải ứng trước vốn cho nhà thầu phụ để họ có thể mua dự trữ nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất trực tiếp của họ và gián tiếp của Công ty. Để giải quyết các khó khăn về vốn, Công ty thường vay các ngân hàng, các mối quen biết (nhà cung ứng nguyên liệu khác của Công ty),… Như vậy, nếu Công ty đàm phán được để có thể được ứng trước được càng nhiều vốn thì sẽ càng tốt cho Công ty, đây là một vấn đề mà Công ty đang rất quan tâm.

+ Trong thời gian qua việc giao nhận hàng hoá của Công ty theo điều kiện FOB nên Công ty không có quyền thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hoá. Điều này phần nào ảnh hưởng đến thu nhập của Công ty vì nếu Công ty trực tiếp thuê tàu thì sẽ thu được một khoản lợi nhuận đáng kể từ việc thuê tàu.

+ Công ty không hoàn toàn trực tiếp sản xuất sản phẩm mà thuê nhà thầu phụ để sản xuất bán thành phẩm và hoàn thiện sản phẩm để xuất khẩu. Vì vậy mà có khi sản phẩm không đồng bộ lắm về chất lượng hay tiến độ giao hàng không kịp,.. ảnh hưởng đến thời gian giao hàng của Công ty.

+ Với từng khách hàng có thể có nhiều đơn hàng cùng một lúc, họ mua sản phẩm để phân phối cho các thị trường khác nhau trong thời gian khác nhau, vì vậy khi đặt hàng Công ty họ sẽ ký kết nhiều hợp đồng kết hợp với nhau và cùng thực hiện trong một thời gian. Vì vậy, mỗi lần giao hàng cho khách hàng là giao theo lô của khách hàng ấy, một lô có thể là hàng từ nhiều hợp đồng khác nhau, gây khó khăn cho Công ty trong làm thủ tục hải quan và xuất trình bộ chứng từ.

+ Thời gian bảo hành sản phẩm khá dài (2 năm): Mặc dù trong khi ký kết hợp đồng Công ty có thoả thuận về điều kiện được bảo hành sản phẩm và điều kiện bảo quản sản phẩm như thế nào để sản phẩm giữ được chất lượng nhưng do thời hạn bảo hành tương đối lâu mà xuất khẩu sản phẩm sang các kho của nước ngoài Công ty sẽ không kiểm soát hết được, và những biến cố có thể xảy ra.Trong nhiều trường hợp có thể sản phẩm ở trong điều kiện không thích hợp thì sản phẩm dễ không đảm bảo chất lượng và Công ty sẽ bị khiếu nại, khi khiếu nại xảy ra thì Công ty sẽ rất tốn kém chi phí để giải quyết. - Ngoài ra, còn các tồn tại trong hoạt động sản xuất của Công ty như:

+ Đội ngũ cán bộ công nhân viên còn mang nặng tính bao cấp, bảo thủ, chủ quan, chưa năng động, sáng tạo,… nhân viên KCS chưa được đào tạo đúng tay nghề một cách có bài bản mà chỉ làm theo các hướng dẫn lý thuyết của Công ty nên nhiều khi kiểm tra sản phẩm còn mang tính máy móc, chủ quan,… Đội ngũ nhân viên phòng kế hoạch thị trường chưa năng động, nhiều khi lên kế hoạch sản xuất chưa đúng, chưa đầy đủ nên bộ phận sản xuất thực hiện không đúng như dự kiến làm chậm tiến độ giao hàng hay phải nợ lại hàng để giao kèm tuần tiếp theo. Công ty còn thiếu những nhân viên giao dịch xuất nhập khẩu giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm, năng động trong đàm phán. Vì vậy mà đàm phán- giao dịch của Công ty chưa thu được hiệu quả cao.

+ Công ty chưa có hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm do chỉ quan tâm đến khách hàng nước ngoài, họ tìm hiểu qua trang web, catalogue hoặc đến kho hàng của Công ty. Chính vì vậy Công ty còn bỏ ngỏ thị trường trong nước - một thị trường được đánh giá là có khá nhiều tiềm năng. Bên cạnh đó, Công ty chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề quảng cáo sản phẩm, tham gia hội chợ để các đối tác biết đến Công ty. Công ty không có phòng Marketing mà hoạt động Marketing do phòng kế hoạch thị

trường kiểm nhận, bộ phận này chưa làm tốt chức năng nên trong nước cũng như nước ngoài, hình ảnh của Công ty chưa được biết đến nhiều.

+ Do Công ty không hoàn toàn trực tiếp làm ra sản phẩm, thuê các nhà thầu phụ và Công ty việc sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả kinh tế nhờ quy mô nên Công ty không ký các hợp đồng số lượng ít. Đây cũng là một bất lợi cho Công ty vì như vậy mất đi cơ hội kinh doanh.

+ Mặc dù đã dán nhãn hiệu cho sản phẩm của Công ty nhưng chưa khẳng định được thương hiệu do đó khi sản phẩm được phân phối qua các tập đoàn bán lẻ lớn như: Habitat, IKEA,… thì nhãn hiệu hàng hoá của Công ty gần như không được biết đến.

+ Bên cạnh đó, Công ty còn gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới do hàng thủ công mỹ nghệ hiện tại chưa có một hiệp hội nào đứng ra bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp trong ngành.

Những tồn tại trên đã làm giảm sự phát triển của sản xuất kinh doanh nói chung và công tác xuất khẩu nói chung của Công ty. Tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục sẽ giúp Công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt động xuất khẩu để Công ty phát triển xứng đáng với tầm vóc của mình.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại công ty cổ phần najimex (Trang 106 - 109)