Lập phương án kinh doanh xuất khẩu:

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại công ty cổ phần najimex (Trang 88 - 90)

III. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NAJIMEX:

3. Thực trạng quy trình xuất khẩu củaCông ty cổ phần Najimex:

3.1.2. Lập phương án kinh doanh xuất khẩu:

Thông thường với các công ty khác sau khi nghiên cứu thị trường sẽ tiến hành lập phương án kinh doanh nhưng đối với Công ty cổ phần Najimex có cách làm khác:

*) Đối với khách hàng truyền thống (IKEA):

Đây là khách hàng có quan hệ từ lâu với Công ty nên mọi công việc trở nên đơn giản hoá. Song song với các đơn hàng (hợp đồng nhỏ) đang thực hiện, khi có yêu cầu

phát triển sản phẩm mới, Phòng kế hoạch thị trường phải tiến hành thiết lập phương án kinh doanh dựa trên các cơ sở như:

- Các thông tin từ khách hàng yêu cầu về: + Nguyên vật liệu.

+ Dự báo sản lượng.

+ Phương pháp đóng gói bao bì. + Phương thức giao hàng. + Yêu cầu khác.

- Các thông tin thuộc nội bộ Công ty gồm:

+ Phòng Kỹ thuật thông qua việc phân tích dự báo chi tiết, kết quả chế thử sản phẩm mẫu, lập báo cáo định mức vật tư sử dụng.

+ Phòng kế hoạch thị trường liên hệ với các nhà cung cấp phụ để lấy báo giá và lập dự toán chi tiết.

+ Phụ trách phân xưởng liên quan đến mặt hàng đưa ra định mức sản xuất. Phòng kế hoạch thị trường tổng hợp các thông tin trên và lập Báo giá chi tiết. Bản báo giá chi tiết tối thiểu phải bao gồm:

+ Tên và mã số sản phẩm khách hàng. + Tên công ty, mã số công ty.

+ Dự báo số lượng.

+ Phương pháp và số liệu đóng gói. + Số lượng nguyên vật liệu, vật tư.

+ Các chi phí: chi phí lao động, chi phí gián tiếp, chi phí quản lý, chi phí vận chuyển, chi phí thử nghiệm,…

+ Phương thức giao nhận và thanh toán. + Đơn giá và tổng giá thành.

Bản báo giá phải được Giám đốc phê duyệt trước khi chuyển kho khách hàng và phải được gửi cho khách hàng đúng hạn theo yêu cầu của khách hàng.

*) Đối với các khách hàng khác:

Sau khi nhận được yêu cầu của khách hàng về một loại hàng hoá nào đó, Phòng kế hoạch thị trường thu thập thông tin và tiến hành lập phương án kinh doanh dựa trên việc xem xét các nhân tố:

- Cơ cấu mặt hàng do khách hàng yêu cầu. Đối với từng mặt hàng phải xem xét cụ thể các yêu cầu về công nghệ, về kỹ thuật xem Công ty có thể đáp ứng được không?

- Năng lực của Công ty về: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nhân lực,… Từ đó có thể dự toán chi phí tính trên một sản phẩm dựa trên số lượng sản

phẩm giả định. Sau đó Công ty có thể trả lời có thực hiện được yêu cầu của khách hàng đưa ra không để hai bên có thể ký hợp đồng. Cũng có trường hợp khách hàng đề nghị báo giá, khi đó Công ty sẽ đưa ra dự toán tất cả các chi phí của sản phẩm và giá của sản phẩm,… và gửi bản báo giá đó theo yêu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại công ty cổ phần najimex (Trang 88 - 90)