Các định hướng cụ thể ở TP. HCM

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động ở TP. Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hoá (Trang 145 - 156)

Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở

3.1.3. Các định hướng cụ thể ở TP. HCM

Quy mô, tăng trưởng kinh tế

TP. HCM tiếp tục đi đầu trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, phát huy những lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội để giữ vững vai trò là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp ngày càng lớn trong cơ cấu GDP của cả nước.

Vị trí trung tâm của thành phố trong mối quan hệ lãnh thổ với các vùng như ĐBSCL, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên thúc đẩy mạnh mẽ mối quan hệ giao lưu, trao đổi – hợp tác về kinh tế cũng như lao động giữa TP. HCM với các tỉnh thành của các vùng miền.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn cao hơn so với cả nước, trong đó, khu vực dịch vụ có tốc độ tăng nhanh nhất và đóng góp nhiều nhất trong cơ cấu GDP; tiếp theo là khu vực công nghiệp – xây dựng và thấp nhất là khu vực nông nghiệp.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM đến năm 2025, TP. HCM đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo chiều sâu: phát triển nhanh các ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng KHCN cao, giá trị gia tăng lớn; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái. Hình thành cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

Ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng và tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP, trở thành trung tâm tài chính và dịch vụ cao cấp của cả nước và khu vực. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khu vực dịch vụ giai đoạn 2016 - 2020 đạt từ 10,17% - 11%/năm, giai đoạn 2021 - 2025 đạt từ 8,55% - 9,37 %/năm. Đến năm 2025, tỉ trọng khu vực dịch vụ là 58,29% - 61,10% trong cơ cấu GDP [67].

Thành phố tập trung phát triển 9 nhóm ngành dịch vụ có giá trị cao và ưu thế cạnh tranh mạnh là tài chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm; thương mại; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng - hậu cần hàng hải và xuất nhập khẩu; bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin - truyền thông; kinh doanh tài sản - bất động sản; dịch vụ thông tin tư vấn, KHCN; du lịch; y tế; giáo dục - đào tạo. Định hướng này phù hợp với nguồn lực và xu hướng phát triển của TP. HCM để trở thành trung tâm dịch vụ khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, việc tập trung phát triển cùng một lúc 9 nhóm ngành dịch vụ là quá nhiều, dễ dẫn đến đầu tư dàn trải, không có trọng tâm làm cho quá trình CDCCKT diễn ra chậm, không đem lại hiệu quả như mong đợi.

Theo phân tích mục 2.2.2 ta thấy nhiều ngành chiếm tỉ trọng rất thấp trong GDP, thậm chí tỉ trọng có xu hướng giảm (bảng 2.2). Vì vậy, thành phố nên xác định quá trình CDCCKT theo từng giai đoạn, có thể là giai đoạn 5 năm, lựa chọn một số ngành để tập trung đầu tư, sau đó tiếp tục đầu tư sang các ngành khác. Trước mắt, cần tập trung vào các ngành thành phố có lợi thế cạnh tranh, có hàm lượng KHCN và giá trị gia tăng cao như thương mại quốc tế, tài chính-ngân hàng, vận tải- dịch vụ cảng, bưu chính viễn thông, du lịch. Đây là những ngành hiện có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp phần lớn vào tỉ trọng GDP khu vực dịch vụ thành phố.

Công nghiệp đã và đang được tập trung ưu tiên phát triển các ngành có hàm lượng KHCN và giá trị gia tăng cao, có lợi thế cạnh tranh, trong đó tập trung phát

triển 4 nhóm ngành mũi nhọn là cơ khí, điện tử - tin học, hóa chất, chế biến thực phẩm – đồ uống. Hiện nay, TP. HCM đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các tỉnh thuộc vùng KTTĐPN về thu hút vốn đầu tư, lao động, thị trường… đòi hỏi thành phố phải có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với lợi thế của mình trong giai đoạn mới. Đó là các lợi thế về: lực lượng lao động kĩ thuật cao, đội ngũ công nhân lành nghề, trung tâm giáo dục hàng đầu cả nước; hệ thống CSHT hoàn thiện nhất nước; hệ thống công nghiệp phụ trợ;

đầu mối giao thông quốc tế và thị trường tiêu thụ lớn nhất cả nước…

Những lợi thế này giúp cho TP. HCM có điều kiện thuận lợi tập trung chuyển dịch sang các ngành công nghiệp kĩ thuật cao, giá trị gia tăng cao; phát triển các ngành dịch vụ hiện đại, dịch vụ hỗ trợ sản xuất. Trong thời gian tới, các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, năng suất lao động thấp, những ngành mà thành phố không có lợi thế cạnh tranh có xu hướng chuyển dịch sang các địa phương khác nhất là các địa phương thuộc VKTTĐ phía Nam.

Song song với việc thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ, ngành nông nghiệp được đầu tư phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả và phát triển bền vững. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, gắn nông nghiệp sinh thái với công nghiệp chế biến, sản xuất nông nghiệp kết hợp với kinh doanh, phục vụ du lịch. Chỉ tiêu đến năm 2025 tỉ trọng nông nghiệp chiếm khoảng 0,61 - 0,66% trong cơ cấu GDP, lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khoảng 40.000 - 50.000 người.

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu ngành kinh tế TP. HCM năm 2013 và dự báo đến năm 2025 (%)

0,6

38,3 61,1

Năm 2025 Nông nghiệp

Công nghiệp Dịch vụ Nguồn: [67]

1,0

40,6 58,4

Năm 2013

Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế, khu vực nhà nước tiếp tục có xu hướng giảm tỉ trọng, tăng nhanh ở khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Trong thời gian tới, với sự phát triển nhanh của KHCN, nhất là công nghệ thông tin và truyền thông tạo điều kiện cho thành phố nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất. Đây là yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, nhất là đối với các nhà đầu tư đến từ các nước phát triển.

Ngoài ra, thành phố đang thu hút đầu tư vào các ngành có trình độ công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn phù hợp với quá trình CDCCKT như đã phân tích ở trên. Vì vậy, giai đoạn tới TP. HCM vẫn sẽ là địa phương đi đầu trong thu hút đầu tư nước ngoài FDI, các tập đoàn lớn của nước ngoài vẫn tiếp tục đầu tư vào thành phố, đặc biệt là các ngành có hàm lượng KHCN cao, các dịch vụ cao cấp, tài chính, ngân hàng, bất động sản, y tế, giáo dục phù hợp với quy hoạch phát triển thành phố. Hiện nay, khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 23,8% cơ cấu GDP (2013), nếu thành phố có những điều chỉnh về cơ chế và chính sách phù hợp thì khu vực này trong những năm tới sẽ có sự chuyển dịch theo hướng tích cực cả về số lượng và chất lượng.

Phát triển các KCN - KCX

Quy hoạch các khu - cụm công nghiệp tập trung của TP. HCM đến năm 2025 bao gồm 1 khu công nghệ cao có diện tích 872 ha; 20 KCN tập trung, KCX có diện tích 6.020 ha và các cụm công nghiệp địa phương (cũ và mới) có diện tích 1.900 ha.

Trong thời gian tới, thành phố phát triển các KCN – KCX theo các hướng sau:

Thứ nhất, thành phố di dời các xí nghiệp công nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực nội thành cũ, hạn chế phát triển công nghiệp ở khu vực vùng ven, mở rộng và thành lập mới các khu - cụm công nghiệp tại khu vực ngoại thành.

Vùng phát triển công nghiệp được phát triển tại các quận mới và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè. Hiện nay, HEPZA quản lý 13 KCN - KCX đang hoạt động với tổng diện tích là 2.471,83 ha, tập trung tại các quận mới Q.2, 7, 12, Thủ Đức, Bình Tân và các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè. Dự kiến thành lập thêm 6 KCN mới với tổng diện tích là 1.455,0 ha tập trung ở các huyện Củ Chi (KCN Phước Hiệp, Bàu Đưng), Hóc Môn (KCN Xuân Thới Thượng), Bình Chánh (KCN Lê Minh Xuân 2, 3, Vĩnh Lộc 3). Đồng thời thực hiện mở rộng 4 KCN ở Nhà

Bè (KCN Hiệp Phước GĐ3), Bình Chánh (KCN Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc), Củ Chi (KCN Tây Bắc Củ Chi GĐ2).

Thứ hai, thực hiện chuyển dịch cơ cấu theo hướng thu hút đầu tư phát triển những ngành công nghiệp sử dụng kỹ thuật và công nghệ cao, tạo ra những sản phẩm có giá trị xuất khẩu lớn, hạn chế tiếp nhận các dự án đầu tư mới sử dụng nhiều lao động phổ thông. Tại các KCN mở rộng và hình thành mới thu hút các ngành mũi nhọn gắn với quy hoạch các ngành công nghiệp chủ lực của thành phố như điện - điện tử, hóa chất cơ bản, cơ khí, chế biến thực phẩm... và công nghiệp phụ trợ, công nghiệp sạch không gây ô nhiễm môi trường.

Thứ ba, phát triển các KCN - KCX của thành phố phù hợp với chiến lược phát triển và phân bố lực lượng sản xuất của toàn vùng, có mối quan hệ hợp tác với các KCN của các tỉnh lân cận trong VKTTĐPN nhằm khắc phục nhược điểm manh mún, dàn trải, cạnh tranh lẫn nhau, giải quyết các vấn đề về môi trường và xã hội.

Tóm lại, theo định hướng đến 2025, cơ cấu kinh tế TP. HCM chuyển dịch mạnh mẽ từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, từ sản xuất công nghiệp sang các hoạt động dịch vụ; phát triển kinh tế mở cửa nhiều thành phần, tăng cường thu hút vốn trong và ngoài nước, tập trung phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, đẩy mạnh xuất khẩu nhằm tiếp cận với thị trường thế giới; Phát triển các KCN của thành phố phù hợp với chiến lược phát triển và phân bố lực lượng sản xuất của toàn vùng, có mối quan hệ hợp tác với các KCN của các tỉnh lân cận trong một thể thống nhất. Với định hướng phát triển như trên, trong thời gian tới lao động có xu hướng tập trung dịch chuyển sang khu vực dịch vụ, khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao ngày càng tăng, lao động chân tay giản đơn giảm và xu hướng chuyển dần sang các tỉnh thành lân cận.

3.1.3.2. Định hướng về đô thị hóa

Quy mô dân số thành phố

Bảng 3.2: Dân số TP. HCM năm 2013 và dự kiến phân bố đến năm 2025

Năm 2013 2025 TĐTBQ

2014 - 2025

Đơn vị Người % Người % %

Nội đô 4.075.951 51,3 4.500.000 45,0 0,83

Quận mới 2.358.057 29,7 2.900.000 29,0 1,74

Các huyện 1.505.744 19,0 2.600.000 26,0 4,66

Toàn thành 7.939.752 100 10.000.000 100 1,94

Nguồn: [13], [65]

Theo “Quy hoạch chung xây dựng TP. HCM đến năm 2025” [65] thì quy mô dân số dự kiến của TP. HCM là 10 triệu người và có khoảng 2,5 triệu khách vãng lai. Trong đó, dân số khu nội đô khoảng 4,5 triệu người; khu vực vùng ven, quận mới dân số khoảng 2,9 triệu người; khu vực ngoại thành khoảng 2,6 triệu người (trong đó dân nông thôn khoảng 0,5 triệu người).

Theo quy hoạch trên thì khu vực nội đô có tốc độ tăng dân số thấp nhất, trung bình 0,83 %/năm giai đoạn 2014 – 2025; khu vực ngoại thành có tốc độ tăng dân số cao nhất 4,66 %/năm; khu vực quận mới tốc độ tăng đạt 1,74 %/năm. Tuy nhiên, nếu so sánh với giai đoạn trước 2000 – 2013 (xem bảng 2.6), ta thấy khu vực vùng ven, quận mới có tốc độ tăng dân số cao nhất 8,59 %/năm, khu vực ngoại thành tốc độ tăng là 3,59 %/năm. Trong điều kiện khu vực vùng ven, quận mới vẫn tiếp tục được quy hoạch là nơi tập trung các KCN – KCX; đầu tư xây dựng các khu đô thị mới có quy mô lớn, hiện đại (khu đô thị mới Thủ Thiêm Q.2 diện tích 737 ha, Khu công nghệ cao Q.9 diện tích 872 ha); xây dựng và hiện đại hệ thống CSHT và CSVCKT đô thị; là nơi có sức hút dân cư lớn, đặc biệt là lao động nhập cư thì tốc độ tăng dân số có xu hướng giảm đột ngột từ 8,59 %/năm xuống còn 1,74 %/năm là điều khó có thể xảy ra. Năm 2013, dân số ở khu vực quận mới đã là 2,3 triệu người, đến năm 2025 theo quy hoạch là 2,9 triệu người, tuy nhiên, thực tế dân số sẽ có thể tăng cao hơn so với quy hoạch.

Cơ cấu sử dụng đất

Theo “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của TP. HCM” [10] thì diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp giai đoạn 2013 – 2020 là 34.895 ha, trung bình giảm 4.985 ha/năm. Cơ cấu sử dụng đất có sự chuyển dịch mạnh mẽ, trong đó đất nông nghiệp giảm 16,8%, đất phi nông nghiệp tăng 16,9% trong giai đoạn 2013 – 2020 (biểu đồ 3.2).

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu sử dụng đất của TP. HCM năm 2013 và dự kiến 2020 (%)

Đất đai của các huyện ngoại thành có sự chuyển dịch nhanh nhất do quá trình ĐTH diễn ra mạnh mẽ, quỹ đất dành cho nông nghiệp còn khá lớn, có khả năng chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất phi nông nghiệp. Theo định hướng đến năm 2025, các huyện có 4 KCN dự kiến mở rộng với quy mô diện tích là 849,24 ha và 6 KCN dự kiến thành lập mới với tổng diện tích 1.455 ha; phát triển hai khu đô thị mới quy mô lớn là KĐT Tây – Bắc (Củ Chi, Hóc Môn) diện tích khoảng 6.000 ha và KĐT cảng Hiệp Phước (Nhà Bè) diện tích 3.900 ha; xây dựng các cụm công nghiệp, khu dân cư mới, mở rộng và xây dựng mới hệ thống CSHT đô thị…làm cho diện tích đất nông nghiệp giảm nhanh chóng, tăng diện tích đất phi nông nghiệp.

Đất đai ở khu vực nội đô chủ yếu là đất phi nông nghiệp và không có sự biến động nhiều. Khu vực vùng ven xu hướng giảm diện tích đất nông nghiệp xuống còn tỉ lệ thấp, đất đai chủ yếu để phục vụ cho xây dựng các khu đô thị mới hiện đại, các khu dân cư, đất cho CSHT, xây dựng và quy hoạch mạng lưới GTVT, các cơ sở nghiên cứu, giáo dục, nghỉ ngơi, giải trí, công viên cây xanh, nhà ở, cơ sở sản xuất...

39,0 60,9

Năm 2020 0,1 Đất nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Nguồn: tính toán từ [10]

55,8 44,0

0,2

Năm 2013

Phát triển không gian đô thị

Khu vực nội đô

Gồm các quận nội thành cũ với diện tích tự nhiên là 14.100 ha, chỉ tiêu bình quân đất xây dựng đô thị 31,6 m2/người, đất ở 13,1 m2/người. Đây là khu vực có quá trình phát triển trên 300 năm, quá trình đô thị hóa diễn ra sớm nhất, nơi tập trung các cơ quan hành chính, các tổ chức đầu não cấp Trung ương và Thành phố, các trung tâm thương mại, tài chính ngân hàng, trung tâm văn hóa khoa học kĩ thuật… Trọng tâm ở khu vực này là cải tạo, chỉnh trang kết hợp với xây dựng mới mạng lưới giao thông, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đô thị; di dời các cơ sở xí nghiệp công nghiệp ra bên ngoài; tập trung phát triển các ngành thương mại – dịch vụ, đặc biệt là các ngành dịch vụ chất lượng cao.

Trung tâm tổng hợp chính của thành phố thuộc địa bàn Quận 1, Quận 3, một phần Quận 4, Bình Thạnh và mở rộng sang khu đô thị mới Thủ Thiêm. Chức năng chính là trung tâm hành chính, văn hóa, lịch sử; trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp; trung tâm KHCN, giáo dục đào tạo chất lượng cao.

Các khu vực còn lại thuộc địa bàn Quận 5, 6, 8, 10, 11, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình có chức năng là trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ; trung tâm KHCN, y tế, GD - ĐT, văn hóa - thể thao; trung tâm công nghiệp công nghệ cao.

Khu vực vùng ven

Gồm 7 quận mới diện tích đất khoảng 35.100 ha, chỉ tiêu đất xây dựng đô thị 104 m2/người, gấp 3,3 lần nội thành cũ. Đây là khu vực đang đô thị hóa rất nhanh.

Thời gian qua khu vực này đã tiếp nhận một bộ phận lớn dân cư được điều chuyển từ trung tâm ra, chia sẻ một số chức năng mà khu vực trung tâm đã quá tải. Định hướng trong thời gian tới, khu vực này tập trung xây dựng CSHT đô thị mới theo hướng hiện đại, đồng bộ; xây dựng một số khu đô thị mới có quy mô lớn, hiện đại;

hoàn thiện và hiện đại các KCN – KCX hiện có, không xây dựng mới các KCN;

tiếp nhận các trường ĐH, CĐ, THCN từ nội thành di chuyển ra…

Chức năng chính của khu vực là trung tâm công nghiệp, ưu tiên các ngành công nghiệp có hàm lượng KHCN cao, giá trị gia tăng lớn; các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, gây ô nhiễm môi trường sẽ chuyển dịch dần ra khu vực

ngoại thành và các tỉnh thành lân cận. Ngoài ra, còn có chức năng là trung tâm dịch vụ, KHCN, giáo dục, y tế, thể dục – thể thao, ...

Khu vực ngoại thành

Dân số khoảng 2,7 - 3 triệu người, trong đó dân nông thôn 0,5 triệu người, với tổng diện tích là 160.200 ha. Sẽ xây dựng nhiều KCN tập trung, diện tích khoảng 7.000 ha, thu hút 20% lực lượng lao động, ưu tiên công nghệ hàm lượng khoa học kĩ thuật cao, ít ô nhiễm môi trường (hiện trạng đã xây dựng 2.000 ha). Hình thành vùng nông nghiệp kết hợp vành đai sinh thái được phát triển tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ. Các khu dân cư nông thôn được phát triển tại huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè.

Hướng phát triển không gian đô thị

Quy hoạch phát triển không gian đô thị TP. HCM thì khu đô thị trung tâm của thành phố là khu vực nội đô, khu đô thị mới Thủ Thiêm và mở rộng phát triển theo bốn hướng, trong đó hai hướng chính là hướng Đông (hành lang phát triển là tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây và dọc tuyến xa lộ Hà Nội) và Nam (ra biển với hành lang phát triển là tuyến Nguyễn Hữu Thọ), hai hướng phụ là Bắc, Tây Bắc (hành lang phát triển là tuyến Quốc lộ 22 (Xa lộ Xuyên Á) và Tây, Tây Nam (hành lang phát triển là tuyến Nguyễn Văn Linh).

Hướng Đông và Nam là hai hướng phát triển chính, nhưng trong thời gian qua, hai hướng phụ Bắc, Tây Bắc và Tây, Tây Nam lại phát triển mạnh, trở thành hai hướng có tốc độ ĐTH cao hơn, tốc độ tăng dân số và lao động nhanh nhất (phân tích ở mục 2.3.3.2). Trong thời gian tới, hai hướng này tiếp tục có sự gia tăng lao động nhanh chóng do quỹ đất nông nghiệp còn lớn, có khả năng chuyển đổi sang mục đích phi nông nghiệp; các KCN được mở rộng và xây dựng mới đều tập trung ở hai hướng này (Củ Chi, Bình Chánh); mạng lưới CSHT đã và đang được xây dựng; hình thành nhiều khu đô thị mới (Bình Chánh, Bình Tân, Củ Chi, Hóc Môn).

Phía Đông – Đông Bắc (Q.2, 9, Thủ Đức) được xác định là hướng chính của thành phố với hệ thống CSHT được đầu tư xây dựng mới, hiện đại như đại lộ Đông – Tây nối liền cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây, tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên, mở rộng xa lộ Hà Nội,… Hạt nhân của khu vực là Khu công nghệ cao

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động ở TP. Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hoá (Trang 145 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)