III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP:
1. Môi trường vĩ mô:
Đây là những yếu tố của môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được, do vậy doanh nghiệp chỉ có thể cố gắng khai thác những thuận lợi và hạn chế những khó khăn do môi trường này đem lại. Môi trường vĩ mô đối với một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu bao gồm:
1.1. Các nhân tố kinh tế:
Bao gồm các nhân tố: - Lãi suất ngân hàng.
- Giai đoạn của chu kỳ kinh tế. - Cán cân thanh toán.
- Chính sách tài chính và tiền tệ. - Tỷ lệ lạm phát.
- Thu nhập quốc dân. - Mức độ thất nghiệp.
Nói chung các nhân tố này ảnh hưởng tương đối rộng nên cần phân tích, tính toán để có thể lường trước phần nào mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới công tác xuất khẩu cũng như toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh tế tốt sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, hoạt động xuất khẩu.
1.2. Nhân tố thuộc về thể chế chính trị:
Bao gồm các nhân tố:
- Quy định về sản xuất kinh doanh. - Các quy định về bảo vệ môi trường. - Các chính sách về xã hội.
- Sự ổn định của Chính phủ. - Luật pháp.
Trước khi thâm nhập vào một thị trường, doanh nghiệp phải nghiên cứu thật kỹ về thị trường đó, bao gồm: luật pháp địa phương, luật pháp quốc gia, quy định của Chính phủ, … Hoạt động của Chính phủ có thể tạo ra nguy cơ hay cơ hội cho doanh nghiệp vì vậy mà doanh nghiệp phải tuân theo các quy định của Chính phủ nhưng vấn đề quan trọng hơn cả là doanh nghiệp phải tự mình đặt ra các quy định để vừa thoả mãn các yêu cầu chung của Chính phủ và vừa đạt được mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp.
1.3. Nhân tố về tự nhiên:
Bao gồm các yếu tố về: môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, thời tiết, khí hậu, độ ẩm,…
Sự biến động của các yếu tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cần phải quan tâm đến yếu tố này nhiều hơn vì nó có thể ảnh hưởng đến việc cung ứng nguyên liệu cho sản xuất, ảnh hưởng đến việc vận chuyển hàng hoá,… cho đối tác.
1.4. Nhân tố văn hoá – xã hội:
Bao gồm các yếu tố: - Quan điểm của xã hội. - Phong tục tập quán.
- Tỷ lệ tăng dân số, cơ cấu dân số. - Tôn giáo, tín ngưỡng.
Các yếu tố này thường diễn biến chậm và kéo dài nên nhiều khi khó nhận thấy tác động của nó đến doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp cần phân tích rộng rãi hơn các nhân tố văn hoá – xã hội để nhận biết cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp.
1.5. Nhân tố công nghệ:
Trong thời đại ngày nay, công nghệ có ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của nhiều ngành thậm chí đến cả nhiều nhóm ngành khác nhau. Nó có thể làm chấm dứt một ngành này và làm xuất hiện một ngành khác tức là công nghệ mang tính huỷ diệt.
Khi áp dụngcông nghệ nhất là các công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài, doanh nghiệp cần cảnh giác với những công nghệ có thể làm cho sản phẩm của mình bị lạc hậu đi một cách trực tiếp hay gián tiếp. Vì vậy để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất nhưng cần phải dự báo xu thế phát triển của công nghệ để tránh đầu tư vốn vào các công nghệ sớm bị lạc hậu. Tuy nhiên, không phải đầu tư công nghệ mới bằng bất cứ giá nào mà không chú ý đến khả năng của doanh nghiệp cũng như hiệu quả của công nghệ mới này đem lại.