Các tiêu chí đánh giá chuyển dịch CCLĐ trong quá trình đô thị hóa

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động ở TP. Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hoá (Trang 46 - 52)

7. Cấu trúc luận án

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.5. Các tiêu chí đánh giá chuyển dịch CCLĐ trong quá trình đô thị hóa

1.1.5.1. Tiêu chí đánh giá sự chuyển dịch xét về quy mô và cơ cấu lao động

Quy mô lao động

Quy mô lao động thường được biểu hiện thông qua chỉ tiêu phản ánh số lượng lao động. Số lượng lao động là một bộ phận của nguồn lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp, các ngành, các khu vực cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đây được xem là tiêu chí quan trọng khi phân tích chuyển dịch CCLĐ bởi vì muốn phản ánh CCLĐ trước hết phải xác định được số lượng lao động.

Công thức tính: ∑LĐ = ∑

- ∑LĐ là quy mô (hay tổng số) lao động (của các bộ phận) (người)

- ∑ là số lượng lao động của bộ phận thứ n. Bộ phận có thể là lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo trình độ CMKT...

Các chỉ tiêu phản ánh quy mô LĐ bao gồm: Chỉ tiêu số lượng LĐ theo ngành (theo nhóm ngành, theo ngành cấp 1, theo ngành cấp 2,...); Chỉ tiêu số lượng LĐ

theo lãnh thổ (trong đó có thể chia ra theo ngành, theo thành phần kinh tế,...); Chỉ tiêu số lượng LĐ theo TPKT; Chỉ tiêu số lượng LĐ theo trình độ CMKT.

Dưới tác động của quá trình ĐTH, quy mô LĐ đô thị có xu hướng ngày càng tăng đặc biệt là quy mô LĐ trong khu vực công nghiệp và dịch vụ. Quy mô lao động tăng do sức hút của đô thị đối với LĐ nhập cư; do tăng cầu LĐ khi kinh tế ngày càng phát triển; do quá trình cơ giới hóa trong nông nghiệp, giải phóng sức LĐ và đô thị phát triển là nơi tiếp nhận số lao động dư thừa này từ khu vực nông thôn.

Cơ cấu lao động

Cơ cấu lao động là một phạm trù phản ánh một tập hợp các bộ phận cấu thành tổng thể lao động theo những tỉ trọng nhất định và mối quan hệ về lao động giữa các bộ phận đó. Cơ cấu lao động được tính theo công thức sau:

RLĐ ∑

Trong đó:

RLĐ: Tỉ trọng lao động của bộ phận n so với tổng thể (%)

LĐn: số lượng lao động của từng bộ phận cấu thành nên tổng thể

∑LĐ: số lượng lao động của tổng thể nghiên cứu

Các chỉ tiêu phản ánh CCLĐ theo ngành kinh tế (theo nhóm ngành, theo ngành cấp 1, theo ngành cấp 2,...); theo thành phần kinh tế; theo lãnh thổ; theo trình độ chuyên môn kỹ thuật,...

Công thức tính cơ cấu lao động đã được Tổng cục Thống kê sử dụng khi nghiên cứu tình hình lao động và việc làm hằng năm của nước ta [73], [74] cũng như được các tác giả sử dụng khi tìm hiểu đánh giá về thực trạng lao động và chuyển dịch CCLĐ ở các địa phương khác nhau [6], [20], [27], [28], [30], [60]…

1.1.5.2. Tiêu chí đánh giá sự thay đổi tỉ trọng và tốc độ chuyển dịch CCLĐ Chuyển dịch CCLĐ được tính bằng cách so sánh tỉ trọng LĐ của từng bộ phận trong tổng thể thời gian này với thời gian trước đó hoặc giữa các bộ phận trong tổng thể với nhau để thấy được đã tăng lên (hay giảm đi) bao nhiêu phần trăm [60].

Thông qua sự thay đổi tỉ trọng LĐ giữa các bộ phận là căn cứ để có thể xác định được số lượng LĐ tham gia vào hoạt động của từng bộ phận, mức độ thu hút lao

động của các bộ phận đó, đánh giá sự chuyển dịch có hợp lí và tiến bộ hay không, phù hợp với từng giai đoạn phát triển hay không?

Công thức tính sự biến đổi tỉ trọng CCLĐ của một bộ phận lao động trong một khoảng thời gian nghiên cứu như sau:

RLĐn = RLĐn(t) – RLĐn(0) Trong đó:

RLĐ: sự thay đổi tỉ trọng lao động của bộ phận n (%)

RLĐ(t): tỉ trọng lao động của bộ phận n vào năm t (năm nghiên cứu) RLĐ(0): tỉ trọng lao động của bộ phận n vào năm đầu kì nghiên cứu

Tốc độ chuyển dịch CCLĐ được biểu hiện thông qua sự thay đổi về tỉ trọng lao động giữa các bộ phận của nền kinh tế theo thời gian. Đây là tiêu chí quan trọng nhằm xác định lao động được phân bố vào các ngành kinh tế, thành phần kinh tế, lãnh thổ như thế nào, chuyển dịch nhanh hay chậm, hợp lí hay không hợp lí. Khi nghiên cứu tốc độ CDCCLĐ, Tổng cục Thống kê và nhiều tác giả đã sử dụng công thức tính tốc độ chuyển dịch CCLĐ bình quân như sau [ 27], [ 30], [48], [60], [82]...

dCCLĐ ( √ ( )() )

Trong đó:

dCCLĐ: tốc độ CDCCLĐ bình quân năm thời kì (từ sau năm gốc so sánh đến năm thứ n)

RLĐ(t): CCLĐ năm cuối (năm thứ n) của thời kì nghiên cứu RLĐ(0): CCLĐ năm gốc so sánh của thời kì nghiên cứu n: số năm tính từ năm gốc so sánh cho đến năm báo cáo.

Nghiên cứu CDCCLĐ trong quá trình ĐTH cần đánh giá sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, đặc biệt xem xét sự dịch chuyển trong cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp và dịch vụ. ĐTH đi kèm với quá trình CNH làm gia tăng các hoạt động công nghiệp, thương mại và dịch vụ trong đô thị. Tại các vùng ĐTH, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nhường chỗ cho hoạt động CN, cư trú và CSHT đô thị, sản xuất nông nghiệp giảm. Một bộ phận LĐ nông

nghiệp không có việc làm phải chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp khác.

Dẫn đến chuyển dịch LĐ trong các ngành kinh tế, TPKT, trong các khu vực ĐTH.

1.1.5.3. Tiêu chí đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với cơ cấu kinh tế và năng suất lao động

Chuyển dịch CCLĐ gắn với chuyển dịch CCKT

Chuyển dịch CCLĐ gắn liền với chuyển dịch CCKT. Dựa trên so sánh về sự thay đổi tỉ trọng và tốc độ tăng giảm giữa CCKT và CCLĐ qua một mốc thời gian để thấy được sự thay đổi CCLĐ so với thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế có phù hợp và tương thích với nhau hay không, tốc độ chuyển dịch là nhanh hay chậm, sự chuyển dịch đó có mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội hay không?

Chuyển dịch CCLĐ gắn với thay đổi NSLĐ

Yếu tố góp phần không nhỏ vào sự thay đổi về quy mô và di chuyển lao động giữa các ngành, các vùng trong quá trình đô thị hóa là năng suất của người lao động.

Người lao động có xu hướng di chuyển từ ngành, vùng có NSLĐ thấp sang những ngành, vùng có NSLĐ cao hơn. Vì vậy, cần phân tích rõ mối quan hệ giữa NSLĐ và chuyển dịch CCLĐ để đo lường mức độ ảnh hưởng trên [27], [42].

Năng suất lao động là chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng lao động, thường đo bằng tổng sản phẩm trong nước (theo giá hiện hành) tính bình quân một lao động trong thời kì nghiên cứu (thường là một năm). Công thức tính năng suất lao động như sau [42], [70], [88]:

∑ ∑ NSLĐ: năng suất lao động (VNĐ/lao động)

∑ : tổng sản phẩm trong nước (GDP)

∑ : Tổng số lao động làm việc

Nghiên cứu tiêu chí này không chỉ thể hiện hiệu quả sản xuất và dịch vụ mà còn là động lực để cải thiện đời sống và tăng thu nhập của người lao động, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCLĐ đạt hiệu quả.

1.1.5.4. Tiêu chí đánh giá sự chuyển dịch xét về trình độ chuyên môn kĩ thuật Trình độ CMKT của người lao động là người lao động được nhận một chứng nhận bằng cấp về trình độ chuyên môn theo ngành nghề đào tạo nào đó qua thời gian đào tạo nhất định theo quy định về chương trình đào tạo của hệ thống đào tạo nước ta. Theo Tổng cục Thống kê, trình độ chuyên môn của người lao động được phân thành bốn cấp bậc: đào tạo nghề, trình độ trung học chuyên nghiệp, trình độ cao đẳng, trình độ đại học trở lên (đại học, thạc sĩ, tiến sĩ) [69]. Trình độ CMKT của người lao động được thể hiện thông qua chỉ tiêu tỉ lệ lao động đã qua đào tạo:

∑ rCMKT: tỉ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo (%) LĐCMKT : lao động đang làm việc đã qua đào tạo

∑ tổng số lao động đang làm việc

Trong quá trình đô thị hóa, trình độ CMKT của người lao động không ngừng được nâng cao. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo ngày càng tăng do sự cạnh tranh gay gắt về việc làm đòi hỏi người lao động phải có trình độ, kinh nghiệm; người lao động dễ dàng tiếp cận với hệ thống giáo dục đa dạng các cấp; việc trang bị và trang bị lại công nghệ hiện đại trong quá trình CNH – HĐH sẽ gia tăng số lượng lao động có trình độ, có khả năng sử dụng kĩ thuật tiên tiến, hiện đại.

1.1.5.5. Tiêu chí đánh giá sự chuyển dịch lao động theo Thương số vị trí Để làm rõ hơn sự CDCCLĐ theo ngành và lãnh thổ của TP. HCM trong quá trình ĐTH, luận án sử dụng Thương số vị trí. Thương số vị trí là thước đo để đo mức độ tập trung địa lí của một ngành kinh tế, được xác định bằng tỉ lệ giữa việc làm của một ngành trên tổng việc làm của địa phương chia cho tỉ lệ việc làm của ngành đó trên tổng việc làm của toàn quốc. Nếu kết quả thu được lớn hơn (hoặc nhỏ hơn 1), thì vị trí (địa phương) đó có mức độ chuyên môn hóa ngành cao hơn (hoặc nhỏ hơn) so với mức trung bình trong toàn quốc. Chỉ số vị trí càng cao nghĩa là mức độ tập trung, hoặc chuyên môn hóa của ngành tại vị trí (địa phương) cụ thể đó càng cao [41, tr.30].

Công thức:

LQi: Thương số vị trí của ngành i

: số lao động làm việc trong ngành i tại địa phương K : tổng số lao động làm việc tại địa phương K

: số lao động làm việc trong ngành i của cả nước : tổng số lao động làm việc của cả nước

Theo phân tích của Ngân hàng thế giới [41], các hoạt động phi nông nghiệp ở nước ta tập trung nhiều ở các thành phố lớn và sự chuyên môn hóa sẽ giảm dần khi chuyển sang các thành phố nhỏ hơn. Các đô thị đặc biệt, cũng là các thành phố lớn nhất, có mức độ chuyên môn hóa cao hơn về các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiếp theo là các ngành thương mại, dịch vụ (phụ lục 1). Theo khoảng cách từ Hà Nội và TP. HCM cho thấy, một số lượng lớn việc làm và tốc độ tăng trưởng cao nhất tập trung tại Hà Nội, TP. HCM và các vùng ngoại ô lân cận trong vòng bán kính 70 km tính từ trung tâm thành phố.

Sản xuất công nghiệp thường có xu hướng tập trung trước hết ở các thành phố lớn trong giai đoạn đầu của quá trình CNH, ĐTH: trước hết tập trung tại các trung tâm đô thị lõi, sau đó ngành sản xuất sẽ liên tục mở rộng ra các vùng ngoại ô (“ngoại ô hóa”), cuối cùng sẽ tiến đến các thị trấn nhỏ hoặc nông thôn [41, tr.30].

Ngoài ra, sự tập trung các hoạt động sản xuất công nghiệp không chỉ giới hạn trong các ranh giới đô thị hành chính. Trong nhiều trường hợp, các làng xã nông thôn nằm gần các thành phố lớn (thường trong phạm vi bán kính 50 km) cũng là nơi phát triển nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp.

1.1.5.6. Tiêu chí so sánh chuyển dịch CCLĐ giữa các khu vực lãnh thổ Để đánh giá những nét đặc thù của chuyển dịch CCLĐ trong nền kinh tế một địa phương cần phải so sánh CCLĐ và tốc độ chuyển dịch CCLĐ của địa phương đó so với địa phương khác. Ngoài ra, khi xem xét những nét đặc thù trong chuyển dịch CCLĐ ở một địa phương cần so sánh cơ cấu lao động và tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương đó so với mức bình quân của vùng hoặc đất nước.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động ở TP. Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hoá (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)