Tình hình quản lý và sử dụng tài sản củaCông ty:

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại công ty cổ phần najimex (Trang 40 - 43)

I/ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NAJIMEX:

3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh củaCông ty: 1 Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty:

3.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng tài sản củaCông ty:

39

Bảng 1: Phân tích sự biến động tài sản của công ty cổ phần Najimex từ năm: 2003 - 2005 Đvt: 1000đ 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 TÀI SẢN GT TT GT TT GT TT Giá trị ± Tỉ lệ % Giá trị ± T% ỉ lệ A/TSLĐ & ĐTNH 10.104.527 61,76 10.479.315 58,99 11.336.238 47,75 374.788 3,71 856.923 8,18 I.Tiền 78.215 0,48 623.417 3,51 836.813 3,52 545.202 697,06 213.396 34,23

II.Các khoản phải thu 4.779.970 29,22 4.260.247 23,98 5.073.034 21,37 -519.723 -10,87 812.787 19,08 III.Hàng tồn kho 5.081.634 31,06 5.330.126 30,01 4.921.764 20,73 248.492 4,89 -408.362 -7,66 IV.TSLĐ khác 164.708 1,01 265.526 1,49 504.628 2,13 100.818 61,21 239.102 90,05 B/TSCĐ & ĐTDH 6.256.294 38,24 7.283.953 41,01 12.404.043 52,25 1.027.659 16,43 5.120.090 70,29 I.TSCĐ hữu hình 5.428.580 33,18 7.283.953 41,01 9.368.222 39,46 1.855.373 34,18 2.084.269 28,61 II.CP XDCB dở dang 827.714 5,06 - 3.035.821 12,79 -827.714 - 3.035.821 - TỔNG TÀI SẢN 16.360.821 100 17.763.268 100 23.740.281 100 1.402.447 8,57 5.977.013 33,65

Nhận xét:

Qua bảng phân tích sự biến động tài sản của Công ty cổ phần Najimex ta thấy: § Tổng tài sản của Công ty không ngừng tăng qua các năm chứng tỏ Công ty đang dần mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Đặc biệt năm 2005 tổng tài sản tăng đột biến cho thấy Công ty đã có sự đầu tư rất nhiều vào tài sản. Cụ thể là:

§ Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty nhưng đang có xu hướng giảm dần trong mấy năm gần đây, là do:

- Hàng tồn kho: đây là khoản mục chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của Công ty. Xét về giá trị, hàng tồn kho tăng lên vào năm 2004 và giảm đi vào năm 2005 nhưng xét về tỷ trọng thì tỷ trọng của nó lại giảm dần trong giai đoạn từ năm 2003 - 2005. Nguyên nhân là do: trước đây, các đơn đặt hàng của IKEA (khách hàng lớn nhất và lâu nhất của Công ty) với Công ty thường có giá trị lớn và có ít đơn hàng trong một năm (chỉ khoảng 13 đơn hàng); nhưng kể từ năm 2005, các đơn hàng này được chia nhỏ ra và tuần nào cũng có đơn hàng. Chính vì vậy mà Công ty không phải chuẩn bị khối lượng hàng hoá lớn để xuất một lần mà xuất hàng theo những đơn hàng nhỏ. Đây là điều rất tốt cho Công ty bởi Công ty sẽ không tốn nhiều chi phí lưu kho và chi phí bảo quản kho, không phải thuê thêm kho để chứa thành phẩm chưa được xuất. Nhờ vậy mà hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được đảm bảo thường xuyên, liên tục, đều đặn hơn.

- Các khoản phải thu: góp phần không nhỏ vào việc giảm tỷ trọng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Các khoản phải thu năm 2004 giảm đi so với năm 2003, nhưng đến năm 2005 lại tăng lên. Mặc dù các khoản phải thu tăng giảm thất thường về giá trị nhưng nó lại giảm dần về tỷ trọng. Điều này là do Công ty có các biện pháp thu hồi công nợ rất tốt, làm giảm khả năng chiếm dụng vốn của các đối tượng với Công ty và khi cần thanh toán thì dễ dàng thu hồi vốn hơn.

- Tiền: là khoản mục tăng lên rất nhiều cả về giá trị và tỷ trọng, cho thấy khả năng thanh toán bằng tiền của Công ty ngày càng được tăng lên, tính chủ động của Công ty trong sản xuất kinh doanh ngày càng được bảo đảm. Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản bởi Công ty chỉ dùng tiền để thanh toán những khoản có giá trị không lớn.

- Tài sản lưu động khác của Công ty tăng liên tục trong thời gian qua. Nguyên nhân chủ yếu làm tăng tài sản lưu động là do: các khoản tạm ứng lương cho công nhân viên tăng lên nhiều qua các năm, chứng tỏ Công ty luôn quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên. Điều này sẽ khuyến khích người lao động làm việc chăm chỉ hơn và có hiệu quả hơn.

§ Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của Công ty tăng lên đáng kể cả về giá trị và tỷ trọng qua các năm, là do:

- Tài sản cố định hữu hình của Công ty tăng cao cả về giá trị và tỷ trọng và tăng đột biến vào năm 2005. Nguyên nhân là do: các năm trước nguyên giá của tài sản cố định hữu hình lớn, nhưng khấu hao cũng lớn. Tuy nhiên, năm 2005 Công ty tách ra khỏi Công ty Đay và dịch vụ xuất nhập khẩu Nam Định và chuyển về địa điểm mới thì Công ty chỉ được chia một số máy móc thiết bị; còn lại nhà xưởng và một số máy móc thiết bị đắt tiền khác được để lại cho Công ty cũ. Sang địa điểm mới, Công ty đã đầu tư rất nhiều vào nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị… và số tài sản này còn mới nên chưa khấu hao nhiều. Vì vậy mà tài sản cố định hữu hình vẫn tăng lên.

- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của Công ty bởi vì đây chỉ là những máy móc, thiết bị được đầu tư nhưng chưa lắp đặt xong, hoặc đã lắp đặt nhưng chưa đưa vào sử dụng. Năm 2004, chi phí xây dựng cơ bản dở dang không có vì trong năm Công ty có đầu tư thêm một số máy móc thiết bị xử lý phun, sơn tiên tiến nhưng đã được đưa vào sử dụng cuối năm 2004. Năm 2005, mặc dù Công ty được chuyển về địa điểm mới vào đầu năm, nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty rất tốt, Ban Giám đốc đã quyết định đầu tư thêm một dãy nhà để sau này dành riêng cho khâu quét keo của mặt hàng tre, nứa ghép _ mặt hàng chủ đạo của Công ty. Đồng thời, cuối năm 2005, có một số máy móc, trang thiết bị ở các phân xưởng được đầu tư thêm nhưng đang tiến hành lắp đặt chuẩn bị đưa vào sử dụng.

Như vậy, giá trị tổng tài sản của Công ty tăng liên tục trong thời gian gần đây và tỷ trọng của các khoản mục của tài sản cho thấy Công ty đang trên đà phát triển và mở rộng dần về quy mô.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại công ty cổ phần najimex (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)