I/ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NAJIMEX:
v Thông tin ề Công ty Cổ phần Najimex:
- Công ty cổ phần Najimex thuộc loại hình công ty cổ phần được thành lập theo quyết định 3398/2004 QĐ – UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định.
- Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Najimex. - Tên tiếng Anh: Najimex Joint Stock Company.
- Địa chỉ : Lô C10_9 Khu công nghiệp Hoà Xá , thành phố Nam Định, Nam Định.
- Điện thoại: 84. 350. 849584_84.350.863006. - Fax: 84.350.847984.
- Email: najimex@ hn.vnn.vn/xnknajimex@hn.vnn.vn. - Website: www. Najimex.com.
- Vốn điều lệ: 500.000.000 đ Việt Nam. - Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
+ Kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông - lâm sản, vật tư, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, phương tiện vận tải, xe máy, hàng tiêu dùng.
+ Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống. + Kinh doanh siêu thị, văn phòng cho thuê.
- Tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2000.
- Thị trường xuất khẩu chính: EU, Mỹ, Úc, Canada, Nam phi, Châu Á,… - Tài khoản ngoại tệ….
- Tài khoản Việt Nam: 710A00019 tại Ngân hàng Công thương Việt Nam, chi nhánh Nam Định.
v Quá trìnhhình thành và phát triển của Công ty cổ phần Najimex: § Thời kỳ 1988 - 1993:
Ngày 15/09/1988, Nhà máy chế biến đay Nam Hà ra đời theo quyết định số 72A/QĐ_UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định cấp. Nhà máy có ba phân xưởng chính ở Số 40 đường Giải Phóng với diện tích khoảng 800 m2 và một kho ở 63 đường Giải Phóng, tổng số cán bộ công nhân viên là 60 người. Mặt hàng sản xuất và kinh doanh của Nhà máy lúc bấy giờ chỉ duy nhất là các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu đay. Chủ yếu sản phẩm của Nhà máy xuất sang thị trường Lào.
Nhà máy là một đơn vị hạch toán phụ thuộc của Liên hiệp Công ty Xuất nhập khẩu Nam Hà. Vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy hạn hẹp, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp về nhiều mặt làm Nhà máy không phát huy được thế mạnh.
§ Thời kỳ 1993 - 2004:
Từ năm 1993 Nhà máy chế biến Đay Nam Hà chuyển sang hạch toán độc lập trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa Nhà máy phát triển hơn trước đây rất nhiều.
Do nhu cầu của thị trường và do cơ chế thị trường thay đổi, Nhà máy có thêm một bộ phận nữa, đó là bộ phận xuất khẩu thương mại - dịch vụ. Hai bộ phận của Nhà máy hoạt động tương đối độc lập với nhau. Bộ phận xuất nhập khẩu thương mại - dịch vụ chuyên sản xuất, kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ mà ban đầu là các sản phẩm từ mây, tre và cung cấp chủ yếu cho tập đoàn IKEA.
Ngày 07/03/1997, Nhà máy được đổi tên thành Công ty Đay và dịch vụ Xuất nhập khẩu Nam Định.
§ Thời kỳ 2004 - đến nay:
Ngày 22/12/2004, Công ty Cổ phần Najimex ra đời và đó chính là bộ phận xuất nhập khẩu được tách ra từ Công ty Đay và dịch vụ Xuất nhập khẩu theo quyết định số 3398/2004 QĐ_UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định.
Theo quy hoạch của tỉnh, ngày 29/01/2005, Công ty Cổ phần Najimex chính thức chuyển về địa điểm mới, đó là Lô C9_10 Khu công nghiệp Hoà Xá, thành phố Nam Định.
Hơn 10 năm hoạt động trong ngành thủ công mỹ nghệ, đến nay Công ty Cổ phần Najimex đã thực sự có được vị trí khá vững chắc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế tỉnh Nam Định và nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường thủ công mỹ nghệ thế giới.
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty Cổ phần Najimex: 2.1. Chức năng của Công ty:
Công ty Cổ phần Najimex là một công ty có tư cách pháp nhân và hoạt động theo pháp luật của Việt Nam, với các chức năng sau:
- Kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông lâm sản, vật tư nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, phương tiện vận tải, xe máy, hàng tiêu dùng.
- Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống. - Kinh doanh siêu thị, văn phòng cho thuê.
2.2. Nhiệm vụ của Công ty:
- Tổ chức hoạt động kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh. - Tuân thủ và thực hiện đúng chính sách chế độ quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động kinh tế, sổ sách, chứng từ kế toán, nộp thuế,…
- Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, bảo đảm đầu tư mở rộng sản xuất.
- Bảo vệ môi trường xung quanh trong quá trình sản xuất, hoạt động kinh doanh, tránh ô nhiễm môi trường.
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong nước và xuất khẩu.
2.3. Quyền hạncủa Công ty:
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ nên công ty Cổ phần Najimex có những quyền hạn sau:
- Công ty có quyền tự chủ trong quan hệ kinh doanh xuất nhập khẩu, sản xuất kinh doanh theo quy định của nhà nước.
- Quyền xác định nghĩa vụ và quy mô sản xuất kinh doanh.
- Công ty có quyền tự chủ về tài chính, quản lý và sử dụng tốt mọi nguồn lực của công ty.
- Công ty có quyền liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh theo đúng luật định.
2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lýcủa Công ty: 2.4.1. Sơđồ cơ cấu tổ chức quản lý: 2.4.1. Sơđồ cơ cấu tổ chức quản lý:
Cơ cấu tổ chức quản lý là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá và có những quyền hạn, trách nhiệm nhất định và bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện chức năng quản trị doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Najimex có đầy đủ các bộ phận chức năng cần thiết đảm bảo cho công tác quản lý được tiến hành một cách có hiệu quả cao, đồng thời đảm bảo sự phù hợp giữa cơ cấu quản lý và cơ cấu sản xuất.
Công ty Cổ phần Najimex được tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng như sơ đồ sau:
Chú thích: P.KHTT : Phòng kế hoạch thị trường. P.KT : Phòng kỹ thuật. P.TCHC : Phòng tổ chức hành chính. P.KTTC : Phòng kế toán tài chính. P.QLCL : Phòng quản lý chất lượng.
2.4.2. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận trong bộ máy quản lý:
Bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được chia thành hai bộ phận cùng hoạt động song song, đó là: khối văn phòng và khối sản xuất. Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận như sau:
v Khối văn phòng:
§ Ban Giám Đốc: Là bộ phận đứng đầu, lãnh đạo toàn Công ty, điều hành mọi hoạt động chung của Công ty. Ban Giám Đốc gồm: một Giám đốc và một Phó giám đốc, có quyền hạn và nghĩa vụ như sau:
- Điều hành quá trình sản xuất kinh doanh và tổ chức các bộ phận chức năng sao cho tinh gọn, hợp lý và đạt hiệu quả cao theo những kế hoạch đã đề ra.
- Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty. - Ban hành quy chế quản lý nội bộ của Công ty.
- Quan hệ giao dịch với khách hàng, ký kết các hợp đồng kinh tế.
Sơđồ 3: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty cổ phần Najimex Ban Giám Đốc Khối văn phòng Khối sản xuất P .T C H C P. Q L C L Các phân xưởng Kho chờ xuất P .K T P .K H T T P .K T T C : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng
§ Phòng kế hoạch thị trường:
- Có chức năng chính là tiếp cận, thăm dò, tìm hiểu nhu cầu thị trường về mặt hàng, giá cả, thị hiếu, mẫu mã, …
- Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, điều độ sản xuất, thu mua vật tư, nguyên nhiên liệu, ….
- Liên hệ, giao dịch với các cơ quan nhà nước, các công ty, hãng tàu, … có liên quan đến công tác xuất khẩu.
- Giúp cho Ban Giám đốc trong công tác giao dịch với các khách hàng, các tổ chức kinh tế, thảo luận các hợp đồng mua bán. Có trách nhiệm thảo luận với kế toán trưởng và các trưởng phòng chức năng có liên quan khi thảo luận hợp đồng kinh tế nhằm đảm bảo việc sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao.
- Bên cạnh đó, Phòng kế hoạch thị trường còn thực hiện các hoạt động Marketing nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng, tiêu thụ nhiều sản phẩm và quảng bá Công ty.
§ Phòng kỹ thuật:
- Có nhiệm vụ thiết kế mẫu, phát triển sản phẩm, đưa ra các yêu cầu kỹ thuật của từng loại sản phẩm và chịu trách nhiệm về kỹ thuật cho chung toàn Công ty. § Phòng tổ chức hành chính:
- Triển khai các chính sách liên quan tới người lao động: chế độ tuyển dụng, hợp đồng lao động, chế độ khen thưởng, kỷ luật, xếp lương, nâng bậc, chế độ hưu trí, an toàn lao động,…
- Xây dựng quỹ lương, hình thức trả lương, định mức lao động. § Phòng kế toán:
- Theo dõi quản lý hệ thống sổ sách kế toán về tài sản, tài chính của Công ty; lập các chứng từ thu chi, thực hiện các chức năng theo quy định của nhà nước, chi trả lương cho cán bộ, công nhân viên trong Công ty.
- Đề xuất các biện pháp sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với chế độ chính sách quy định.
- Tham gia xem xét việc ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế và các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tài chính.
§ Phòng quản lý chất lượng:
- Có chức năng kiểm tra chất lượng nguyên liệu, chất lượng bán thành phẩm, kiểm tra trong suốt quá trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất đi.
v Bộ phận sản xuất:
Có chức năng tổ chức, điều hành dây chuyền sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm đạt mức kỹ thuật đã đề ra, ứng dụng tiến bộ khoa học vào quá trình sản xuất.
Ngoài ra, bộ phận sản xuất có nhiệm vụ quản lý theo dõi quá trình sản xuất, sắp xếp bố trí nhân lực cho phù hợp trong phạm vi sản xuất, kết hợp với các phòng, ban để đảm bảo tiến trình sản xuất và bảo đảm chất lượng sản phẩm.
" Nhận xét: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được xây dựng theo kiểu cơ cấu trực tuyến chức năng, vừa tận dụng được năng lực của các phòng ban, vừa đảm bảo nguyên tắc một thủ trưởng. Nhờ vậy mà Ban Giám đốc có thể đưa ra các quyết định đúng đắn và hợp lý nhất trong tất cả các hoạt động của Công ty và việc thực thi quyết định được thực hiện bởi các cấp dưới theo tuyến quy định.
3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty: 3.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty: