Chuyển dịch cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kĩ thuật

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động ở TP. Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hoá (Trang 121 - 132)

Chương 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH

2.3.4. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kĩ thuật

0 20 40 60 80 100

Nội đô Vùng ven Ngoại thành

25,1 24,7

14,9

73,0 70,5

80,4

1,9 4,8 4,7

KV đầu tư NN KV ngoài Nhà nước

KV Nhà nước

0 20 40 60 80 100

Nội đô Vùng ven Ngoại thành

17,6 11,6 9,2

77,7

67,9 78,7

4,7

20,5 12,1

KV đầu tư NN KV ngoài Nhà nước

KV Nhà nước

Nguồn: tính toán từ [14]

công bằng cơ khí, tự động hóa trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề… là những yếu tố tác động đến trình độ người lao động, đòi hỏi người lao động phải có chuyên môn tay nghề. TP. HCM là đô thị có tỉ lệ ĐTH cao thứ hai cả nước, là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn nhất nước, vì vậy chất lượng lao động của TP. HCM không ngừng thay đổi đóng góp đáng kể cho sự nghiệp phát triển kinh tế theo hướng CNH - HĐH của thành phố nói riêng, khu vực Đông Nam Bộ và cả nước nói chung.

2.3.4.1. Chuyển dịch CCLĐ về trình độ CMKT của lao động TP. HCM Hà Nội và TP. HCM là hai thành phố có tỉ lệ lao động đã qua đào tạo, đặc biệt là lao động có trình độ đại học trở lên cao nhất cả nước. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của TP. HCM là 31,7%, gấp 1,8 lần so với mức chung của cả nước (17,9%);

trong đó lao động có trình độ đại học trở lên là 17,9%, gấp 2,6 lần cả nước (6,9%).

Hà Nội tỉ lệ lao động đã qua đào tạo là 36,9% (gấp 2,1 lần), lao động có trình độ đại học trở lên là 19,0% (gấp 2,7 lần). Điều đó cho thấy rằng, Hà Nội và TP. HCM có tiềm năng và thế mạnh trong những lĩnh vực, ngành nghề đòi hỏi trình độ CMKT cao, sử dụng vốn lớn phù hợp với lực lượng lao động có trình độ và tay nghề cao.

Biểu đồ 2.14: Trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động TP. HCM giai đoạn 1999 - 2013 (%)

Chuyển dịch CCLĐ theo trình độ CMKT của TP. HCM giai đoạn 1999 – 2013 là khá tích cực nhưng còn chậm: tỉ lệ lao động đã qua đào tạo CMKT tăng từ 16,96% lên 31,7%, tăng 14,74%, trung bình mỗi năm tăng 1%. Trong đó, lao động

83,04 71,69 74,8 68,3

4,66

7,57 7,2

7,8 3,49

5,55 3,7

3,5

8,81 15,19 14,3 20,4

0%

20%

40%

60%

80%

100%

1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Không có trình độ CMKT Đào tạo nghề

Trung cấp chuyên nghiệp Cao đẳng và Đại học trở lên

1999 2005 2009 2013

Nguồn: [14], [50], [74]

trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên chiếm tỉ lệ cao nhất và tăng nhanh từ 8,81% lên 20,4%. Lao động trình độ trung cấp chuyên nghiệp không có sự thay đổi nhiều, tương ứng từ 3,49% năm 1999 lên 3,5% năm 2013 và lao động đào tạo nghề tăng từ 4,66% lên 7,8%. Những thay đổi này là chậm so với quy mô của một đô thị lớn nhất nước, có tốc độ tăng trưởng cao nhất nước. Tỉ lệ lao động không có trình độ CMKT của TP. HCM chiếm tới 68,3% là một thách thức không nhỏ khi quy hoạch tổng thể xác định TP. HCM là trung tâm công nghiệp – dịch vụ đa lĩnh vực của cả nước và khu vực Đông Nam Á.

Cơ cấu lao động đã qua đào tạo của thành phố đang có sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động, xảy ra tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Tỉ lệ LĐ theo trình độ CMKT hợp lí để sử dụng hiệu quả sức LĐ và phát triển kinh tế là 1 LĐ trình độ CĐ – ĐH : 4 LĐ trung cấp chuyên nghiệp : 10 công nhân kĩ thuật. Nhưng hiện nay, các tỉnh thành của Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng đều có sự chênh lệch rất lớn giữa lao động trình độ CĐ – ĐH so với công nhân kĩ thuật và LĐ nghề, phản ánh sự mất cân đối trong cơ cấu đào tạo của nước ta. Tỉ lệ này của TP. HCM là 1 : 0,17 : 0,38; Hà Nội là 1 : 0,46 : 0,22; Đà Nẵng là 1 : 0,33 : 0,35.

Bảng 2.21: Chỉ số cơ cấu cung cầu lao động theo trình độ CMKT của TP. HCM giai đoạn 2010 – 2013 (%)

Trình độ CMKT

Cầu Cung

2010 2011 2012 2013 2010 2011 2012 2013 100 100 100 100 100 100 100 100 Lao động chưa qua đào tạo 56,41 45,81 40,98 38,10 0,55 1,02 1,63 1,76 Sơ cấp nghề 7,39 8,67 5,51 2,50 1,63 1,00 1,38 1,66 Công nhân KT lành nghề 2,07 4,03 4,04 4,77 2,82 4,02 0,98 2,13 Trung cấp (CN - TCN) 15,04 17,91 25,18 25,70 19,41 15,31 13,31 13,90 Cao đẳng (CN-CĐN) 7,69 11,69 10,76 14,05 21,65 20,21 27,81 26,75 Đại học 11,09 11,47 13,18 14,02 53,20 57,33 52,23 49,22 Trên đại học 0,31 0,42 0,35 0,86 0,74 1,35 2,66 4,51

Nguồn: [73]

Bảng 2.21 cho thấy nhu cầu về lao động có trình độ sơ cấp nghề, công nhân kĩ thuật lành nghề và trung cấp cao hơn so với nguồn cung lao động, ngược lại lao động trình độ cao đẳng – đại học trở lên cung lớn hơn cầu rất nhiều. Năm 2013 cầu lao động cao đẳng là 14,05%, đại học là 14,02%; trong khi đó cung lao động là 26,75% đối với cao đẳng và 49,22% đối với trình độ đại học. Trong những năm tới, xu hướng này ngày càng gia tăng khi mà học sinh sau khi ra trường vẫn có xu hướng chọn học cao đẳng, đại học thay vì học kĩ thuật, trung học chuyên nghiệp và học nghề. Vì vậy, thành phố phải đẩy mạnh quy mô đào tạo, nhất là đào tạo nghề phải được coi là biện pháp hàng đầu để cung cấp lao động có chất lượng cho các ngành kinh tế của thành phố.

2.3.4.2. Chuyển dịch CCLĐ về CMKT theo nhóm ngành kinh tế

Phân bố lực lượng lao động có trình độ CMKT trong các ngành kinh tế chưa đồng bộ, còn mất cân đối, xảy ra tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu, nhiều ngành lao động trình độ kĩ thuật còn thiếu. Năm 2009, lao động qua đào tạo tập trung nhiều nhất ở nhóm ngành công nghiệp – xây dựng (61,33%) (trong đó công nghiệp là 58,93%, xây dựng là 2,41%), tiếp đến là nhóm ngành dịch vụ (38,5%) và thấp nhất là nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp (0,17%).

Bảng 2.22: Trình độ CMKT của lao động TP. HCM phân theo nhóm ngành kinh tế năm 2009 (%)

Chỉ tiêu N – L – NN CN - XD Dịch vụ

1. Lao động chưa qua đào tạo CMKT 96,46 18,27 58,43 2. Lao động đã qua đào tạo CMKT 3,54 81,73 41,57

 Sơ cấp 0,57 68,40 15,42

 Trung cấp 0,99 3,85 5,72

 Cao đẳng 0,3 1,47 3,06

 Đại học và trên Đại học 1,68 8,01 17,37

Nguồn: [14]

Trong từng nhóm ngành, trình độ CMKT của người lao động cũng có sự khác nhau. Lao động có trình độ CMKT của ngành nông – lâm – ngư nghiệp khá thấp, chỉ chiếm 3,54%, trong khi lao động chưa qua đào tạo là 96,46%. Như vậy có thể

thấy phần lớn lao động trong ngành nông nghiệp là lao động thủ công, làm việc theo kinh nghiệm, thiếu kĩ năng lao động. Đây trở ngại lớn làm chậm quá trình chuyển dịch CCLĐ, ảnh hưởng đến việc tăng NSLĐ. Đô thị hóa đang diễn ra mạnh đã dẫn đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất, làm giảm diện tích đất nông nghiệp tại các vùng ngoại thành TP. HCM. Dưới tác động của quá trình này, một bộ phận không nhỏ người lao động thuộc diện thu hồi đất sản xuất phải chuyển đổi việc làm. Tuy nhiên, đại đa số họ là lao động phổ thông, không có trình độ CMKT, vì vậy rất dễ trở thành người thất nghiệp hoặc thiếu việc làm. Tại vùng nông thôn ngoại thành TP. HCM, sau khi bị thu hồi đất, một bộ phận lao động nông nghiệp chưa có việc làm dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng lên từ 28,1% lên đến 38,8% [75].

Đối với ngành công nghiệp tuy đã có nhiều tiến bộ, chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số lao động đã qua đào tạo của TP. HCM, nhưng chủ yếu là đào tạo cấp thấp, thiếu lao động chất lượng cao. Trong tổng số 81,73% lao động qua đào tạo của ngành công nghiệp – xây dựng thì đào tạo sơ cấp nghề chiếm tỉ lệ cao nhất (68,4%), lao động chất lượng cao (trình độ đại học và sau đại học) chiếm tỉ lệ nhỏ 8,01%.

Chất lượng lực lượng lao động ngành dịch vụ đã có sự chuyển biến đáng kể, trong tổng số 820.828 lao động đã qua đào tạo của ngành dịch vụ (tỉ lệ 41,57%) thì có 17,37% lao động có trình độ đại học trở lên (2009) (xem bảng 2.22).

Trong quá trình CNH – ĐTH ở TP. HCM đã và đang hình thành các KCN tập trung, nhiều KCN đã đi vào hoạt động và đạt hiệu quả cao, tạo ra hàng chục ngàn chỗ làm việc mới mỗi năm, giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ và nhất là lao động nhập cư. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp trong các KCN của TP. HCM thuộc những ngành thâm dụng lao động, lao động từ các tỉnh chiếm trên 70%, tập trung phần lớn ở các ngành dệt may, da giày, gia công lắp ráp và các ngành không có yêu cầu tay nghề cao vì vậy lao động trong các KCN có chất lượng thấp.

Bảng 2.23 cho thấy, lao động trong các KCN – KCX của TP. HCM chủ yếu là lao động phổ thông, không có trình độ CMKT. Năm 2005 lao động phổ thông là 149.548 người, chiếm 79,23% tổng số lao động. Năm 2013 tăng lên 215.068 lao động, chiếm 79,38%; lao động có CMKT chiếm tỉ lệ 20,62%, trình độ đại học trở lên chỉ chiếm 9,58%. Thế mạnh của TP. HCM là lao động có tay nghề, trong khi lao

động trong các KCN – KCX phần lớn là lao động phổ thông. Điều đó cho thấy cơ cấu ngành nghề vẫn là những ngành thâm dụng lao động, NSLĐ thấp. Mặc dù thời gian qua, thực hiện chủ trương chuyển dịch CCKT của thành phố, Ban quản lí các KCN – KCX đã hạn chế tiếp nhận những dự án có trình độ công nghệ thấp, thâm dụng lao động và gây ô nhiễm môi trường; tập trung thu hút các dự án có trình độ công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường, thuộc một số ngành nghề mũi nhọn. Tuy nhiên, sự chuyển dịch diễn ra chậm và lao động phổ thông vẫn chiếm đa số.

Bảng 2.23: Trình độ lao động trong KCX - KCN TP. HCM giai đoạn 2005 - 2013 Tổng số (người) Tỷ lệ (%)

Năm 2005 2009 2013 2005 2009 2013 Tổng số 188.761 249.812 270.919 100 100 100 Lao động phổ thông 149.548 192.494 215.068 79,23 77,06 79,38

Cấp 1 7.073 9.738 10.247 3,75 3,90 3,78

Cấp 2 74.870 98.850 105.168 39,66 39,57 38,82

Cấp 3 67.605 83.906 99.653 35,82 33,59 36,78

Lao động có CMKT 39.213 57.318 55.851 20,77 22,94 20,62 Trung cấp, Cao đẳng 22.481 33.636 29.908 11,91 13,46 11,04 Đại học trở lên 16.732 23.682 25.943 8,86 9,48 9,58

Nguồn: [3]

2.3.4.3. Chuyển dịch CCLĐ về CMKT theo thành phần kinh tế

Trình độ CMKT của LLLĐ ở TP. HCM có sự khác biệt đáng kể trong các thành phần kinh tế. Lao động không có trình độ CMKT chiếm tỉ trọng cao nhất ở khu vực ngoài nhà nước (57,2%), tiếp đến là khu vực nhà nước (22,1%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng thấp nhất (12,9%). Trong khi đó, lao động có trình độ từ cao đẳng và đại học trở lên thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất (68,3%), đứng thứ hai là khu vực nhà nước (52,4), khu vực ngoài nhà nước có tỉ trọng thấp hơn rất nhiều so với hai khu vực trên (25,1%).

2.3.4.4. Chuyển dịch CCLĐ về CMKT theo lãnh thổ

Xét theo khu vực thành thị và nông thôn, lao động có trình độ CMKT của hai khu vực đều có xu hướng tăng, trong đó khu vực thành thị chuyển dịch nhanh hơn

so với khu vực nông thôn. Giai đoạn 1999 – 2013, ở khu vực thành thị, tỉ trọng lao động không có trình độ CMKT giảm nhanh từ 81,3% xuống còn 66,2% (giảm 15,1%); tỉ trọng lao động có trình độ từ CĐ – ĐH trở lên tăng nhanh từ 10,0% lên 22,8% trong cùng giai đoạn (tăng 12,8%). Ngược lại, khu vực nông thôn, lao động không có CMKT giảm từ 91,9 xuống còn 81,0% (giảm 10,9%) và lao động có trình độ từ CĐ – ĐH trở lên tăng từ 2,6% lên 7,9% (tăng 5,3%) (bảng 2.24).

Bảng 2.24: Cơ cấu lao động theo trình độ CMKT phân theo thành thị và nông thôn của TP. HCM giai đoạn 1999 – 2013 (%)

Thành thị Nông thôn

1999 2009 2013 Tăng/

giảm 1999 2009 2013 Tăng/

giảm Không có CMKT 81,3 71,6 66,2 -15,1 91,9 85,0 81,0 -10,9 Đào tạo nghề 5,0 8,9 7,7 2,7 2,9 7,8 7,1 4,2 Trung cấp CN 3,7 2,3 3,3 -0,4 2,6 2,1 4,0 1,4 CĐ – ĐH trở lên 10,0 17,2 22,8 12,8 2,6 5,1 7,9 5,3

Tổng số 100 100 100 100 100 100

Nguồn: [14], [74]

Nhìn chung, trình độ lao động của khu vực nông thôn thấp hơn rất nhiều so với khu vực thành thị do hoạt động kinh tế ở nông thôn chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ, chủ yếu là kinh doanh hộ gia đình, cơ cấu ngành nghề ít hơn so với khu vực thành thị vì vậy lao động ở nông thôn có trình độ thấp, lao động giản đơn là chủ yếu. Trong những năm gần đây, do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, diện tích đất nông nghiệp ở khu vực nông thôn chuyển đổi sang các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp làm tăng nhu cầu việc làm trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là nhu cầu lao động có trình độ CMKT, vì vậy, khu vực này không chỉ thu hút lao động nhập cư có chuyên môn tay nghề mà lao động tại chỗ cũng phải tự đào tạo để đáp ứng cho nhu cầu địa phương. Tuy nhiên, do trình độ văn hóa thấp (phân tích ở 2.2.2.7) nên khó khăn trong việc đào tạo CMKT cho người lao động, vì vậy lao động không có CMKT chiếm tỉ lệ rất cao (81%).

Xét theo tổ chức không gian đô thị, trình độ CMKT của ba khu vực đều có xu hướng tăng tỉ trọng lao động đã qua đào tạo, giảm tỉ trọng lao động không có CMKT, tuy nhiên tỉ trọng tăng giảm khác nhau. Khu vực nội đô có tỉ trọng lao động đã qua đào tạo tăng nhanh nhất 12,0%, trong đó trình độ từ CĐ – ĐH trở lên tăng 9,7%; khu vực vùng ven tỉ trọng lao động đã qua đào tạo tăng 8,4%, lao động trình độ CĐ – ĐH trở lên cũng tăng cao nhất 4,8%; khu vực ngoại thành tỉ trọng lao động đã qua đào tạo tăng chậm 6,1%, trong đó chủ yếu là lao động được đào tạo nghề, tăng 4,4% (biểu đồ 2.15, 2.16).

Biểu đồ 2.15: Cơ cấu lao động theo trình độ CMKT khu vực nội đô, vùng ven và ngoại thành của TP. HCM năm 1999 (%)

Biểu đồ 2.16: Cơ cấu lao động theo trình độ CMKT khu vực nội đô, vùng ven và ngoại thành của TP. HCM năm 2009 (%)

0 20 40 60 80 100

Nội đô Vùng ven Ngoại thành

80,2 86,0 91,2

4,9 5,1 3,2

3,7 3,3 2,8

11,2 5,6 2,8

CĐ - ĐH trở lên Trung cấp Đào tạo nghề Không có CMKT

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Nội đô Vùng ven Ngoại thành

68,2 77,6 85,1

8,1

9,6

7,6 2,8

2,4 2,1

20,9 10,4 5,2

CĐ - ĐH trở lên Trung cấp Đào tạo nghề Không có CMKT

Nguồn: tính toán từ [14]

So sánh về chất lượng lao động giữa ba khu vực thì khu vực nội đô lao động đã qua đào tạo chiếm tỉ trọng cao nhất 31,8%, trong đó chủ yếu là lao động trình độ CĐ – ĐH trở lên (20,9%); tiếp theo là khu vực vùng ven 22,4%; khu vực ngoại thành lao động đã qua đào tạo chiếm tỉ trọng thấp nhất 14,9%, chủ yếu là đào tạo nghề (7,6%). Lao động có trình độ từ CĐ – ĐH trở lên chiếm tỉ lệ cao tập trung ở các Quận 1 (27,2%), Q.3 (31,1%), Q.10 (25,6%), Phú Nhuận (33,7%), Bình Thạnh (26,5%). Các quận có tỉ lệ thấp là Bình Tân (5,5%), Q.6 (10,9%), Q.12 (9,2%), Q.9 (12,0%). Nhìn chung các quận trung tâm tỉ lệ lao động trình độ từ CĐ - ĐH trở lên chiếm tỉ lệ cao hơn so với các quận vùng ven. Do đây là các quận đã trải qua quá trình đô thị hóa từ lâu, hiện là trung tâm hành chính sự nghiệp, đặc trưng của các ngành nghề cần những kiến thức chuyên môn cao như quản lí nhà nước, giáo dục, y tế…; đây cũng là trung tâm thương mại và dịch vụ của thành phố với rất nhiều văn phòng, nhà hàng, khách sạn, trung tâm tài chính, ngân hàng được đặt tại các quận này. Các công ty, xí nghiệp và trung tâm dịch vụ thương mại có vốn đầu tư nước ngoài cũng chọn các quận trung tâm đặt trụ sở và văn phòng giao dịch vì vậy tập trung lao động có trình độ cao.

Lao động 5 huyện ngoại thành TP. HCM chủ yếu là lao động phổ thông và lao động nghề phù hợp với các hoạt động chủ yếu trong ngành nông – lâm – thủy sản và một số ngành nghề công nghiệp – dịch vụ không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Mặt khác, do lao động di cư nhất là lao động nông thôn từ các tỉnh thành khác đến, lực lượng lao động này có trình độ văn hóa thấp, không có trình độ chuyên môn tay nghề. Chất lượng lao động khu vực ngoại thành TP. HCM thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế, không chỉ gây khó khăn trong việc CDCCKT từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp mà còn ảnh hưởng đến việc áp dụng KHKT vào trong sản xuất để chuyển sang phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao.

Nhìn chung, lực lượng lao động của TP. HCM tuy đông nhưng chất lượng còn thấp, phân bổ chưa hợp lí giữa các ngành nghề kinh tế, giữa các khu vực lãnh thổ.

Tình trạng lao động có tay nghề cung cấp không đủ ở khu vực đô thị hóa, các KCN – KCX đang thiếu lao động có trình độ CMKT làm cản trở quá trình phát triển kinh tế của thành phố. Một thực tế hiện nay của TP. HCM là số sinh viên được đào tạo

mặc dù tăng qua các năm nhưng các doanh nghiệp vẫn thiếu lao động có trình độ, nhiều sinh viên ra trường thất nghiệp, không tìm được việc làm hoặc làm không đúng ngành nghề được đào tạo. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng lao động được đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, đào tạo không cân đối giữa các ngành nghề, chưa căn cứ trên nhu cầu thực tế của các địa phương…

Quá trình hội nhập quốc tế luôn đặt ra những đòi hỏi khách quan về số lượng cũng như những năng lực và phẩm chất cần thiết đối với người lao động. Ngày nay, nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập đòi hỏi người lao động ngoài trình độ chuyên môn lành nghề, phải có tính sáng tạo, có khả năng phân tích, tinh thần đồng đội, có trình độ ngoại ngữ và công nghệ thông tin, am hiểu luật pháp… Điều đó phụ thuộc chủ yếu vào vấn đề GD - ĐT. TP HCM cần ưu tiên phát triển GD - ĐT để nâng cao chất lượng lao động, tăng tỉ lệ lao động có trình độ CMKT và giảm tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo phù hợp với xu thế phát triển của thành phố trong thời kì mới.

2.3.5. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo tuổi và giới tính

Biểu đồ 2.17 cho thấy có sự thay đổi về nhóm tuổi và giới tính của lao động TP. HCM trong giai đoạn 1999 – 2013. Năm 1999, lao động thành phố có cơ cấu tuổi tương đối trẻ, chiếm tỉ lệ cao nhất tập trung ở nhóm tuổi 20 – 30 tuổi, đến năm 2013 nhóm tuổi được mở rộng hơn, từ 20 – 40 tuổi. Có sự khác biệt về tỉ lệ tham gia lao động theo nhóm tuổi giữa nam và nữ giới. Nữ giới thường tham gia lao động sớm hơn và ra khỏi lao động cũng sớm hơn so với nam giới.

Biểu đồ 2.17: Cơ cấu tuổi của lực lượng lao động TP. HCM chia theo giới tính năm 1999 và 2013 (%)

Năm 1999 Năm 2013

5.32

33.57

34.28 20.18

6.65 7.63

37.23

31.63 19.66

3.85 0

10 20 30 40

16 - 19 20 - 29 30 - 39 40 - 49 50 - 59

Nam Nữ

2.2

21.1

29.4 26.3

17.2

2.8

26.4

30.3

23.7

13.8

0 5 10 15 20 25 30 35

16 - 19 20 - 29 30 - 39 40 - 49 50 - 59

Nguồn: [14], [74]

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động ở TP. Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hoá (Trang 121 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)