7. Cấu trúc luận án
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam trong quá trình đô thị hóa
Một là, nước ta có lực lượng lao động đông 53,2 triệu người, chiếm 59,3%
tổng dân số (năm 2013). Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động chênh lệch đáng kể giữa nam và nữ, tỉ lệ lao động nữ ít hơn so với lao động nam (48,6% và 51,4%); và không đồng đều giữa các vùng, ĐBSCL có tỉ lệ lao động nữ thấp nhất 46,0%, ĐBSH có tỉ lệ lao động nữ cao nhất 50,6%. Về CCLĐ theo tuổi, tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh trong thời gian qua, tăng từ 58,4% năm 1999 lên 65,2%
năm 2013. Cơ cấu tuổi của lực lượng lao động nước ta đang có sự biến đổi theo xu hướng già hóa với tỉ lệ lao động độ tuổi từ 15-24 tuổi giảm từ 21,5% năm 2000 xuống 14,9% năm 2013, độ tuổi 25-49 tuổi giảm 66,1% xuống còn 59,9%, trong khi lao động trên 50 tuổi trở lên tăng từ 12,4% lên 25,2%.
Hai là, quá trình CNH – HĐH gắn liền với quá trình đô thị hóa đang diễn ra đã làm CCLĐ theo ngành có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỉ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỉ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Tỉ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 1999 - 2013, tăng tương ứng từ 12% lên 21,2% và 19,2% lên 32,0%; lao động nông nghiệp giảm mạnh từ 68,8% xuống còn 46,8%. Tuy vậy, có thể thấy rằng sự gia tăng tỉ lệ lao động trong ngành công nghiệp vẫn còn chậm và lao động trong nhóm ngành nụng nghiệp mặc dự đó giảm nhưng vẫn cũn chiếm ẵ lực lượng lao động. Điều này là do nước ta vẫn là một nước nặng về nông nghiệp, nông thôn, chỉ có khoảng 32,4% dân số sống ở các vùng đô thị (2013).
Khu vực nông thôn hoạt động sản xuất chính vẫn là nông nghiệp với trình độ cơ giới hóa chưa cao nên cần một lực lượng lao động đông, chủ yếu là lao động giản đơn, năng suất thấp. Ở khu vực miền núi và ven biển, tỉ lệ lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp còn khá cao, Tây Nguyên là 71,7%, TDMNPB là 69,4%, BTB và DHNTB là 54,5% (2013). Ngược lại, lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ lại tập trung nhiều ở Đông Nam Bộ và ĐBSH, nơi có hai thành phố lớn nhất nước là TP. HCM và Hà Nội.
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu lực lượng lao động nước ta phân theo nhóm ngành kinh tế giai đoạn 1999 - 2013 (%)
Nguồn: xử lí từ [70], [74]
Ba là, chất lượng lao động nước ta đã được cải thiện, trình độ CMKT của lực lượng lao động ngày càng được nâng cao, đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Tỉ lệ lao động không có trình độ CMKT ngày càng giảm, số lao động qua đào tạo ngày càng tăng. Tỉ lệ lao động không có trình độ CMKT giảm từ 91,9% năm 1999 xuống còn 81,8% năm 2013. Nhìn chung xu hướng này là tiến bộ, tuy nhiên, mức giảm của tỉ lệ lao động không có trình độ CMKT còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Đối với lao động qua đào tạo, tăng từ 8,1% lên 18,2% giai đoạn 1999 - 2013, trong đó lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên tăng khá nhanh, từ 2,7% lên 9,1% giai đoạn 1999 – 2013, tăng gần 4 lần.
68,8
65,1 56,0 51,9 46,8
12 13,1
18,1 21,5
21,2 19,2
21,8 25,9 26,6 32,0
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Nông - lâm - ngư nghiệp Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ
1999 2000 2005 2009 2013
Hiện nay, nước ta đang tồn tại tình trạng thừa lao động phổ thông, thiếu lao động kĩ thuật, lao động có tay nghề, thể hiện ở sự mất cân đối giữa lao động có trình độ cao đẳng, đại học so với lao động công nhân kĩ thuật, đào tạo nghề. Kinh nghiệm ở các nước phát triển thì CCLĐ theo trình độ CMKT hợp lí sẽ có tỉ lệ 1 lao động trình độ cao đẳng, đại học : 4 lao động trình độ trung học chuyên nghiệp : 10 công nhân kĩ thuật [56, tr.134]. Nhưng của nước ta là tỉ lệ 1 : 0,41 : 0,59 (2013) đây là một cơ cấu chưa hợp lí, phản ánh sự mất cân đối trong cơ cấu đào tạo của nước ta.
Bảng 1.2: Cơ cấu lực lượng lao động của nước ta theo trình độ chuyên môn kĩ thuật giai đoạn 1999 - 2013 (%)
Các chỉ tiêu 1999 2005 2009 2013
Không có trình độ CMKT 91,9 84,8 82,4 81,8
Công nhân kĩ thuật 2,4 5,0 6,3 5,4
Trung học chuyên nghiệp 3,0 4,7 4,4 3,7
Cao đẳng, đại học trở lên 2,7 5,5 6,9 9,1
Nguồn: xử lí từ [70], [74]
Bốn là, lao động phân theo thành phần kinh tế đã có chuyển biến rõ nét. Việc đa dạng hóa các hình thức sở hữu, các hình thức tổ chức sản xuất tạo điều kiện cần thiết cho sự hình thành, tồn tại và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Lao động trong thành phần kinh tế nhà nước không có nhiều biến động và xu hướng giảm (từ 11,1% năm 1999 xuống 10,2% năm 2013), chuyển sang khu vực ngoài nhà nước (88,4% năm 1999 và 87,3% năm 2013), đặc biệt khu vực đầu tư nước ngoài có sự vươn lên mạnh mẽ từ 0,5% lên 3,4% giai đoạn 1999 - 2013. Tuy vậy, mức tăng lao động khu vực kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài vẫn ở mức thấp và gia tăng chậm. Sự chuyển dịch LĐ từ khu vực nhà nước sang khu vực kinh tế khác đang diễn ra phù hợp với quá trình Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, cho thấy thị trường lao động nước ta phát triển theo hướng tiến bộ trong thời gian qua.
Năm là, LLLĐ phân bố không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ, tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm, đặc biệt ở những đô thị lớn và các đô thị tập trung nhiều KCN – KCX. Những khu vực này tập trung nhiều lao động được đào tạo, có
bằng cấp cao. Lực lượng lao động theo vùng lãnh thổ đang có xu hướng tăng lao động của vùng Đông Nam Bộ (tăng từ 13,9% năm 2005 lên 16,3% năm 2013) và Tây Nguyên (5,7% lên 6,1%) và giảm LLLĐ ở các vùng ĐBSH (23,9% xuống 22,5%) và ĐBSCL (20,8% xuống 19,4%). Hai vùng ĐBSH và Đông Nam Bộ chiếm 38,8% lực lượng lao động cả nước, trong đó riêng hai thành phố Hà Nội và TP.
HCM chiếm 14,8% tổng LLLĐ cả nước. Hai vùng này cũng có tỉ lệ LĐ đã qua đào tạo chiếm cao nhất cả nước (ĐBSH là 24,9% và Đông Nam Bộ là 23,5% - 2013).
Nhìn chung, sự chuyển dịch lao động theo vùng chịu tác động mạnh mẽ của các dòng di dân nông thôn – nông thôn, nông thôn – đô thị của nước ta thời gian qua.
Do tác động của quá trình ĐTH và CNH, các đô thị được hình thành và mở rộng, cùng với đó là sự phát triển các KCN - KCX đã thu hút một lượng lớn lao động di cư từ nông thôn ra thành thị tìm việc làm, làm tăng tỉ trọng lao động ở các vùng đô thị và giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn. Năm 1999 có 22,3% lực lượng lao động tập trung ở đô thị, năm 2009 tăng lên là 26,9%, đến năm 2013 tăng lên 30,1%; trong khi đó tỉ lệ này vẫn cao ở khu vực nông thôn nhưng đã giảm từ 77,7% năm 1999 xuống còn 69,9% năm 2013. Chất lượng lao động nông thôn thấp hơn nhiều so với chất lượng lao động thành thị. Năm 2013, lao động nông thôn đã qua đào tạo là 11,5% trong khi ở thành thị là 33,9% (gấp 3 lần), đặc biệt là sự chênh lệch ở trình độ đại học trở lên (nông thôn là 2,9%, thành thị là 16,7%, gấp 5,7 lần).