III. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NAJIMEX:
3. Thực trạng quy trình xuất khẩu củaCông ty cổ phần Najimex:
3.1. Phân tích thực trạng các bước trong quy trình xuất khẩu củaCông ty: 1.Điều tra nghiên cứu thị trường:
3.1.1.Điều tra nghiên cứu thị trường:
Đây là công việc đầu tiên vừa là để doanh nghiệp thăm dò thị trường, vừa là cơ sở, cách thức để doanh nghiệp có thể nắm bắt được đặc điểm, nhu cầu của thị trường và xu hướng của thị trường đó trong tương lai. Doanh nghiệp có thể nghiên cứu thị trường phục vụ cho việc xuất khẩu hiện tại của mình như: duy trì khách hàng hiện tại bằng cách đáp ứng tốt hơn các yêu cầu phù hợp với khách hàng, phát triển thêm các khách hàng mới (khi nghiên cứu thị trường có thể nhận thấy sản phẩm của doanh nghiệp mình còn có thể phù hợp và có thể xuất khẩu ở các thị trường khác,… Đồng thời qua nghiên cứu thị trường sẽ tìm ra được nguyên nhân một số khách hàng bỏ doanh nghiệp. Thị trường nào doanh nghiệp mình nên thâm nhập và thị trường nào mình không nên thâm nhập, vì sao? Mặc dù đây là công việc rất cần thiết và quan trọng đối với các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, nhưng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói chung, đây lại là một trong hai yếu kém của ngành hàng này. Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư quá ít cho nghiên cứu thị trường dẫn đến tình trạng thiếu hiểu biết về các thị trường xuất khẩu vì vậy mà nhiều hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam không có những công dụng rõ rệt và chưa hướng vào một thị trường cụ thể để chiếm lĩnh nó. Thị trường Nhật là một bài học lớn nhất về nghiên cứu thị trường của ngành thủ công mỹ nghệ. Năm 2002, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam được người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng. Nhưng đến nay, sức hấp dẫn đã giảm nhiều do không có sự thay đổi mẫu mã. Với người Nhật, yêu
vậy, vòng đời của một sản phẩm rất ngắn, đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam phải nhanh chóng đáp ứng nhu cầu đó. Cũng chính vì đầu tư cho nghiên cứu thị trường quá ít mà trên hai thị trường rộng lớn là Mỹ và EU hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam mới chỉ khai thác được một phần nhỏ nhu cầu của hai thị trường này. Bên cạnh đó, Châu Phi và Tây Nam Á là những thị trường tiềm năng ngành hàng này còn bỏ ngỏ.
Công ty cổ phần Najimex không nằm ngoài ngoại lệ trên của ngành hàng thủ công mỹ nghệ. Công tác nghiên cứu thị trường tại Công ty chưa được chú trọng đầu tư do:
- Chi phí cho nghiên cứu thị trường quá tốn kém.
- Công ty ‘’chưa quen’’ với công tác nghiên cứu thị trường mà điều này cũng xuất phát từ đặc điểm của Công ty. Hiện tại, khách hàng của Công ty là các tập đoàn bán lẻ lớn, nổi tiếng trên thế giới như IKEA (Thụy Điển), Habitat(Anh), Pier Import (Pháp). Những khách hàng này họ tự tìm hiểu, nghiên cứu thị hiếu, sở thích, thói quen, phong tục tập quán,… của người tiêu dùng cuối cùng cũng như xu hướng tiêu dùng trong tương lai để từ đó thiết kế sơ bộ các sản phẩm với các quy cách, tiêu chuẩn phù hợp từng nhóm đối tượng trên từng thị trường. Sau đó, họ đặt vấn đề làm hàng với Công ty và dựa trên thiết kế đó, Công ty sản xuất sản phẩm. Đối với khách hàng đây là điều hết sức bình thường bởi họ có khả năng về tài chính, về nhân sự, có kinh nghiệm trong nghiên cứu thị trường nhất là họ biết được hiệu quả của những gì họ bỏ ra.
Chính vì Công ty có các khách hàng lớn lại là các khách hàng truyền thống nên Công ty rất “thụ động” trong công tác này. Công ty chỉ chủ yếu tập trung vào việc tìm kiếm các thông tin của các nhà nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thông qua sự giới thiệu của các đại lý môi giới. Đa số khách hàng của Công ty là do họ tự tìm đến với Công ty, sau đó Công ty sẽ tìm hiểu kỹ về đối tác để có thể ký hợp đồng quan hệ làm ăn lâu dài. Công ty tìm hiểu về đối tác trên các khía cạnh:
- Hàng hoá mà họ sẽ mua. - Năng lực của họ như thế nào?
- Triển vọng của Công ty khi quan hệ với họ như thế nào?
Đặc biệt sau khi ký được hợp đồng với các khách hàng, công tác nghiên cứu thị trường dường như không còn mà chỉ quan tâm đến việc sản xuất hàng hoá theo hợp đồng đã ký.