Nhân tố thuộc về môi trường vi mô:

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại công ty cổ phần najimex (Trang 54 - 60)

III. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NAJIMEX:

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu củaCông ty: Nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô:

1.2. Nhân tố thuộc về môi trường vi mô:

1.2.1. Nhà cung cấp:

Chính vì Công ty không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mà thông qua các nhà thầu phụ hoàn thành bán thành phẩm để Công ty hoàn thiện thành sản phẩm xuất khẩu nên nhà thầu phụ là nhà cung cấp quan trọng nhất đối với Công ty. Thực chất, nhà thầu phụ của Công ty là một số các doanh nghiệp tư nhân nhỏ, lẻ hay một số cai thầu ở các làng nghề trong tỉnh. Họ là những nhà cung cấp bán thành phẩm truyền thống của Công ty, có quan hệ với Công ty thông qua các hợp đồng. Công ty luôn có sự gắn bó

chặt chẽ với các nhà thầu phụ truyền thống của mình bằng cách: cung ứng vốn cho họ để họ có thêm vốn để mua nguyên vật liệu, Công ty giúp đỡ họ trong khâu mua nguyên vật liệu (trong việc xác định nguồn gốc xuất xứ nguyên vật liệu, đề ra kế hoạch khai thác và khắc phục nguồn nguyên vật liệu hợp lý,… ). Đổi lại, nhà thầu phụ của Công ty phải luôn đảm bảo về số lượng, chất lượng và các dịch vụ (thời gian giao hàng) cho Công ty. Nhờ vậy mà hiện nay Công ty đã có một số nhà thầu phụ truyền thống rất có uy tín đối với Công ty, trợ giúp đắc lực cho Công ty để hoàn thành tốt các hợp đồng đúng thời hạn và đảm bảo về chất lượng.

Bên cạnh đó, Công ty còn có một số nhà cung cấp nguyên liệu, phụ kiện như: keo, sơn, tem, mác, bao bì cacton,…. Đây là các nhà sản xuất hoặc đại lý cung cấp các nguyên vật liệu chính, phụ kiện quan trọng cấu thành nên sản phẩm của Công ty.

Để có thể lựa chọn các nhà cung cấp có đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn về chất lượng, số lượng, phòng kế hoạch thị trường của Công ty tiến hành đánh giá nhà cung cấp trước khi đặt mua hàng, cơ sở để đánh giá bao gồm:

+ Uy tín và thương hiệu trên thị trường. + Thế mạnh về mặt chủng loại.

+ Quy mô sản xuất, cơ sở vật chất phù hợp với năng lực sản xuất nhất định khi có đơn đặt hàng.

+ Hệ thống quản lý chất lượng.

+ Khả năng hỗ trợ về tư vấn sử dụng, hậu mãi. + Khả năng bảo vệ môi trường và điều kiện làm việc. + Giá cả phù hợp mang tính cạnh tranh.

Trên cơ sở kết quả đánh giá Phòng kế hoạch thị trường sẽ có các kiến nghị nên chấp nhận nhà cung cấp nào, nhà cung cấp nào không đạt yêu cầu của Công ty, sau đó trình lên Ban giám đốc. Ban giám đốc xem xét và quyết định chọn các nhà cung cấp nào để ký hợp đồng sản xuất bán thành phẩm, cungcấp nguyên vật liệu, phụ liệu, phụ kiện cho Công ty. Đến nay, Công ty đang có một đội ngũ nhà cung cấp tin cậy:

Bảng 5: Danh sách nhà cung cấp chủ yếu của Công ty năm 2005 Sản phẩm cung ứng Tên nhà cung ứng Địa chỉ

- Bán thành phẩm:

+ Tre, nứa ghép

+Bẹ chuối, bèo tây

-DNTN Hoàng Sơn, Tú An, Tuấn Anh

-Công ty TNHH Tứ Xuyên -DNTN Hương Thảo, Liên Sơn -Ông Hoà

-Tổ công nhân Tiến Bộ

Liên Minh-Vụ Bản - NĐ Thị trấn Lâm- NĐ Hải Hậu- NĐ Vụ Bản- NĐ Hải Hậu- NĐ

- Nguyên phụ liệu: +Keo Nanpao(PR276) +Sơn Lacroma EA1C30 +Sơn màu Lacroma Ton +Hoá chất khác

+Keo PVAc217 +Bao bì catton CB +Tem, nhãn mác +Vải cotton

Công ty Trung Minh Beker Acroma- Thái Lan Beker Acroma- Thái Lan Beker Acroma- Thái Lan Mitsubisi Corpration Công ty bao bì Độc Lập Công ty Đại An

Công ty TNHH Hoàng Dũng

-Hàn Thuyên- NĐ -VP đại diện tại Việt Nam: 8A/11D1 Thái Văn Lung-Q1,tpHCM -Lê Lợi-Q1-tpHCM -Nam Định

-Đg Thái Bình-NĐ -Đg Hưng Yên-NĐ (Nguồn Phòng kế hoạch thị trường- Công ty cổ phần Najimex)

1.2.2. Khách hàng:

Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất kinh doanh cũng như việc xuất khẩu của Công ty. Hiện tại, Công ty có nhiều thuận lợi khi Công ty có các khách hàng truyền thống là các tập đoàn bán lẻ lớn nổi tiếng trên thế giới như: IKEA, Habitat, Comforama, Pier Import,… Công ty sẽ không tốn chi phí nghiên cứu thị trường mà thông qua các kênh phân phối là các khách hàng này, sản phẩm của Công ty sẽ đến tay người tiêu dùng trên nhiều thị trường trên thế giới. Bên cạnh đó, các khách hàng này sẽ trợ giúp Công ty về vốn, công nghệ,… đặc biệt với đối tác IKEA, họ không những cộng tác với Công ty trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm mà còn giúp Công ty có thể phát triển lâu dài bằng cách yêu cầu Công ty có các kế hoạch khai thác nguồn nguyên liệu một cách hợp lý và có các kế hoạch khắc phục các nguồn nguyên liệu đã khai thác. Đây là một ưu điểm nhà khách hàng mà Công ty có được bởi rất ít doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được những yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu.

Tuy nhiên trong thời gian tới, Công ty có các kế hoạch để chủ động hơn trong việc sản xuất kinh doanh của mình để không bị phụ thuộc vào khách hàng như: tiến hành nghiên cứu thị trường, chủ động về vốn,…

1.2.3. Đối thủ cạnh tranh:

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh là một quy luật tất yếu và là một yếu tố quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển. Cũng giống như các ngành sản xuất khác, hàng thủ công mỹ nghệ đang sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp sản xuất trong ngành.

Công ty Cổ phần Najimex hoạt động trong ngành hàng thủ công mỹ nghệ cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp khác. Cụ thể là trên thị trường khu vực miền Bắc có một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đáng kể sau đây:

Bảng 6: Một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ lớn trên thị trường Bắc Bộ STT Tên doanh nghiệp Tỉnh Lĩnh vực hoạt động KNXK Tr USD 1 Tổng Công ty thương mại Hà Nội

Hà Nội Xuất khẩu nông sản, hàng TCMN, rượu và thực phẩm chế biến.. Nhập khẩu thiết bị máy móc, hàng tiêu dùng.

61,4

2 Xí nghiệp Mây tre Ngọc Sơn

Hà Tây Sản xuất kinh doanh hàng TCMN,.. 43,9 3 Công ty CP XNK

TCMN

Hà Nội Xuất nhập khẩu TCMN và các loại hàng tổng hợp khác

10,7 4 Công ty XNK Mỹ

nghệ Thăng Long

Hà Nội Xuất nhập khẩu hàng TCMN, nông, thuỷ hải sản,…. 9,7 5 Công ty cổ phần Najimex Nam Định Xuất nhập khẩu hàng TCMN 7-8,0 6 Công ty CP XNK

Mây tre Việt Nam

Hà Nội Kinh doanh xuất nhập khẩu mây tre 7,0 7 Công ty TNHH

Văn Minh

Hà Tây Sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN, xây dựng dân dụng,.. 2,5 8 Công ty CP XNK Nam Hà Nam Định

Sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN 2,2 (Nguồn Phòng Công Nghiệp và Thương mại Việt Nam)

61,4 43,9 10,7 9,7 8 7 2,5 2,2 0 10 20 30 40 50 60 70 1 2 3 4 5 6 7 8 K N X K ( tr i u U S D )

Biểu đồ 1: Một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ lớn trên thị trường Bắc Bộ.

Trong các doanh nghiệp kể trên, mạnh nhất hiện nay phải nói đến Tổng Công ty thương mại Hà Nội với kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 61,39 triệu USD và sản phẩm xuất khẩu chủ yếu sang: Mỹ, Nga, Anh, Ý, Đức, Pháp, Trung Quốc, ASEAN, Châu Âu, Trung Đông,… Tuy nhiên đây là tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng Công ty thương mại trong đó bao gồm tất cả các nhóm mặt hàng (kể cả nông sản, rượu và thực phẩm chế biến,… ) chứ không riêng gì thủ công mỹ nghệ.

Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn (Hà Tây) đang là đối thủ cạnh tranh “nặng ký” nhất của Công ty với tổng kim ngạch xuất khẩu: 43,89 triệu USD và các mặt hàng cũng tương tự như mặt hàng của Công ty. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của xí nghiệp này là: Mỹ, Thụy Điển, Đức, Anh, Pháp, Ba Lan, Áo, Bỉ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Với uy tín và chất lượng sản phẩm nổi trội, xí nghiệp này có sức hút rất lớn đối với các khách hàng nước ngoài, đây là một bất lợi đối với Công ty.

Bên cạnh đó, đối thủ cạnh tranh trực tiếp hiện nay của Công ty còn phải kể đến là: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ (Hà Nội), Công ty xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long (Hà Nội), Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Mây tre Việt Nam (Hà Nội); Công ty TNHH Văn Minh (Hà Tây),… Những doanh nghiệp này hiện nay vẫn chưa có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ do công nghệ còn thua kém Công ty. Dù vậy, Công ty cũng cần lưu tâm và luôn phải xác định sức cạnh tranh của các đối thủ so với Công ty mình để có thể có các chính sách kinh doanh cho hợp lý.

1.2.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

Hiện nay, trên thị trường Bắc Bộ có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành thủ công mỹ nghệ với quy mô vừa và nhỏ. Đây là các doanh nghiệp tư nhân ở các làng nghề truyền thống, họ có rất nhiều điều kiện thuận lợi như: nhân công, nguyên vật liệu, sản xuất với số lượng thường ít nên ký được các hợp đồng nhỏ, lẻ; do ở các làng nghề nên có các tay thợ lành nghề, có thể sáng tác mẫu mã tuỳ hứng,…

Tuy nhiên, các doanh nghiệp này chưa thể phát triển nhanh chóng do thiếu điều kiện về vốn, về công nghệ,… Dù vậy, Công ty cũng cần chú ý vì có thể trong tương lai các doanh nghiệp này sẽ trở thành những đối thủ cạnh tranh của Công ty.

Chú thích:

1: Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hà Nội). 2: Xí nghiệp Mây tre Ngọc Sơn (Hà Tây).

3: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ (Hà Nội). 4: Công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long (Hà Nội). 5: Công ty cổ phần Najimex (Nam Định).

6: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Mây tre Việt Nam (Hà Nội). 7: Công ty TNHH Văn Minh (Hà Tây).

1.2.5. Sản phẩm thay thế:

Công ty sản xuất sản phẩm xuất khẩu chủ yếu từ các nguyên vật liệu như: mây, tre, cói, nứa, bèo tây, guột tế, bẹ chuối,… Tuy nhiên, ngành hàng thủ công mỹ nghệ lại bao gồm nhiều mặt hàng từ các nguyên vật liệu khác nhau mà có những mặt hàng Công ty không sản xuất như: gốm sứ, bẹ ngô, gốc cây,… bởi các mặt hàng này hoặc là thuận lợi cho việc sản xuất nhỏ, lẻ, thủ công; hoặc là không thuộc lĩnh vực kinh doanh của Công ty. Trong khi đó, khách hàng có thể chọn mua một sản phẩm này nhưng cũng có thể không mua mà thay bằng sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác nếu như họ thấy phù hợp về chất lượng, giá cả hay hấp dẫn họ. Chính vì vậy, đầu tư thiết kế về kiểu dáng để có các mẫu mã mới lạ, đẹp, bắt mắt sẽ giúp Công ty hạn chế được nhu cầu của khách hàng về sản phẩm thay thế.

2.Phân tích kết quả - hiệu quả xuất khẩu của Công ty: 2.1. Phân tích kim ngạch xuất khẩu của Công ty:

Bảng 7 : Kim ngạch xuất khẩu của Công ty cổ phần Najimex từ năm 2003 - 2005 2004/2003 2005/2004 2003 2004 2005 +/- % +/- % 3.340.105 4.090.627 5.151.696 750.522 22,47 1.061.069 25,94

(Nguồn Phòng kế hoạch thị trường của Công ty)

Nhận xét:

Qua bảng số liệu ta nhận thấy: Kim ngạch xuất khẩu toàn Công ty có xu hướng tăng cao (>20% / năm). Năm 2003, Kim ngạch xuất khẩu của Công ty đạt 3.340.105 USD thì năm 2004 đạt 4.090.627 USD, tăng 750.522 USD tức là tăng 22,47 % so với năm 2003. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu toàn Công ty là: 5.151.696 USD, tăng lên 1.061.069 USD, tức là tăng 25,94 % so với năm 2004.

Như vậy, Kim ngạch xuất khẩu toàn Công ty liên tục tăng trong thời gian vừa qua đã đóng góp không nhỏ vào sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh Nam Định. Điều này chứng tỏ Công ty cổ phần Najimex là một doanh nghiệp xuất khẩu mạnh, có uy tín của tỉnh. Đây là điều đáng tự hào về sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ công nhân viên của Công ty mà Công ty cần phát huy.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại công ty cổ phần najimex (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)