Chương 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động ở thành phố
2.2.2. Nhân tố kinh tế - xã hội
2.2.2.1. Trình độ phát triển kinh tế
Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế
TP. HCM có quy mô kinh tế lớn nhất nước, đóng góp 21,3% tổng GDP cả nước (Hà Nội là 12,59% - 2013). Giai đoạn 1999 – 2013, GDP của thành phố tăng gấp 11 lần, từ 69.022 tỉ đồng năm 1999 tăng lên 763.956 tỉ đồng năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân luôn đạt trên hai con số, đạt 10,8%/năm, cao hơn mức trung bình của cả nước 6,5%/năm; lực lượng lao động tăng 1,8 lần với tốc độ tăng trưởng lao động bình quân đạt 3,9 %/năm. Kinh tế phát triển nhanh kéo theo sự gia tăng lực lượng lao động nhằm đáp ứng cho nhu cầu của các ngành kinh tế.
Bảng 2.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP theo ngành kinh tế của TP. HCM đều cao hơn so với cả nước. Giữa các ngành kinh tế thì tốc độ tăng trưởng GDP ngành công nghiệp và dịch vụ cao hơn nhiều so với ngành nông nghiệp, tuy nhiên có sự khác biệt theo thời gian. Mức tăng trưởng bình quân GDP ngành công nghiệp có xu hướng giảm dần từ 11,8% giai đoạn 1999 – 2005 xuống còn 7,9% giai đoạn 2011 - 2013, ngược lại mức tăng trưởng bình quân ngành dịch vụ lại có xu hướng tăng tương ứng từ 8,7% lên 15,2% và hiện là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các ngành khác. Điều này cho thấy, TP. HCM đang chuyển dịch dần từ vai trò là một trung tâm công nghiệp sang vai trò là một trung tâm dịch vụ không những của Vùng mà còn của cả nước. Sự chuyển dịch này sẽ tác động rất lớn đến
quá trình tăng trưởng kinh tế của TP. HCM và ảnh hưởng đến chuyển dịch CCLĐ của Thành phố trong thời gian tới.
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP theo ngành kinh tế của TP. HCM và cả nước giai đoạn 1999 – 2013 (giá so sánh – đơn vị %)
Giai đoạn TP. HCM Cả nước
GDP DV CN NN GDP DV CN NN
1999 – 2005 10,0 8,7 11,8 4,2 7,0 6,0 9,9 4,1 2006 – 2010 11,2 12,3 10,1 4,8 7,0 7,7 7,9 3,3 2011 – 2013 9,6 15,2 7,9 5,7 5,6 6,5 6,0 3,1
Nguồn: xử lí từ [13], [70]
Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cùng với sự thay đổi về tốc độ tăng trưởng kinh tế, CCKT của Thành phố cũng chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng của ngành dịch vụ, giảm dần tỉ trọng nông nghiệp và công nghiệp trong cơ cấu GDP. Trong đó, tập trung phát triển công nghiệp theo hướng công nghệ, kĩ thuật tiên tiến, còn dịch vụ theo hướng chất lượng cao. Hiện nay, khu vực dịch vụ có tốc độ tăng cao nhất và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong CCKT của TP. HCM, đóng vai trò là đầu tàu về tăng trưởng kinh tế thành phố. Trong giai đoạn 1999 – 2013, tỉ trọng dịch vụ tăng từ 53,9% lên 58,4%. Ngược lại, công nghiệp có tốc độ tăng trưởng chậm lại, CCKT có xu hướng giảm tỉ trọng, từ 44,0% năm 1999 xuống còn 40,6% năm 2013. Khu vực nông nghiệp giảm tỉ trọng xuống mức rất thấp, từ 2,1% năm 1999 xuống còn 1,0% năm 2013 (bảng 2.2).
Cơ cấu kinh tế trên thể hiện mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành dịch vụ và công nghiệp với sự chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang các hoạt động đô thị (chế tạo và dịch vụ). Sự phát triển của các ngành kinh tế đô thị là động lực thúc đẩy quá trình tăng trưởng, bởi không quốc gia nào có tỉ lệ tăng trưởng cao và bền vững nhờ vào ngành nông nghiệp.
Ngành dịch vụ phát triển nhanh chóng từ sau năm 2005 khi thành phố chủ trương phát triển 9 nhóm ngành dịch vụ cao cấp. Trong những năm qua, nhóm ngành dịch vụ này đã có những bước phát triển quan trọng, đóng góp vào sự gia tăng tỉ trọng GDP của thành phố. Trong đó nổi bật là các ngành tài chính – ngân
hàng, vận tải – dịch vụ cảng và bưu chính viễn thông. Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng nhanh nhất, từ 2,8% năm 1999 tăng lên 10,5% năm 2013. Đây là sự chuyển dịch phù hợp với định hướng phát triển của TP HCM để trở thành trung tâm tài chính – ngân hàng và dịch vụ lớn của cả nước, không chỉ phục vụ cho nhu cầu thành phố mà còn phục vụ nhu cầu cho cả vùng KTTĐPN và khu vực Nam Bộ.
Bảng 2.2: Cơ cấu tổng sản phẩm phân theo ngành kinh tế của TP. HCM giai đoạn 1999 - 2013 (giá thực tế - đơn vị %)
Năm 1999 2005 2009 2013 Tăng/giảm
1999-2013
Tổng số 100 100 100 100
Nông – lâm – ngư nghiệp 2,1 1,3 1,3 1,0 -1,1
Công nghiệp – xây dựng 44,0 48,1 44,5 40,6 -3,4
Dịch vụ 53,9 50,6 54,2 58,4 +4,5
Phân theo ngành dịch vụ
Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ 15,1 12,6 11,6 12,9 -2,2
Vận tải kho bãi 8,8 10,1 7,3 8,3 -0,5
Khách sạn và nhà hàng 6,5 5,0 3,6 3,4 -3,1
Thông tin và truyền thông - - 2,6 3,5 -
Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 2,8 5,2 11,4 10,5 +7,7
Kinh doanh bất động sản 5,0 6,6 5,7 3,4 -1,6
Hoạt động chuyên môn, KHCN 0,4 0,3 3,9 5,5 +5,1
Giáo dục – đào tạo - 3,1 2,2 2,7 -
Y tế - 3,3 2,7 3,4 -
Dịch vụ khác 15,3 4,4 3,2 4,8 -
Nguồn: xử lí từ [13]
TP. HCM đang có sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng từ sản xuất công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động, năng suất lao động thấp sang sản xuất các ngành sử dụng công nghệ cao, ít lao động, năng suất lao động cao. Sự chuyển biến này có thể thấy thông qua sự thay đổi tỉ trọng giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp giai đoạn 1999 – 2013 (bảng 2.3). Tỉ trọng của các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, NSLĐ thấp đều có xu hướng giảm: dệt may, da giày
(-5,2%); chế biến thực phẩm, đồ uống (-2,8%); sản xuất sản phẩm thuốc lá (-2,6%).
Ngược lại, tỉ trọng của các ngành sử dụng ít lao động, có hàm lượng KHCN cao có xu hướng tăng: cơ khí (+4,9%), hóa chất (+4,2%), điện tử - tin học (+1,0%).
Bảng 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp TP. HCM giai đoạn 1999 – 2013 (giá thực tế – đơn vị %)
1999 2009 2013 Tăng/giảm 1999 - 2013
Tổng số 100 100 100
Chế biến thực phẩm và đồ uống 21,0 15,5 18,2 -2,8
Dệt may, da giày 22,9 17,2 17,7 -5,2
Sản xuất sản phẩm thuốc lá 4,3 2,2 1,7 -2,6
Sản xuất kim loại 2,5 1,5 1,7 -0,8
Hóa chất và các sản phẩm hóa chất 15,8 20,7 20,0 +4,2
Cơ khí 12,6 17,3 17,5 +4,9
Điện tử - Tin học 3,1 4,3 4,1 +1,0
Các ngành khác 17,8 21,3 19,1 +1,3
Nguồn: tính toán từ [13]
TP. HCM đang giảm dần tỉ trọng của các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động giản đơn, công nghệ thấp, gây ô nhiễm môi trường, xu hướng chuyển dịch các ngành này về những địa phương có lợi thế về nguồn nguyên liệu và lao động, đang hình thành và phát triển nhiều khu công nghiệp tập trung như Bình Phước, Long An, Bình Dương, Đồng Nai. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch nhìn chung vẫn còn chậm, riêng hai ngành thâm dụng lao động là chế biến thực phẩm, đồ uống và dệt may, da giày vẫn chiếm tới 35,9% giá trị SXCN (đứng thứ 2 và 3 về GTSXCN so với toàn ngành công nghiệp). Đây cũng là hai ngành chiếm tỉ trọng lao động nhiều nhất của TP. HCM, chủ yếu là lao động nữ.
Khu vực N – L – NN giảm tỉ trọng xuống mức rất thấp do chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp thành đất đô thị, thành lập các quận mới tách ra từ các huyện ngoại thành làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
Trong cơ cấu nội bộ ngành, giảm tỉ trọng ở ngành nông nghiệp (-10,6%) và lâm
nghiệp (-2,3%), tăng tỉ trọng ngành thủy sản (+12,9%). Trong nông nghiệp, giảm tỉ trọng trồng trọt (-10,7%), tăng tỉ trọng chăn nuôi (+13,5%) và chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao (bảng 2.4).
Bảng 2.4: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông – lâm – ngư nghiệp của TP. HCM giai đoạn 1999 – 2013 (giá thực tế - đơn vị %)
Năm 1999 2005 2009 2013 Tăng/giảm
1999 - 2013
N - L - NN 100 100 100 100
1. Nông nghiệp 84,0 67,5 77,9 73,4 -10,6
2. Lâm nghiệp 3,2 2,5 1,0 0,9 -2,3
3. Thủy sản 12,8 30,0 21,1 25,7 +12,9
4. Nông nghiệp 100 100 100 100
- Trồng trọt 48,8 39,4 32,7 38,1 -10,7
- Chăn nuôi 39,7 49,7 58,8 53,2 +13,5
- Dịch vụ NN 11,5 10,9 8,5 8,7 -2,8
Nguồn: xử lí từ [13]
Phát triển kinh tế nhiều thành phần là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của TP. HCM. Thành phố đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, là khu vực tạo khá nhiều việc làm cho người lao động. KV kinh tế ngoài nhà nước và KV vốn đầu tư nước ngoài ngày càng phát huy vai trò của mình đóng góp vào tăng trưởng, CDCCKT của Thành phố. Đồng thời cũng thúc đẩy CDCCLĐ, nhất là ở các quận mới và huyện ngoại thành, nơi tập trung nhiều KCN – KCX và các xí nghiệp sản xuất khác.
Cơ cấu GDP khu vực kinh tế nhà nước giảm mạnh từ 44,8% năm 1999 xuống còn 17,2% năm 2013, giảm 27,6%. Do tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước làm cho số lượng các doanh nghiệp nhà nước giảm đáng kể. Khu vực ngoài nhà nước có tỉ trọng tăng từ 36,9% lên 59,0% giai đoạn 1999 - 2013, tăng 22,1%, trở thành bộ phận đóng góp nhiều nhất trong cơ cấu GDP của thành phố.
Cùng với quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới, khu vực vốn đầu tư nước ngoài cũng đóng góp ngày càng quan trọng. Khu vực đầu tư nước ngoài có tỉ
trọng tăng từ 18,3% lên 23,8%, tăng 5,6% (biểu đồ 2.1). Tuy nhiên tỉ lệ đóng góp GDP của khu vực vốn đầu tư nước ngoài tăng chậm so với tiềm năng và lợi thế của thành phố. Nguyên nhân là do chất lượng nguồn lao động TP HCM vẫn còn thấp, CSHT chưa đáp ứng được so với nhu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài khi đến đầu tư kinh doanh tại Thành phố, nhất là các doanh nghiệp muốn đầu tư vào các ngành công nghệ cao. Chuyển dịch CCKT đã có tác động rất lớn đến chuyển dịch CCLĐ của TP. HCM thời gian qua.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của TP. HCM giai đoạn 1999 - 2013 (%)
2.2.2.2. Dân số, phân bố dân cư và nguồn lao động
Dân số, phân bố dân cư
TP. HCM là đô thị đặc biệt có quy mô dân số lớn nhất nước và tăng nhanh trong thời gian qua. Giai đoạn 1999 - 2013 dân số thành phố tăng gấp 1,6 lần, chiếm 8,7% dân số cả nước. Trong thập niên 1990, tỉ lệ gia tăng dân số cơ học thấp hơn tỉ lệ gia tăng tự nhiên; nhưng từ sau năm 2000 trở lại đây, tỉ lệ gia tăng cơ học cao hơn so với gia tăng tự nhiên và đóng vai trò quyết định đối với gia tăng dân số TP. HCM (bảng 2.5). Sự gia tăng này gắn liền với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, nhất là khi nền kinh tế của thành phố liên tục đạt tốc độ tăng trưởng trên 10%/năm, cùng với sự ra đời của hàng loạt các KCN – KCX đã đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, tạo ra lực hút nhập cư rất lớn,“tốc độ tăng cơ học của dân số tỉ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)” và “kinh tế càng tăng cao thì số người đến thành phố càng nhiều và số người đi càng ít” [46].
44,8
35,0
22,9 17,2
36,9
43,2
53,9 59,0
18,3 21,8 23,2 23,8
0%
20%
40%
60%
80%
100%
1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
KV có vốn ĐTNN
KVKT ngoài Nhà nước KVKT Nhà nước
1999 2005 2009 2013
Nguồn: [13]
Bảng 2.5: Một vài chỉ số về dân số TP. HCM giai đoạn 1999 – 2013
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
1999 2005 2009 2013
1. Quy mô dân số Người 5.037.155 6.239.938 7.201.550 7.939.752
- Thành thị Người 4.204.662 5.314.898 5.992.278 6.539.364
% 83,5 85,2 83,2 82,4
- Nông thôn Người 832.493 925.040 1.209.272 1.400.388
% 16,5 14,8 16,8 17,6
2. Tỉ lệ tăng dân số % 2,2 3,14 3,21 2,89
- Tăng tự nhiên % 1,36 1,15 1,04 0,91
- Tăng cơ học % 0,84 1,99 2,17 1,98
3. Mật độ dân số Người/km2 2.404 2.978 3.437 3.790 Nguồn: [13]
Gia tăng dân số diễn ra không đồng đều trên toàn thành phố, phân bố dân cư có sự khác biệt theo không gian đô thị. Xét cơ cấu tỉ trọng dân số theo 3 khu vực nội đô, vùng ven và ngoại thành của TP. HCM giai đoạn 1999 – 2013 có thể thấy tỉ lệ dân số giảm rõ rệt ở khu vực nội đô (-15,9%), tăng nhẹ ở khu vực ngoại thành (+0,9%). Ngược lại, các quận vùng ven, nơi đang có quá trình ĐTH diễn ra nhanh, công nghiệp phát triển mạnh, đã thực sự bùng nổ về dân số trong khoảng thời gian trên dưới 15 năm nay (+15,0%), năm 2013 tăng hơn 3,2 lần so với năm 1999, tăng từ 14,7% lên 29,7% trong tổng dân số toàn thành phố (bảng 2.6).
Bảng 2.6: Dân số và cơ cấu dân số theo khu vực nội đô, vùng ven và ngoại thành của TP. HCM giai đoạn 1999 – 2013
Năm 1999 (người)
Tỉ lệ
%
Năm 2013 (người)
Tỉ lệ
%
Chênh lệch
Tốc độ tăng 2000 - 2013 % Khu vực nội đô 3.401.754 67,2 4.075.951 51,3 -15,9 1,29 Khu vực vùng ven 744.184 14,7 2.358.057 29,7 +15,0 8,59 Ngoại thành 917.933 18,1 1.505.744 19,0 +0,9 3,59 Thành phố 5.063.871 100 7.939.752 100 3,26
Nguồn: tính toán từ [13]
Về mật độ dân số, năm 2013 mật độ dân số toàn thành phố là 3.790 người/km2, trong đó tập trung đông ở khu vực trung tâm, sau đó mật độ giảm dần ở khu vực ven đô và ít nhất tại các huyện ngoại thành. Mật độ dân số khu vực nội đô rất cao trung bình 28.768 người/km2, có nhiều quận mật độ trên 40.000 người/km2 như Quận 4, 5, 10, 11; khu vực vùng ven mật độ là 7.628 người/km2; trong khi đó các huyện ngoại thành mật độ dân số thấp hơn rất nhiều, chỉ có 941 người/km2. Điều này cho thấy khả năng thu hút dân số và lao động của khu vực ngoại thành còn rất lớn cũng như có nhiều thuận lợi trong việc bố trí các khu dân cư mới, các khu – cụm công nghiệp, các khu thương mại, dịch vụ và phát triển CSHT.
Có thể nói quá trình gia tăng dân số và phân bố dân cư trên địa bàn TP. HCM trong thời gian qua đã phản ánh tác động của quá trình đô thị hóa và ảnh hưởng đến sự thay đổi quy mô lao động cũng như sự phân bố lao động trên địa bàn thành phố.
Dân số TP. HCM đông và tăng nhanh tạo điều kiện cung cấp nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn, yếu tố thu hút vốn đầu tư và phát triển các ngành kinh tế, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT và chuyển dịch CCLĐ.
Lao động
TP. HCM là đô thị có lực lượng lao động rất lớn và tăng nhanh qua các năm.
Tốc độ tăng trưởng trung bình của lực lượng lao động khoảng 3,9%/năm và chiếm khoảng 51,9% so với tổng dân số. Năm 1999 có 2,4 triệu lao động đang làm việc, tăng lên 4,1 triệu lao động năm 2013, lao động tập trung chủ yếu trong ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ (97,9%).
Lực lượng lao động của TP. HCM có cơ cấu trẻ, độ tuổi 15 – 34 tuổi chiếm 42,1%; độ tuổi 35 – 55 tuổi là 48,8%; độ tuổi trên 55 tuổi là 9,1% (2013) [13]. Đây là lợi thế lớn cho thành phố trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế và tạo điều kiện cho thành phố thực hiện CDCCKT một cách thuận lợi. Lao động trẻ có ưu điểm là có sức khỏe và khả năng tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ nhanh hơn, thuận lợi trong việc chuyển dịch sang các ngành công nghiệp cao.
Xét về cơ cấu lao động theo giới tính của TP. HCM, tỉ trọng lực lượng lao động nam luôn cao hơn lao động nữ nhưng đang có xu hướng giảm tỉ trọng. Năm 1999 lực lượng lao động nam chiếm tỉ trọng là 56,2%, đến năm 2013 giảm xuống
còn 53,1% tổng số lao động. Tỉ trọng lực lượng lao động nữ tăng từ 43,8% lên 46,9%. Lao động nữ thường có liên quan đến sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp nhẹ thu hút nhiều lao động nữ như dệt, may, giày da, công nghiệp chế biến LT-TP và các ngành du lịch, dịch vụ đang phát triển mạnh ở TP HCM trong thời gian qua (giúp việc gia đình, phục vụ nhà hàng, khách sạn, …).
Quá trình CNH – ĐTH đã và đang thu hút một lực lượng lao động rất lớn từ các địa phương đến TP. HCM (đội ngũ sinh viên, lao động nhập cư, lao động qua đào tạo, cán bộ KHKT…), bổ sung vào thị trường lao động của Thành phố. Thị trường lao động thành phố có thể đáp ứng được nhiều dạng lao động khác nhau từ lao động giản đơn đến lao động có trình độ cao. Người nhập cư với trình độ khác nhau có cách thức thích nghi khác nhau trong quá trình tiếp cận với thị trường lao động việc làm này. Những người nhập cư tìm được việc làm tương đối dễ dàng hơn so với người dân thành phố do họ chấp nhận những điều kiện làm việc khó khăn hơn và thu nhập có thể ít hơn người dân tại chỗ. Năm 2013, trong tổng số 144.100 người từ 15 tuổi trở lên nhập cư vào TP. HCM thì có 122.600 người tham gia hoạt động kinh tế, chiếm 85,1% so với tổng số người nhập cư từ 15 tuổi trở lên và cao hơn so với tỉ số việc làm trên dân số 15 tuổi trở lên của thành phố (64,8%).
Theo kết quả Điều tra Biến động dân số Việt Nam 2013 cho thấy, lao động nhập cư đến TP. HCM từ mọi vùng đất nước, đứng đầu là vùng ĐBSCL (38,6%), Bắc Trung Bộ (21,2%) và Đông Nam Bộ (12,7%), nhất là các tỉnh Nghệ An, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ,...cho thấy sức hút của một đô thị lớn nhất cả nước. Nếu những đô thị nhỏ hơn, lao động nhập cư thường từ nông thôn di chuyển vào đô thị hay từ các vùng xung quanh, tỉnh lân cận thì ngược lại, lao động nhập cư vào TP. HCM có phạm vi rộng khắp cả nước, không chỉ là lao động phổ thông từ các vùng nông thôn mà còn là lao động có chuyên môn, tay nghề từ các đô thị nhỏ hơn cũng di chuyển đến TP. HCM. Vì vậy, lực lượng lao động của TP.
HCM không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng cũng ngày càng được nâng lên.
Có sự chênh lệch khá lớn giữa lao động nhập cư nữ và nam, trong đó lao động nữ nhập cư nhiều hơn so với lao động nam nhập cư (61,9% nữ so với 38,1% nam).
Do phần lớn lao động ngoại tỉnh đổ về thành phố tập trung chủ yếu vào các ngành