Chương 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH
2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở TP. HCM
theo thành phần kinh tế
TP. HCM đi đầu trong phát triển nền kinh tế thị trường, thu hút các thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh. Sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài (1987) và Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990) đã tạo ra bước đột phá trong phát triển kinh tế của TP. HCM. Để tạo điều kiện thuận lợi thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa theo hướng CNH – HĐH, thành phố đã thành lập hàng loạt các KCN – KCX, ban hành nhiều chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư, hoàn thiện CSHT… Quá trình CNH được đẩy mạnh, số lượng các doanh nghiệp, xí nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng nhanh.
Bảng 2.14: Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và bình quân vốn/doanh nghiệp phân theo thành phần kinh tế TP HCM giai đoạn 1999 - 2013
Số doanh nghiệp Tốc độ tăng
%
Bình quân vốn/DN (tỉ đồng)
Tốc độ tăng
% Số lượng (DN) Tỉ trọng (%)
1999 2013 1999 2013 1999 2013
Tổng số 8.616 121.107 100 100 22,5 22,8 39,7 4,7 KV Nhà nước 690 458 8,0 0,4 -3,4 113,2 1.132,5 21,1
KV ngoài Nhà
nước 7.385 117.487 85,7 97,0 25,9 6,1 27,5 13,7 KV có vốn đầu
tư NN 541 3.162 6,3 2,6 15,8 136,6 328,9 7,6
Nguồn: tính toán từ [13]
Bảng 2.14 cho thấy, giai đoạn 1999 – 2013 số doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh nhất, với tốc độ tăng bình quân đạt 25,9 %/năm (tăng gấp 15,9 lần); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 5,8 lần với tốc độ tăng bình quân là 15,8 %/năm. Số doanh nghiệp tăng lên nhanh trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo nhiều việc làm, thu hút lực lượng lao động đông đảo tập trung trong các khu vực kinh tế này, không chỉ là lao động của Thành phố mà còn cả những lao động của các tỉnh thành khác.
Ngoài ra, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, không gian lãnh thổ đô thị được mở rộng ra các huyện ngoại thành, quỹ đất cho sản xuất công nghiệp và dịch vụ tăng lên do lấy từ đất nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng và mở rộng nhà máy, xí nghiệp, các KCN, trung tâm thương mại… thu hút các dự án đầu tư của tư nhân và nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, thời gian qua, lực lượng lao động trong khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Trong quá trình chuyển dịch CCKT, xu hướng chung là tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm, trong khi khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên. Cùng với thay đổi này là sự chuyển dịch lao động từ khu vực Nhà nước sang thành phần kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Bảng 2.15: Lao động và cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế của TP. HCM giai đoạn 1999 – 2013
Năm Đơn vị 1999 2005 2009 2013 Tốc độ TBQ
2000 - 2013 (%) Tổng số Người 2.145.964 2.676.420 3.676.206 4.024.000 4,59 Khu vực Nhà
nước
Người 537.151 530.466 584.517 595.552 0,74
% 25,03 19,82 15,9 14,8
Khu vực ngoài Nhà nước
Người 1.550.119 1.966.633 2.793.916 3.094.456 5,06
% 72,23 73,48 76,0 76,9
Khu vực vốn đầu tư nước ngoài
Người 58.694 179.320 297.773 333.992 13,22
% 2,74 6,70 8,1 8,3
Nguồn: xử lí từ [14], [50], [74]
Lao động khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh về số lượng cũng như tỉ trọng, chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu lao động của TP. HCM. Năm 1999, lao động khu vực ngoài Nhà nước có 1.550.119 người, đến năm 2013 tăng lên 3.094.456 người;
về tỉ trọng lao động tăng từ 72,23% lên 76,9%; tốc độ tăng bình quân năm là 5,06
%/năm trong giai đoạn 2000 – 2013.
Lao động khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh do các cơ sở sản xuất tăng nhanh về số lượng và quy mô sản xuất. Năm 1999 có 7.385 doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước, chiếm 85,7% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh của thành phố, đến năm 2013 tăng lên 117.487 doanh nghiệp, chiếm 97,0% tổng số doanh nghiệp. Quy mô vốn/doanh nghiệp cũng tăng nhanh từ 6,1 tỉ đồng/doanh nghiệp lên 27,5 tỉ đồng/doanh nghiệp giai đoạn 1999 - 2013.
Lao động KV ngoài Nhà nước sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, do chính sách khuyến khích đầu tư; do các thủ tục hành chính về thành lập doanh nghiệp ngày càng thuận tiện và đơn giản hơn trước; do quá trình cổ phần hóa, giao bán khoán hoặc cho thuê doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh hơn. Đồng thời, ở các cơ sở sản xuất tư nhân, cơ chế tuyển dụng LĐ linh hoạt, nhanh chóng, ít phụ thuộc vào thủ tục hành chính rườm rà như KV Nhà nước, vì vậy LĐ dễ dàng tìm kiếm việc làm. Đây là nhân tố tạo sức hút mạnh mẽ đối với LĐ nhập cư vào thành phố.
Lao động khu vực Nhà nước tăng chậm từ 537.151 lao động năm 1999 lên 595.552 lao động năm 2013, tốc độ tăng đạt 0,74%/năm. Về tỉ trọng giảm từ 25,03% xuống còn 14,8% trong giai đoạn 1999 – 2013. Điều này phù hợp với xu thế phát triển nền kinh tế thị trường có điều tiết của nhà nước, chủ trương sắp xếp lại các doanh nghiệp nhằm đa dạng hóa hình thức sở hữu.
Cơ cấu lao động đang có xu hướng chuyển dần từ khu vực Nhà nước sang khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn 1999 – 2013, lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất từ 58.694 lao động lên 333.992 lao động, tốc độ tăng bình quân đạt 13,22%/năm. Tỉ trọng lao động tăng từ 2,74% lên 8,3% (tăng 5,56%). Do có nhiều KCN – KCX được hình thành trên địa bàn thành phố cùng với sự ra đời của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư… nên đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động TP. HCM. Năm 2013, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 2,6% tổng số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng đóng góp tới 23,8% vào tổng GDP của thành phố và giải quyết việc làm cho 333.992 lao động (chiếm 8,3% lao động), tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.
2.3.2.2. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động
Bảng 2.16: Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động TP. HCM giai đoạn 1999 – 2013 (%)
Tăng/giảm tỉ trọng cơ cấu giai đoạn 1999 – 2013 (%)
Tăng/giảm bình quân giai đoạn 1999 – 2013 (%)
GDP Lao động GDP Lao động
Khu vực Nhà nước -27,7 -10,03 -1,98 -0,72
KV ngoài Nhà nước 22,1 4,67 1,58 0,33
KV có vốn đầu tư NN 5,6 5,56 0,4 0,39
Nguồn: Tính toán từ bảng 2.15 và biểu đồ 2.1
Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động khu vực Nhà nước chuyển dịch cùng chiều, có xu hướng giảm, CCKT giảm 27,7% trong khi CCLĐ giảm 10,03%. Lao động
khu vực nhà nước tập trung chủ yếu trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (26,9%), sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước, xử lí nước thải, rác thải (17,9%), xây dựng (6,7%), thương mại (16,6%), vận tải kho bãi 14,3%... (2013).
Đặc biệt trong ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước; quản lí và xử lí nước thải, rác thải thuộc nhà nước quản lí nên lao động khu vực Nhà nước chiếm tới 86,5% tổng số lao động của ngành này.
Khu vực ngoài Nhà nước chuyển dịch CCLĐ còn chậm hơn so với chuyển dịch CCKT được thể hiện thông qua sự thay đổi về tỉ trọng GDP và lao động. Giai đoạn 1999 – 2013, tỉ trọng GDP tăng 22,1% (từ 36,9% lên 59,0%), trong khi đó cơ cấu lao động tăng tỉ trọng là 4,7% (từ 72,2% tăng lên 76,9%). Lao động tập trung trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (30,5%), thương mại (24,3%), xây dựng (14,2%), hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm (3,1%), hoạt động chuyên môn, KHCN (5,5%), hoạt động tài chính và dịch vụ (5,6%)... (2013).
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tác động đến quá trình CDCCKT và CDCCLĐ của thành phố. Đối với ngành công nghiệp, đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy quá trình hiện đại hóa công nghệ hiện có và thay đổi cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp. Đối với ngành dịch vụ, thúc đẩy phát triển nhanh, đặc biệt là trong các lĩnh vực khách sạn, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và kinh doanh bất động sản…
Lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến (74,5%), dịch vụ (21,2%), trong đó thương mại (4,2%), tài chính, ngân hàng, bảo hiểm (4,8%), hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ (3,0%), thông tin truyền thông (3,3%), … (2013).
2.3.2.3. Chuyển dịch CCLĐ gắn với sự thay đổi năng suất lao động Bảng 2.17 cho thấy, năng suất lao động khu vực ngoài Nhà nước mặc dù có tốc độ tăng trưởng trung bình năm cao nhất, đạt 16,8%/năm trong giai đoạn 2000 – 2013 nhưng giá trị tuyệt đối vẫn thấp nhất so với khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Do các xí nghiệp tập trung phát triển trong các ngành nghề có chuyên môn kĩ thuật không cao, thâm dụng lao động, năng suất lao động thấp, chủ yếu thu hút số lượng lớn lao động nhập cư với giá lao động thấp như các ngành dệt may, da giày, chế biến thực phẩm.... Ngoài ra, do phần lớn các xí nghiệp, doanh
nghiệp thuộc khu vực ngoài Nhà nước có quy mô sản xuất vừa và nhỏ với quy mô vốn/doanh nghiệp là nhỏ nhất (27,5 tỉ đồng/doanh nghiệp), ít hơn 41,2 lần so với khu vực Nhà nước (1.132,5 tỉ đồng/doanh nghiệp) và 12 lần so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (328,9 tỉ đồng/doanh nghiệp) nên gây hạn chế trong việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, kĩ thuật, đây là yếu tố gây bất lợi trong việc nâng cao chất lượng và trình độ chuyên môn tay nghề cho người lao động cũng như ảnh hưởng đến định hướng chuyển dịch CCLĐ sang chiều sâu trong thời gian tới.
Bảng 2.17: Năng suất lao động theo thành phần kinh tế của TP. HCM giai đoạn 1999 – 2013 (giá thực tế)
Năng suất lao động (nghìn đồng/người)
Tốc độ tăng BQ % 1999 2005 2009 2013 2000 - 2013
Toàn thành 32.038 61.760 104.308 189.950 13,4
Khu vực nhà nước 59.270 109.072 145.472 233.338 10,3 Khu vực ngoài nhà nước 16.544 36.313 62.194 145.660 16,8 Khu vực có vốn ĐTNN 216.819 200.887 262.769 521.749 6,5
Nguồn: xử lí từ bảng 2.15 và [13]
Khu vực vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng lao động nhanh nhất (13,22%) nhưng tốc độ tăng NSLĐ đạt thấp nhất (6,5%) chứng tỏ khu vực FDI vẫn đang phát triển theo chiều rộng, lao động tăng nhanh nhưng hiệu quả kinh tế không cao.
Qua phân tích có thể kết luận rằng, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước của TP.
HCM phần lớn tập trung trong các ngành thâm dụng lao động (chiếm 76,9% tổng số lao động), quy mô vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ (trung bình 27,5 tỉ đồng/doanh nghiệp), hiệu quả sản xuất không cao (năng suất lao động đạt 116.024 triệu đồng/người). Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng thu hút nhiều lao động (có tốc độ tăng lao động nhanh nhất 13,22%), NSLĐ cao nhất nhưng tốc độ tăng NSLĐ thấp nhất chứng tỏ khả năng chuyển dịch sang các ngành thâm dụng vốn, NSLĐ cao vẫn chưa đạt hiệu quả.