Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động đạt hiệu quả

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động ở TP. Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hoá (Trang 158 - 162)

Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở

3.2.2. Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động đạt hiệu quả

Quá trình CNH – ĐTH ở TP. HCM cũng chính là quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, đẩy nhanh việc CDCCKT theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Theo quyết định số 2631/QĐ-TTg về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH TP. HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”, thành phố đã xác định ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, trong đó tập trung phát triển 9 nhóm ngành dịch vụ trọng yếu và 4 nhóm ngành công nghiệp trọng điểm phù hợp với vị trí, vai trò và tiềm năng của thành phố. Để thực hiện quá trình CDCCKT theo đúng định hướng và đạt hiệu quả cao, góp phần đẩy nhanh quá trình CDCCLĐ, TP. HCM cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Đối với ngành công nghiệp

Tập trung đầu tư vào các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao như công nghệ phần mềm, công nghiệp cơ khí, điện tử, hóa chất... bằng cách quy hoạch và phát triển các khu công nghệ cao hiện có như Khu công nghệ cao Quận 9, Công viên phần mềm Quang Trung; đồng thời hình thành một số KCN phục vụ các ngành công nghệ cao của TP. HCM. Phát triển công nghiệp phụ trợ và tăng cường sản xuất các sản phẩm thay thế nhập khẩu, thực hiện mục tiêu nội địa hóa sản phẩm và tăng năng lực cạnh tranh hàng hóa trên thị trường trong nước và quốc tế. Cần phân bổ nguồn lực hợp lí, có trọng tâm, trọng điểm, không đầu tư dàn trải, kém hiệu quả.

Bên cạnh tập trung phát triển các ngành công nghiệp cao, vẫn duy trì phát triển các ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ… nhằm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, trong nội bộ các ngành này phải nâng cấp đầu tư, đổi mới công nghệ, cải tiến thiết bị dây chuyển sản xuất hiện đại, nâng cao tay nghề và ổn định việc làm cho người lao động. Hạn chế mở rộng và tiếp nhận các dự án mới liên

quan đến các ngành thâm dụng lao động, gây ô nhiễm môi trường… Sử dụng nguồn lao động hợp lí cùng với việc khai thác tiềm năng và ứng dụng tiến bộ KHCN theo chiều hướng: công nghệ tầng cao, mũi nhọn cần nhiều vốn đầu tư nhưng thu hút lao động có chất lượng cao với số lượng ít. Đồng thời, phát triển công nghệ tầng thấp để phát triển công nghiệp truyền thống, dịch vụ cần ít vốn nhưng có hệ số việc làm cao, tạo nên sự chuyển dịch mạnh mẽ CCKT và CCLĐ theo ngành phù hợp với xu hướng phát triển.

Tiếp tục đầu tư phát triển các KCN – KCX, các cơ sở công nghiệp tập trung ở ngoại thành, dần di dời hết các cơ sở công nghiệp ở nội thành ra ngoại thành. Xây dựng một số KCN chuyên ngành như KCN cơ khí chế tạo, KCN hóa chất, KCN cao nhằm tạo điều kiện thuận lợi ứng dụng các công nghệ cao vào sản xuất. Đối với các KCN đã và đang xây dựng, cần rà soát và quy hoạch lại nhằm củng cố, lấp đầy, sử dụng hiệu quả diện tích đã được cấp và đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường sinh thái trong và ngoài khu công nghiệp. Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng cho các khu công nghiệp và kết nối với bên ngoài, đảm bảo hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, năng lượng một cách tốt nhất phục vụ sản xuất và thu hút đầu tư.

- Đối với ngành nông nghiệp

Tập trung tạo ra những nông sản chủ lực của TP. HCM phù hợp với điều kiện của đô thị đang có diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp. Có thể tập trung nuôi trồng một số sản phẩm vừa cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, vừa khai thác để phục vụ cho phát triển du lịch như hoa lan, cây kiểng, cá sấu…Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, hỗ trợ nông dân chuyển đổi mô hình kinh tế và phát triển nông nghiệp đô thị. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn (hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước…) đang là yêu cầu cấp bách nhằm phát triển nông thôn.

Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với đặc thù của từng huyện, chú trọng phát triển mô hình nông nghiệp đô thị. Ưu tiên hình thành và phát triển các đơn vị sản xuất cây giống, con giống chất lượng cao, trở thành thị trường cung cấp cây, con giống chất lượng cao cho khu vực phía Nam.

- Đối với ngành dịch vụ

Cần có những chiến lược phát triển riêng của từng ngành dịch vụ. Trong đó, đặt trọng tâm vào các ngành, các lĩnh vực dịch vụ then chốt như thương mại, tài chính – ngân hàng – bảo hiểm, bưu chính viễn thông, thông tin và truyền thông…

Đối với ngành du lịch: Quy hoạch đầu tư, hợp tác phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tuyến điểm du lịch. Tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng của thành phố để thu hút đầu tư. Thành phố cũng cần tăng cường hợp tác phát triển du lịch theo hướng liên kết vùng, đặc biệt tạo thành các tuyến điểm du lịch với các tỉnh như Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Bình Thuận…

Trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo: xem đây là một trong những lĩnh vực quan trọng của thành phố, vừa tạo ra nguồn lao động có chất lượng cao vừa là hoạt động kinh tế đem lại nguồn thu lớn, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho thành phố.

- Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài

Tăng cường các hoạt động đối ngoại, quảng bá hình ảnh của TP. HCM, mở rộng các hoạt động giao lưu học hỏi kinh nghiệm nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư từ bên ngoài. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường, các doanh nghiệp của TP. HCM phải am hiểu về thị trường, luật pháp quốc tế.

Khu vực FDI tạo ra khá nhiều việc làm cho người lao động, đẩy nhanh việc chuyển dịch CCLĐ của TP. HCM nhưng điều đáng nói là chủ yếu tập trung vào khai thác lợi thế lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, nguồn tài nguyên có sẵn, thị trường tiêu thụ rộng lớn để lắp ráp, gia công sản phẩm tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, thâm dụng lao động với năng suất lao động thấp, trình độ lao động không cao (như dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, lắp ráp điện tử…). Vì vậy thành phố cần lựa chọn nhà đầu tư và các dự án đầu tư phù hợp với thế mạnh và theo đúng định hướng chuyển dịch CCKT của TP. HCM.

Tập trung ưu tiên các dự án đầu tư có quy mô lớn thuộc các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, sử dụng lao động có trình độ (điện, điện tử - viễn thông, cơ khí chế tạo, hóa dược…) và các nhóm ngành dịch vụ chủ lực của thành phố. Ưu tiên các nhà đầu tư

có tiềm lực về vốn và công nghệ hiện đại đến từ các nước phát triển châu Âu, Hoa Kì, Nhật Bản…

Tăng cường các hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư, phối hợp giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch thành phố. Chủ động tiếp cận và hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng có nhu cầu đầu tư vào thành phố. Tăng cường cung cấp thông tin, quảng bá môi trường đầu tư, hỏi đáp và đối thoại với các nhà đầu tư.

- Phát triển khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động Như phân tích ở mục 2.3.2 các doanh nghiệp của TP. HCM, đặc biệt là các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước phần lớn là doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ, phát triển trong các ngành nghề có chuyên môn kĩ thuật không cao, năng suất lao động thấp… nên nhu cầu về vốn cho mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại để thay thế lao động phổ thông là yêu cầu cấp thiết nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCLĐ theo hướng chất lượng. Vì vậy cần hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, phát triển khoa học công nghệ trong các doanh nghiệp, xí nghiệp bằng một số giải pháp sau:

Hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lí và phát triển KHCN. Nhà nước và chính quyền thành phố cho phép thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ, hỗ trợ vốn ban đầu để hoạt động, có chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào phát triển khoa học, công nghệ.

Huy động nguồn vốn đầu tư cho phát triển KHCN. Thực hiện chính sách hỗ trợ vốn, KHKT cho các doanh nghiệp thực hiện việc đổi mới dây chuyền công nghệ tiên tiến thay thế cho những dây chuyền công nghệ cũ, hình thức sản xuất lạc hậu trước đây. Cần đẩy mạnh hình thức xã hội hóa trong lĩnh vực KHCN, ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ nhà nước, có thể vay từ ngân hàng, huy động vốn đầu tư từ trong dân và từ các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục đào tạo và KHCN.

Tăng cường hội nhập quốc tế về KHCN, thu hút vốn đầu tư vào các ngành có hàm lượng KHCN cao, các ngành công nghệ mới; học hỏi và chuyển giao các thành tựu khoa học mới của các nước phát triển. Hoàn thiện và xây dựng mới các công trình khu công nghệ cao, trung tâm công nghệ nghiên cứu và ứng dụng nhằm thu

hút nguồn vốn và các dự án đầu tư vào sản xuất kinh doanh của nước ngoài cũng như các doanh nghiệp trong nước

Triển khai những ứng dụng KHCN vào đời sống, sản xuất, phát triển các ngành mũi nhọn, phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị cho các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh để nâng cao năng suất lao động, sử dụng lao động hợp lí trong các ngành nghề

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động ở TP. Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hoá (Trang 158 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)