Căn cứ xây dựng định hướng

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động ở TP. Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hoá (Trang 140 - 144)

Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở

3.1.1. Căn cứ xây dựng định hướng

3.1.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐPN Vùng KTTĐPN là vùng kinh tế trọng điểm năng động nhất cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; có vị trí, vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội; là vùng có đầy đủ các lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước; trong đó TP. HCM là trung tâm kinh tế tổng hợp đa chức năng lớn nhất Vùng và cả nước.

Theo Quyết định số 252/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 13/02/2014 về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐPN đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”[66] xác định vùng KTTĐPN là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước; là cầu nối với các khu vực ĐBSCL và Tây Nguyên. Trong đó, khu vực TP. HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương là địa bàn trọng điểm, phát huy vai trò động lực và lan tỏa phát triển cho các địa phương khác trong Vùng và cả nước.

Cơ cấu kinh tế của Vùng chuyển dịch theo hướng hiện đại, tăng cường đóng góp của khu vực dịch vụ, tập trung ưu tiên đầu tư các ngành có tiềm năng, lợi thế, có năng suất lao động và hàm lượng tri thức cao. Đối với phát triển công nghiệp, TP. HCM tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, mũi nhọn, hàm lượng công nghiệp cao, hạn chế phát triển thêm các KCN trong khu vực nội thành, chuyển dần các cơ sở công nghiệp sang các tỉnh Tây Ninh, Long An, Bình Phước, Tiền Giang. Ngành dịch vụ TP. HCM không chỉ chiếm tỉ trọng lớn nhất Vùng mà còn trở thành trung tâm dịch vụ tầm khu vực Đông Nam Á, phát triển các loại hình dịch vụ cao cấp như tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch, GTVT biển, nghiên cứu ứng dụng và triển khai KHCN…. Đến năm 2020 các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ chiếm 95 – 96% tổng GDP, trong đó tỉ trọng dịch vụ đạt khoảng 44%, tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 8,5 – 9%.

Tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với cơ cấu ngành hợp lí, phù hợp với yêu cầu phát triển KT – XH của Vùng. Nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo với cơ cấu ngành nghề và trình độ hợp lý theo nhiều hình thức, phấn đấu đạt tỉ lệ LĐ qua đào tạo khoảng 85% vào năm 2020. Trở thành trung tâm giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và trung tâm chuyển giao, ứng dụng KHCN hàng đầu cả nước. Đầu tư xây dựng trường Đại học Quốc gia TP.HCM trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao của vùng và cả nước.

Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH – HĐH, giảm tỉ trọng và số lượng lao động trong nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp, tăng quy mô và tỉ trọng lao động phi nông nghiệp. Lao động khu vực dịch vụ, công nghiệp – xây dựng chiếm trên 85% tổng số lao động.

Quy hoạch phát triển đô thị TP. HCM theo hướng đa trung tâm, nhằm tạo động lực để phát triển các vùng xung quanh, giảm áp lực cho khu vực trung tâm TP.

HCM. Xét mối quan hệ giữa TP. HCM với các tỉnh trong vùng KTTĐPN, TP.

HCM được xác định là trung tâm động lực của Vùng; trung tâm dịch vụ, công nghiệp, khoa học - công nghệ của khu vực Đông Nam Á. Tạo mối liên kết mang tính hệ thống giữa các đô thị trong Vùng, phát triển các hành lang đô thị từ TP.

HCM với các đô thị vệ tinh như Nhơn Trạch, Long Thành, Dĩ An - Thuận An, Trảng Bom, Bến Lức… dọc theo các hành lang quốc lộ 1A, 13, 22, 50, 51 nhằm phát huy thế mạnh của các tỉnh.

3.1.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM

Theo Quyết định số 2631/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/12/2013 về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025” đã xác định mục tiêu và nhiệm vụ chung là “Xây dựng TP. HCM trở thành thành phố văn minh, hiện đại với vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp CNH - HĐH, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển của khu vực phía Nam và cả nước; từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á;

trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Vùng và cả nước”[67].

Định hướng phát triển KT - XH của thành phố trong mối quan hệ kinh tế - xã hội với vùng TP. HCM. Vai trò đầu tàu kinh tế của TP. HCM là hạt nhân của Vùng TP. HCM. Đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050: TP. HCM vẫn là thành phố lớn nhất cả nước về quy mô dân số, quy mô GDP và GDP/người, giá trị thương mại và thu hút FDI. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm cao hơn 1,5 lần mức tăng trưởng bình quân cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt từ 8,5% - 9%/ năm, GDP bình quân trên đầu người đạt từ 13.340 -14.285 USD.

Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu; sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao và áp dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu và mở rộng thị trường nội địa; đẩy mạnh CDCCKT theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực thành phố có lợi thế, trong đó ưu tiên phát triển 4 nhóm ngành công nghiệp có hàm lượng KHCN và giá trị gia tăng cao; 9 ngành dịch vụ cao cấp; các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế TP. HCM đến năm 2025 Đơn vị 2016 - 2020 2021 – 2025

Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 9,5 - 10 8,5 – 9

- Nông nghiệp % 10,17 – 11 8,55 – 9,37

- CN – XD % 8,7 8,5

- Dịch vụ % 5,0 5,0

GDP/người USD 8.430 - 8.822 13.340 – 14.285

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Nông nghiệp % 0,74 – 0,78 0,61 – 0,66

- CN – XD % 39,19 – 41,07 38,29 – 41,05

- Dịch vụ % 58,16 – 60,07 58,29 – 61,10

Nguồn: [67]

Tỉ trọng của ngành dịch vụ tăng dần qua các năm, đến năm 2020 tỉ trọng ngành dịch vụ chiếm 58,16 - 60,07% và đạt 58,29 - 61,10% năm 2025. Khu vực công nghiệp thay đổi từ 39,19 - 41,07% năm 2020 đến năm 2025 đạt 38,29 - 41,05%. Khu vực nông nghiệp giảm từ 0,74 -0,78% năm 2020 xuống còn 0,61-

0,66% năm 2025. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân 10%/năm giai đoạn 2016 - 2020 và 12%/năm giai đoạn 2021 - 2025.

Mục tiêu đưa TP. HCM trở thành trung tâm lớn về giáo dục đào tạo chất lượng cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á, thành phố sẽ tiếp tục là nơi tập trung các cơ sở đào tạo chất lượng cao trong nước và quốc tế, nâng cao chất lượng giáo dục TP. HCM ngang tầm với các nước trong khu vực. Chú trọng công tác đào tạo nghề, từng bước nâng cao trình độ lao động có CMKT; đào tạo nghề gắn với nhu cầu xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 85%, năm 2025 đạt 90%.

Về giao thông, mạng lưới giao thông được tập trung phát triển nối liền các khu đô thị mới, các đô thị vệ tinh, các khu công nghiệp, các công trình đầu mối giao thông liên vùng, gắn kết chặt chẽ với các tỉnh trong Vùng KTTĐPN. Phát triển hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không để trở thành đầu mối giao thông trong Vùng và kết nối khu vực Đông Nam Bộ với Tây Nam Bộ, với khu vực và quốc tế.

Tập trung đầu tư phát triển giao thông công cộng, nâng cấp sân bay, bến cảng, nâng cấp quốc lộ 1A, 13, 22, 50, 51 và mở trục đường giao thông nối liền thành phố với các vùng đô thị phát triển, các KCN tập trung đang và sẽ hình thành theo quy hoạch. Nâng cấp và bổ sung hệ thống giao thông đối ngoại của thành phố, tạo mối liên kết giữa thành phố với khu vực phía Nam và cả nước. Các trục hướng tâm đối ngoại như: trục TP. HCM - Biên Hòa - Vũng Tàu (Xa lộ Hà Nội); trục TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây; trục TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành (quốc lộ 13);

trục TP. HCM - Mộc Bài; trục cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Cần Thơ… sẽ giúp các tỉnh trong Vùng gắn kết hỗ trợ nhau phát triển đồng bộ, khai thác tốt nhất thế mạnh kinh tế - xã hội tổng hợp của toàn vùng.

3.1.1.3. Thành tựu và hạn chế trong quá trình CDCCLĐ của TP. HCM Quá trình ĐTH gắn với quá trình CNH đã tác động đến quá trình CDCCLĐ ở TP. HCM. ĐTH diễn ra nhanh, kinh tế phát triển mạnh đã thu hút nguồn lao động đông và tăng nhanh đặc biệt là lao động nhập cư lớn. Chuyển dịch CCLĐ theo ngành và TPKT diễn ra phù hợp với quy hoạch phát triển KT - XH và quá trình CNH - ĐTH, đạt được kết quả tốt so với mục tiêu đề ra. CCLĐ theo trình độ

CMKT cũng chuyển dịch tích cực, LĐ qua đào tạo ngày càng có chất lượng hơn, CCLĐ qua đào tạo ngày càng hợp lí hơn. Chất lượng lao động ở các trình độ đào tạo được nâng lên, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Lao động chuyển dịch về mặt lãnh thổ với sự dịch chuyển LĐ từ nội đô ra KV vùng ven và ngoại thành do mở rộng không gian đô thị, do quy hoạch...

Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch vẫn còn chậm, chưa đạt được hiệu quả cao về NSLĐ. Thâm dụng LĐ phổ thông trong các ngành kinh tế còn lớn. Đội ngũ LĐ chất lượng cao và công nhân lành nghề vẫn còn thiếu nhiều so với nhu cầu xã hội.

Phân bố LĐ chưa hợp lí, đặc biệt là LĐ có trình độ CMKT tập trung chủ yếu tại KV nội thành, KV ngoại thành chủ yếu là LĐ giản đơn, chất lượng thấp. Phân bố không đều giữa các ngành kinh tế, lao động có trình độ tập trung chủ yếu trong ngành dịch vụ và công nghiệp.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động ở TP. Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hoá (Trang 140 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)