Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng:

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại công ty cổ phần najimex (Trang 62 - 69)

III. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NAJIMEX:

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu củaCông ty: Nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô:

2.3. Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng:

Cơ cấu mặt hàng có ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp nhất là đối với những doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu. Một công ty vừa có quy mô lớn, vừa có chủng loại sản phẩm đa dạng, phong phú sẽ đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng về cả số lượng và chất lượng tạo điều kiện cho việc xuất khẩu. Chính vì vậy mà hiện nay phần lớn các doanh nghiệp đang ra sức thực hiện chiến lược đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu. Công ty cổ phần Najimex cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó, bởi tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Công ty rất cao. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ mà Công ty xuất khẩu có hai xu hướng: một là sản phẩm dùng để làm đồ trang trí, trưng bày và hai là sản phẩm dùng để tiêu dùng. Đa số các sản phẩm được làm từ các chất liệu tự nhiên như: tre, nứa, mây, cói, bèo tây, bẹ chuối, … Chỉ từ vài loại nguyên liệu đơn giản nhưng dưới trí óc và bàn tay của con người mà những người thợ có thể sáng tạo ra vô vàn sản phẩm độc đáo để xuất khẩu. Tuy nhiên, các sản phẩm này đều có một đặc điểm chung là vòng đời sản phẩm ngắn, phải xử lý để thích hợp với các điều kiện thời tiết khác nhau. Do vậy, Công ty phải thường xuyên phân tích cơ cấu mặt hàng trong từng giai đoạn để thấy được mặt hàng nào đang được ưa chuộng, mặt hàng nào xuất khẩu không có hiệu quả, xu hướng các mặt hàng như thế nào, … để từ đó có các chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp.

61

Bảng 10: Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng của công ty cổ phần Najimex từ năm 2003 -2005 2003 2004 2005 Chênh lệch 04/03 Chênh lệch 05/04 Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Mặt hàng

USD % USD % USD % USD % USD %

1.Tre, nứa 1.579.536 47,29 2.147.988 52,51 3.001.378 58,26 568.453 35,99 853.390 39,73 2.Mây 1.030.422 30,85 1.054.564 25,78 934.518 18,14 24.141 2,34 -120.046 -11,38 3.Bẹ chuối 369.750 11,07 542.417 13,26 1.073.098 20,83 172.668 46,70 530.681 97,84 4.Khác 360.397 10,79 345.658 8,45 142.702 2,77 -14.739 -4,09 -202.956 -58,72

Tổng 3.340.105 100 4.090.627 100 5.151.696 100 750.522 22,47 1.061.069 25,94

Năm 2003 47,29% 30,85% 11,07% 10,79% 1.Tre, nứa 2.Mây 3.Bẹ chuối 4.Khác Năm 2004 52,51% 25,78% 13,26% 8,45% 1.Tre, nứa 2.Mây 3.Bẹ chuối 4.Khác Năm 2005 58,26% 18,14% 20,83% 2,77% 1.Tre, nứa 2.Mây 3.Bẹ chuối 4.Khác Biểu đồ 3: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty cổ phần Najimex từ năm 2003 – 2005

Nhận xét:

Qua phân tích Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng và Biểu đồ tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty cổ phần Najimex từ năm 2003 - 2005, ta nhận thấy: Các mặt hàng xuất khẩu của Công ty được chia làm bốn nhóm chính là: Tre và nứa, mây, bẹ chuối, và các loại khác. Trong đó tre, nứa và bẹ chuối có xu hướng ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Ngược lại thì tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm làm từ mây đang có xu hướng giảm dần. Cụ thể:

v Sản phẩm làm từ tre, nứa (Mặt hàng tre, nứa):

Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty năm 2003 là:3.340.105 USD thì sản phẩm làm từ tre, nứa có kim ngạch xuất khẩu là: 1.579.536 USD, chiếm 47,29 %. Năm 2004, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm làm từ tre nứa là 52,51 % và năm 2005 là 58,26 %. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng này luôn tăng trên 35 % trong giai đoạn từ năm 2003 – 2005 cho thấy đây là mặt hàng đã và đang đóng vai trò mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty. Xu hướng tăng nhanh tỷ trọng và giá trị xuất khẩu chứng tỏ Công ty có ưu thế trong việc xuất khẩu các mặt hàng làm từ tre nứa. Đây cũng là điều đúng với thực tế bởi trong mấy năm qua Công ty đã ký kết được với nhiều đối tác nước ngoài để sản xuất các sản phẩm làm từ tre, nứa như: Các loại khay với các kích thước và hình dáng khác nhau, đĩa đựng salát, đĩa đựng hoa quả, âu đựng thức ăn, bát ăn, đĩa dùng trang trí, hộp tròn, hộp hình vuông, … Những sản phẩm này có thể các doanh nghiệp tư nhân nhỏ, lẻ cũng sản xuất được nhưng quy mô của họ quá nhỏ, không đáp ứng được số lượng sản phẩm lớn mà khách hàng yêu cầu hoặc có khi đáp ứng được về số lượng thì lại không đảm bảo được về chất lượng sản phẩm, sản phẩm không bền, bị méo mó hoặc mốc, mọt, … khi nhiệt độ môi trường thay đổi. Trong khi đó, nhờ công nghệ xử lý đặc biệt mà sản phẩm của Công ty luôn có độ bóng, đẹp, màu sắc tự nhiên, thích nghi ngay cả với khí hậu lạnh giá của các nước châu Âu; đồng thời số lượng sản phẩm mà Công ty có thể đảm đương gấp nhiều lần so với các doanh nghiệp sản xuất nhỏ, lẻ; vì vậy mà sản phẩm của Công ty được khách hàng biết đến nhiều và uy tín của Công ty ngày càng tăng lên.

v Sản phẩm làm từ mây (mặt hàng mây):

Có thể nói mây là một trong hai mặt hàng đầu tiên được xuất khẩu của Công ty cổ phần Najimex. Tận dụng lợi thế Nam Định là tỉnh có nhiều làng nghề nổi tiếng về chế tác các sản phẩm gia dụng và trang trí bằng mây đan như làng nghề ở các huyện: Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Xuân Trường, Ý Yên, Trực Ninh, …; Công ty đã xuất khẩu mặt hàng mây và thu được các kết quả đáng khích lệ. Sản phẩm bằng mây tuy có tinh xảo nhưng không quá phức tạp mà lại có nhiều ưu điểm như: bền, đẹp, nhẹ, tiện dụng. Khách hàng có thể sử dụng trong gia đình hay làm các đồ trang trí, quà lưu niệm với

… Nhờ những ưu thế đó mà Công ty đã từng bước đi lên và phát triển thêm nhiều mặt hàng khác như: cói, bẹ chuối, bèo tây, …

Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm làm từ mây là: 1.030.422 USD, chiếm tỷ trọng 30,85 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn Công ty. Sang năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng mây là: 1.054.564 USD, tăng 24.141 USD, tức là tăng 2,34 % so với năm 2003. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng mây năm 2004 có tăng về giá trị so với năm 2003 nhưng tỷ trọng của mặt hàng này lại giảm đi so với năm 2003 và chiếm 25,78 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn Công ty. Đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng mây giảm còn 934.518 USD, giảm 120.046 USD tức là giảm 11,38 % so với năm 2004 và chỉ còn chiếm 18,14 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, trong giai đoạn từ năm 2003 – 2005, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng mây liên tục giảm cho thấy mặt hàng mây đang mất dần vai trò của nó trong việc xuất khẩu của Công ty. Qua tìm hiểu thực tế thì được biết, do mặt hàng mây mang tính thủ công cao, công nghệ xử lý chống ẩm, mốc, mối, mọt không quá cầu kỳ và đặc tính của mây là dẻo và dai nên các công ty có quy mô nhỏ, các cá nhân, hộ gia đình cũng có thể sản xuất được. Mặc dù những sản phẩm này của họ có thể không đồng đều về kích thước và chất lượng nhưng vẫn có nhiều khách hàng mua bởi sản phẩm bằng mây không quan trọng nhiều về kích thước, có thể có sai lệch nhỏ vẫn được chấp nhận. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhỏ nhiều khi họ còn sáng tạo hơn về mẫu mã của sản phẩm do chính những người thợ thủ công nghĩ ra và làm thử luôn. Một nguyên nhân nữa khiến tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của mây giảm là do nguyên liệu mây trong thời gian gần đây bị khai thác cạn kiệt bởi cả các nhà sản xuất thủ công nên Công ty rất khó khăn trong vấn đề tìm nguồn nguyên liệu, Công ty phải cử các nhân viên KCS đi tìm nguồn nguyên liệu ở tận các vùng xa xôi, thậm chí gần Lào, Camphuchia, … làm cho chi phí sản phẩm tăng cao và Công ty không đáp ứng được theo giá của một số khách hàng đưa ra nên đành phải bỏ một số khách hàng về sản phẩm này. Đây cũng là một vấn đề đặt ra cho Công ty phải làm thế nào vừa giữ được các khách hàng hiện tại, vừa tìm lại các khách hàng cũ và thêm các khách hàng mới về sản phẩm mây vì mặt hàng này Công ty có nhiều kinh nghiệm trong xuất khẩu. v Sản phẩm làm từ bẹ chuối (mặt hàng bẹ chuối):

Bẹ chuối là mặt hàng phát triển sau so với các sản phẩm làm từ tre, nứa, mây, cói song đây lại đang là mặt hàng có triển vọng của Công ty. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu của bẹ chuối là: 369.750 USD, chiếm 11,07 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn Công ty thì năm 2004, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nó là 13,26 %. Nhưng đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của bẹ chuối là: 1.073.098 USD, tăng 530.681 USD tức là tăng 97,84 % so với năm 2004 và tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của bẹ chuối đã lên đến 20,83 %. Như vậy, năm 2005, mặt hàng bẹ chuối đã tăng lên rất nhiều cả về tỷ trọng và giá trị, thậm chí tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nó còn

lớn hơn cả tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của mây. Điều này cho thấy mặt hàng bẹ chuối ngày càng có vai trò quan trọng trong xuất khẩu của Công ty. Đồng thời việc tăng nhanh chóng kim ngạch xuất khẩu của bẹ chuối cho thấy sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Bởi vì, thực chất bẹ chuối là một mặt hàng thủ công mỹ nghệ có nhiều ưu điểm trong xuất khẩu song rất khó xử lý về công nghệ khi sản xuất ra sản phẩm. Đây là mặt hàng dễ tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương và các vùng lân cận, chi phí cho nguyên liệu ban đầu thấp; điều này thu hút rất nhiều doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất mặt hàng này. Tuy nhiên công nghệ để làm sao cho sản phẩm bóng, đẹp, không mốc, không thấm, … lại là cả một vấn đề mà ít doanh nghiệp đáp ứng được. Công ty đã bỏ ra nhiều chi phí cho công nghệ khử trùng, chống mốc, chống thấm hiện đại, kỹ thuật giữ độ sáng vừa phải, màu sắc nguyên sơ của nguyên liệu vẫn giữ được, … Chính vì vậy mà từ nguyên liệu bẹ chuối, Công ty đã có thể sản xuất được nhiều mặt hàng như: giỏ sách, lẵng hoa, túi du lịch, chậu cây, khay, … trông rất đẹp và lạ mắt, hấp dẫn rất nhiều khách hàng nước ngoài. Trong thời gian tới, Công ty cần tận dụng những thế mạnh về mặt hàng bẹ chuối để thu hút thêm nhiều khách hàng nước ngoài nữa đồng thời cần phải có sự đầu tư hơn nữa trong vấn đề thiết kế sản phẩm, sáng tạo mẫu mã mới để sản phẩm được đổi mới liên tục về kiểu dáng, tránh trùng lặp với các doanh nghiệp tư nhân.

v Sản phẩm làm từ các nguyên liệu khác (mặt hàng khác):

Đây là những sản phẩm làm từ nguyên liệu như: cói, bèo tây, tôn, kẽm, … Trước đây, Công ty có xuất khẩu sản phẩm làm từ tôn, kẽm như: đèn trang trí, xô, chậu, … Điểm đặc biệt trong sản phẩm làm bằng tôn, kẽm của Công ty chính là ở chỗ Công ty có công nghệ xử lý để tôn và kẽm có độ bền, không bị gỉ, sét. Về sau, những sản phẩm này không còn được xuất khẩu nữa do không có hiệu quả và không còn hấp dẫn khách nước ngoài, họ đã chuyển sang thích dùng những sản phẩm từ thiên nhiên hơn. Chính vì vậy, Công ty chỉ còn kết hợp các khung tôn, sắt với các chất liệu khác để tạo thành nhiều sản phẩm đa dạng khác nhau. Bên cạnh đó, cói cũng là mặt hàng mà đã có thời kỳ Công ty xuất khẩu rất nhiều cùng với mặt hàng mây. Sản phẩm làm từ cói như: lẵng hoa, giỏ sách, chiếu, hộp hình trái tim, hộp hình tròn, hộp hình bình hành, khay, làn, …được xuất khẩu vừa để trang trí, vừa dùng trong sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, dần dần mặt hàng này ít được khách hàng ưa chuộng mà thay vào đó là chất liệu bèo tây và bẹ chuối. Hiện tại, Công ty vẫn còn xuất khẩu mặt hàng cói nhưng không nhiều, chỉ một số sản phẩm thật sự độc đáo và thường là xuất khẩu cho khách hàng truyền thống.

Một trong những mặt hàng nhận được sự quan tâm nhiều của khách hàng là mặt hàng bèo tây. Sản phẩm làm từ bèo tây không chỉ đẹp, tạo ra sự gần gũi, thân thiện giữa con người và thiên nhiên, mà sau khi hết thời gian sử dụng, nó phân huỷ, trở về

như: thảm chùi chân, lẵng hoa, túi du lịch, … được khách hàng ưa chuộng nhiều và Công ty đã ký được nhiều hợp đồng với khách hàng nước ngoài. Song gần đây, Công ty đã bị mất một số khách hàng do sản phẩm của Công ty không phong phú như sản phẩm của các doanh nghiệp tư nhân vì vậy Công ty cần tìm ra các nguyên nhân cụ thể và có biện pháp khắc phục tình trạng này.

Tóm lại, trong thời gian qua Công ty đã có sự cố gắng rất nhiều trong việc phát triển các mặt hàng và kim ngạch xuất khẩu của Công ty không ngừng tăng cao. Sản phẩm của Công ty ngày càng phong phú, đa dạng với việc đầu tư công nghệ xử lý có kết quả đã thu hút nhiều khách hàng mới đến với Công ty. Công ty ngày càng đứng vững trên thị trường và uy tín ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần có các biện pháp cải tiến mẫu mã, màu sắc của một số sản phẩm để không bị lạc hậu so với các doanh nghiệp nhỏ để lấy lại thị phần của một số mặt hàng như: mây, cói,…

Dưới đây là biểu đồ kim ngạch xuất khẩu của Công ty theo cơ cấu mặt hàng.

- 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000 2003 2004 2005 U S D 1.Tre, nứa 2.Mây 3.Bẹ chuối 4.Khác Biểu đồ 4: Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng của Công ty cổ phần Najimex từ năm 2003 – 2005.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại công ty cổ phần najimex (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)