Giải pháp về tăng cường hợp tác giữa TP. HCM với các địa phương trong và ngoài Vùng KTTĐPN

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động ở TP. Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hoá (Trang 172 - 178)

Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở

3.2.6. Giải pháp về tăng cường hợp tác giữa TP. HCM với các địa phương trong và ngoài Vùng KTTĐPN

Liên kết Vùng trong chính sách phát triển kinh tế nói chung và quá trình đô thị hóa nói riêng là yêu cầu cấp bách của TP. HCM với các địa phương trong và ngoài Vùng KTTĐPN hiện nay. Trong quá trình đô thị hóa, do đất đai có hạn, xu hướng phát triển không gian đô thị của TP. HCM đã vượt khỏi ranh giới hành chính, mở rộng ra đến các tỉnh thành lân cận. Như phân tích ở mục 2.2.2.2, lao động nhập cư của thành phố chủ yếu đến từ các tỉnh thành lân cận thuộc vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL, chủ yếu là lực lượng lao động phổ thông đến từ các vùng nông thôn và hoạt động kinh tế là nông nghiệp nên trình độ chuyên môn và tay nghề thấp. Trong bối cảnh TP. HCM đang có sự điều chỉnh về mô hình tăng trưởng kinh tế sang chiều sâu thì việc tăng cường hợp tác liên kết Vùng sẽ giúp thực hiện việc phân công lao động xã hội hợp lí nhằm phát huy được tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội.

TP. HCM: có thế mạnh về đội ngũ cán bộ quản lí và cán bộ kĩ thuật có trình độ chuyên môn cao, hệ thống CSHT (giao thông, điện nước, TTLL…) tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ, các KCN – KCX đã và đang hoạt động nhằm góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương và các tỉnh làm nền tảng để phát triển công nghiệp và dịch vụ cho toàn vùng KTTĐPN.

Các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu: nơi tập trung hàng loạt các KCN với quy mô lớn về diện tích và lao động đang làm việc sẽ góp phần rất lớn trong quá trình phát triển các ngành công nghiệp của Vùng, đặc biệt là các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động (chế biến thực phẩm, dệt may, giày da…). Do đó, các tỉnh này sẽ góp phần giảm số lượng rất lớn lao động nhập cư từ các tỉnh, thành trong cả nước đổ về TP. HCM sống và làm việc.

Tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Tiền Giang: có thế mạnh về các sản phẩm nông nghiệp thích hợp cho phát triển các ngành công nghiệp chế biến, phát triển các KCN nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu và lao động tại chỗ.

Đối với các tỉnh thành ngoài vùng KTTĐPN có lợi thế rất lớn về cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thành phố (Tây Nguyên với sản phẩm cây công nghiệp, lâm nghiệp; ĐBSCL sản phẩm từ nông nghiệp, thủy sản…).

Đây cũng là những vùng cung cấp lực lượng lao động nhập cư lớn cho TP. HCM phát triển mạnh các ngành công nghiệp, dịch vụ sử dụng nhiều LĐ thời gian qua.

Một số giải pháp được đặt ra là:

Xây dựng cơ chế liên kết, hợp tác lãnh thổ trong Vùng

Trước tiên, cần phải ban hành một cơ chế liên kết Vùng có giá trị pháp lí rõ ràng, thiết lập một bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm nghiên cứu, điều phối và lập quy hoạch xây dựng định hướng cụ thể trong việc hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó cần xác định một số lĩnh vực ưu tiên như quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, quy hoạch hạ tầng đô thị, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác thu hút đầu tư và bảo vệ môi trường.

Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và các địa phương trong Vùng. Xây dựng mục tiêu và chương trình hành động cụ thể cho từng lĩnh vực hợp tác, đảm bảo sự thống nhất trên phạm vi lãnh thổ Vùng và phân công trách nhiệm rõ ràng, đảm bảo trách nhiệm và quyền lợi giữa các địa phương trong Vùng.

Thường xuyên đánh giá kết quả trong quá trình phối hợp thực hiện quy hoạch, kịp thời có những điều chỉnh và giải pháp cụ thể trong việc tháo gỡ những khó khăn trong quá trình liên kết. Vấn đề khó khăn lớn nhất hiện nay là các địa phương phải thực hiện nghiêm túc, nhất quán các quy hoạch của Vùng và địa phương, tránh tình

trạng chồng chéo, lãng phí trong nội dung quy hoạch giữa quy hoạch địa phương với quy hoạch Vùng hay quy hoạch giữa các địa phương với nhau.

Thúc đẩy hợp tác lãnh thổ, lựa chọn lĩnh vực phát triển

Nghiên cứu, đánh giá đúng tiềm năng, thế mạnh của các tỉnh và tập trung vào phát triển những lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, tạo ra các sản phẩm chủ lực, tránh tình trạng phát triển trùng lặp dẫn đến cạnh tranh nhau về thị trường, vốn đầu tư, lao động. Tập trung phát triển theo hướng: TP. HCM trở thành trung tâm dịch vụ, KHCN cao của khu vực, tập trung vào phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao (tài chính, thương mại, ngân hàng, GTVT, du lịch, …), các ngành công nghiệp hiện đại, giá trị gia tăng lớn (điện tử, tin học, cơ khí, hóa chất…); các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm công nghiệp với một số ngành công nghiệp kĩ thuật cao, phát triển dịch vụ đồng bộ phục vụ cho các ngành công nghiệp mũi nhọn. Các tỉnh còn lại của Vùng đón đầu quá trình chuyển dịch công nghiệp từ các địa phương khác và phát triển thế mạnh của mình (kinh tế cửa khẩu, vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả…).

Quy hoạch xây dựng hành lang công nghiệp của Vùng gắn với trung tâm dịch vụ TP. HCM. Trước mắt cũng như trong dài hạn, VKTTĐPN vẫn là một trung tâm công nghiệp chủ lực của cả nước, tập trung vào các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sức cạnh tranh lớn, phục vụ xuất khẩu. Do đó, cần điều chỉnh lại hướng phân bố công nghiệp trên địa bàn toàn Vùng theo hướng tạo một hành lang công nghiệp hướng từ Đông Nam đến Tây Bắc thành phố (qua một phần các tỉnh, thành phố gồm Long An – Tây Ninh – TP. HCM – Bình Phước – Bình Dương – Đồng Nai – BRVT). Với vị trí vai trò của mình, TP. HCM sẽ thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ, trước hết là dịch vụ phục vụ cho phát triển công nghiệp của Vùng (dịch vụ cảng - kho bãi, tài chính – tín dụng – ngân hàng, KHCN, các dịch vụ phục vụ xuất khẩu…).

Đẩy nhanh đầu tư xây dựng mạng lưới hạ tầng kết nối, tạo điều kiện mở rộng không gian vùng đô thị, tăng cường mối liên kết chặt chẽ giữa các tỉnh thành trong Vùng, trước mắt tập trung xây dựng hệ thống đường cao tốc liên vùng phía Nam.

Hiện nay, TP. HCM đã xây dựng nhiều tuyến đường kết nối với các tỉnh thành lân

cận thúc đẩy sự giao lưu, trao đổi hàng hóa kết nối các khu đô thị mới, các đô thị vệ tinh, các khu công nghiệp như đường cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây kết nối với Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, đường cao tốc TP. HCM – Trung Lương kết nối với các tỉnh miền Tây, xa lộ Xuyên Á kết nối với Tây Ninh và Campuchia…

Ngoài ra, TP. HCM cũng đã phối hợp với các tỉnh trong vùng hoàn chỉnh mạng lưới một số tuyến đường giao thông huyết mạch như quốc lộ 1, 51, 13… để kết nối hạ tầng kĩ thuật trong và ngoài vùng KTTĐPN. Đây là điều kiện giúp thành phố và các tỉnh hỗ trợ nhau phát triển đồng bộ, khai thác tốt nhất thế mạnh KT - XH tổng hợp của toàn Vùng.

Đối với việc thu hút nguồn vốn và các dự án đầu tư vào các KCN – KCX, cần lựa chọn những chính sách và ưu đãi riêng đối với từng địa phương. Trong quá trình xúc tiến thu hút đầu tư và triển khai các dự án cần có sự hợp tác với các tỉnh thành lân cận trong vùng, dựa trên lợi thế của mỗi tỉnh mà đưa ra những lĩnh vực phù hợp, tránh tình trạng quy hoạch giống nhau rồi từ đó tìm cách lôi kéo, tranh giành nhà đầu tư. TP. HCM không có lợi thế về giá đất và giá nhân công rẻ, vì vậy cần tập trung vào phát triển CSHT, nguồn lao động chất lượng cao, cải cách thủ tục hành chính, ưu tiên đặc biệt đối với những ngành, lĩnh vực trọng điểm, mũi nhọn.

Tăng cường hợp tác về vấn đề lao động và giải quyết việc làm Lao động của TP. HCM chủ yếu là lao động nhập cư, đặc biệt là lao động di cư từ các tỉnh thành lân cận. Vì vậy, để ổn định nguồn lao động của mình, thành phố cần phải có những giải pháp trong việc hợp tác với các địa phương khác trong phát triển kinh tế cũng như giải quyết việc làm cho người lao động. Một số giải pháp chính là:

Phát triển các khu công nghiệp của thành phố phù hợp với chiến lược phân công lao động giữa các địa phương trong vùng, tránh tình trạng thiếu hụt lao động do cạnh tranh với nhau. Hướng đi của thành phố là tập trung vào chiều sâu và chất lượng, vì vậy tập trung thu hút nhu cầu lao động có trình độ CMKT. Di chuyển các ngành sử dụng nhiều lao động, ô nhiễm môi trường (dệt may, da giày, chế biến thực phẩm…) về các địa phương lân cận.

Hạn chế tình trạng di cư của lao động phổ thông bằng nhiều giải pháp đồng bộ tại ngay địa bàn di cư như: Hỗ trợ công tác đào tạo nghề cho người lao động tại các địa phương để nâng cao chất lượng lao động; hỗ trợ giống cây con, phát triển công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, đầu tư về vốn cho các địa phương để có thể chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lí, nâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế tình trạng di cư của lao động phổ thông từ nông thôn vào thành phố; hỗ trợ về chuyên gia và công nghệ kĩ thuật cao để các tỉnh lân cận đánh giá đúng và tập trung phát triển những lĩnh vực phù hợp với lợi thế của mình; có chính sách đền bù và tạo việc làm mới cho người dân bị mất đất trong quá trình CNH – ĐTH; có chính sách quản lí chặt chẽ để hạn chế lao động nhập cư trình độ thấp, di chuyển theo mùa, di cư con lắc vào TP. HCM…

Đối với lao động trình độ cao, các chuyên gia đầu ngành từ các tỉnh trong Vùng di cư đến cần phải có chính sách đãi ngộ thích hợp như nhập hộ khẩu, chính sách mua nhà, về lương và phụ cấp, về phương tiện đi lại… Tuy nhiên, giải pháp lâu dài là TP. HCM phải tự đào tạo nguồn lao động chất lượng cao bằng cách gửi lao động đi đào tạo ở nước ngoài, nâng cao chất lượng giảng dạy, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động…, hạn chế việc thu hút từ các địa phương khác để tránh tình trạng “chảy máu chất xám” tại các tỉnh.

Đồng thời, TP. HCM không chỉ đào tạo cung cấp nguồn lao động chất lượng cao cho thành phố mà còn cung cấp cho các địa phương trong Vùng và cả nước.

Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu CNH – HĐH của Vùng. Cần làm tốt việc dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, đầu tư xây dựng các trung tâm đào tạo cần quan tâm đào tạo chuyên gia khoa học đầu đàn cho cả Vùng. Hình thành các chi nhánh giáo dục tại các tỉnh nhằm giảm tình trạng quá tải ở TP. HCM. Khuyến khích các cơ sở đào tạo có uy tín của thành phố mở thêm chi nhánh tại các tỉnh trong Vùng để phục vụ người dân tại chỗ, nâng cao tay nghề cho người lao động.

Trong những năm qua, công tác đào tạo nguồn lao động chất lượng cao đã được thực hiện với hàng ngàn cán bộ quản lí và công nhân kĩ thuật của các tỉnh trong Vùng được đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn tại các trường Đại học hoặc các

doanh nghiệp của TP. HCM. Đội ngũ lao động này sẽ là lực lượng nòng cốt phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Vùng KTTĐPN, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT và CCLĐ của TP. HCM nói riêng và toàn Vùng nói chung.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH vùng KTTĐPN đến năm 2025, quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH TP. HCM và quy hoạch chung xây dựng TP. HCM đến năm 2025 cùng Nghị quyết của Đảng bộ, Ủy ban Nhân dân TP.

HCM đã đưa ra hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển không gian đô thị TP. HCM, phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, KHCN hàng đầu cả nước và khu vực Đông Nam Á.

Về định hướng CDCCLĐ của thành phố đến năm 2025, TP. HCM tiếp tục chuyển dịch gắn với mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa của thành phố. Trong đó, tập trung ưu tiên vào việc nâng cao tỉ lệ lao động có trình độ CMKT để đáp ứng cho việc phát triển 9 nhóm ngành dịch vụ và 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu của TP. HCM.

Để đảm bảo quá trình CDCCLĐ diễn ra mạnh mẽ và đạt hiệu quả cao, TP.

HCM cần tiến hành đồng thời các giải pháp sau: Giải pháp về cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ; Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động đạt hiệu quả; Giải pháp đẩy nhanh quá trình đô thị hóa theo hướng chất lượng; Giải pháp về thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, giải quyết việc làm cho lao động; Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn lao động và đào tạo nguồn lao động chất lượng cao; Giải pháp về tăng cường hợp tác giữa TP. HCM với các địa phương trong và ngoài Vùng KTTĐPN.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động ở TP. Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hoá (Trang 172 - 178)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)