Chuyển dịch cơ cấu lao động theo lãnh thổ ở TP. HCM

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động ở TP. Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hoá (Trang 110 - 117)

Chương 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH

2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo lãnh thổ ở TP. HCM

Cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn ít có sự biến động qua các năm.

Nhìn chung, tỉ trọng lao động khu vực thành thị luôn cao hơn 5 lần so với khu vực nông thôn (83,4% so với 16,6% - 2013).

Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế

Lao động tập trung ở khu vực thành thị gắn với các hoạt động kinh tế thuộc lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp là chủ yếu. Cơ cấu lao động khu vực N – L – NN ở mức rất thấp, giảm từ 2,2% năm 1999 xuống còn 0,8% năm 2013, tỉ trọng lao động khu vực CN – XD cũng giảm từ 42,3% xuống còn 31,1% giai đoạn 1999 – 2013.

Cơ cấu lao động ngành dịch vụ chuyển dịch nhanh chóng và chiếm tỉ trọng cao nhất, tăng từ 55,5% năm 1999 lên 68,1% năm 2013. Lao động khu vực dịch vụ tập trung chủ yếu trong các ngành thương mại (24,1%), dịch vụ lưu trú và ăn uống (10,1%), vận tải kho bãi (7,7%), giáo dục - đào tạo (5%).

Trong hoạt động kinh tế của vùng nông thôn, sự chuyển dịch diễn ra mạnh mẽ cùng với tiến trình đô thị hóa. Vai trò của sản xuất nông nghiệp giảm đi và hoạt động kinh tế ngày càng chuyển sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Và vì thế cơ cấu lao động khu vực nông thôn ngoại thành cũng có sự chuyển dịch. Lao động trong ngành N – L – NN giảm tỉ trọng từ 29,1% năm 1999 xuống còn 11,4% năm 2013. Ngành CN – XD và ngành DV có tỉ trọng tăng, tương ứng từ 37,3% lên 42,0% và 33,6% lên 46,6% trong giai đoạn 1999 – 2013.

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu lao động chia theo ngành kinh tế phân theo thành thị và nông thôn của TP. HCM giai đoạn 1999 – 2013 (%)

0%

20%

40%

60%

80%

100%

1999 2013

2,2 0,8

42,3

31,1 55,5

68,1 Thành thị

0%

20%

40%

60%

80%

100%

1999 2013

29,1

11,4 37,3

42,0 33,6

46,6 DV

CN - XD N - L - NN

Nông thôn

Nguồn: tính toán từ [14], [74]

Do quá trình ĐTH đang diễn ra mạnh mẽ, diện tích đất nông nghiệp mỗi năm một thu hẹp, chuyển đổi sang đất chuyên dùng và thổ cư, chuyển lao động nông nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp. Nhiều tuyến đường giao thông nối từ trung tâm thành phố đến khu vực vùng ven, ngoại thành làm cho giao thông nội, ngoại thành được thuận lợi, dễ dàng kết nối với khu vực nông thôn, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và vận tải phát triển. Ngoài ra đời sống người dân khu vực nông thôn ngày càng tăng lên nên cơ cấu ngành nghề cũng đa dạng hơn, nhiều ngành dịch vụ được mở rộng và phát triển để đáp ứng cho nhu cầu. Tỉ trọng lao động trong các ngành khách sạn và nhà hàng tăng từ 3,55% lên 7,9%, ngành thương nghiệp tăng từ 12,6% lên 17,7%, hoạt động kinh doanh bất động sản tăng từ 0,28%

lên 1,2%, hoạt động văn hóa, thể thao từ 0,23% lên 1,1% …giai đoạn 1999 – 2013.

Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các thành phần kinh tế

Biểu đồ 2.8 cho thấy cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế của khu vực thành thị và nông thôn giai đoạn 1999 - 2013 đều có xu hướng giảm tỉ trọng lao động ở khu vực Nhà nước và tăng tỉ trọng lao động khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó khu vực ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng lao động lớn nhất. Lao động trong khu vực Nhà nước, thành thị giảm 11%, nông thôn giảm 6,2%; khu vực ngoài Nhà nước, thành thị tăng 5,4%, nông thôn tăng 0,5%;

khu vực đầu tư nước ngoài, lao động thành thị tăng 5,6%, nông thôn tăng 5,7%.

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế phân theo thành thị và nông thôn của TP. HCM giai đoạn 1999 – 2013 (%)

0%

20%

40%

60%

80%

100%

1999 2013

26,8

15,8 70,9

76,3

2,3 7,9

Thành thị

0%

20%

40%

60%

80%

100%

1999 2013

16,1 9,9

79,1

79,6

4,8 10,5

KV đầu tư NN KV ngoài nhà nước KV nhà nước

Nông thôn

Nguồn: tính toán từ [14], [74]

Khu vực thành thị tập trung hầu hết các trung tâm hành chính sự nghiệp, cơ quan, doanh nghiệp nhà nước nên tỉ trọng lao động khu vực nhà nước cao hơn so với khu vực nông thôn (15,8% so với 9,9%). Ngược lại, các doanh nghiệp, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường chọn khu vực nông thôn để đặt cơ sở sản xuất do quỹ đất đai còn nhiều, thuận tiện trong việc xây dựng cơ sở sản xuất quy mô lớn, được hưởng các chính sách ưu đãi về cơ sở hạ tầng, đất đai, môi trường và tận dụng được nguồn lao động dồi dào, giá rẻ ở khu vực nông thôn cho các ngành cần nhiều lao động. Tuy nhiên hiện nay, khu vực này đang nảy sinh các hệ lụy về vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải từ các cơ sở sản xuất thải ra chưa qua xử lí.

2.3.3.2. Chuyển dịch lao động theo khu vực nội thành – ngoại thành

Sự thay đổi về quy mô, tỉ trọng và tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động Trong thời gian qua, quá trình mở rộng không gian đô thị của TP. HCM có nhiều thay đổi, không gian đô thị được mở rộng ra khu vực vùng ven với việc lập thêm nhiều quận mới và sát nhập một số diện tích ngoại thành vào nội thành, đồng thời thành phố vẫn đang tiếp nhận những làn sóng di dân từ các tỉnh, thành đổ về ngày một nhiều. Vì vậy, để làm rõ hơn những tác động của quá trình đô thị hóa đến sự chuyển dịch CCLĐ theo không gian lãnh thổ đô thị, luận án tập trung nghiên cứu theo ba khu vực là nội đô (12 quận nội thành cũ), vùng ven (7 quận mới) và ngoại thành (5 huyện).

Bảng 2.18: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo khu vực nội đô, vùng ven và ngoại thành của TP. HCM giai đoạn 1999 – 2009

Lao động năm 1999 (người)

Tỉ lệ (%)

Lao động năm 2009

(người)

Tỉ lệ (%)

Chênh lệch 1999-2009

Tốc độ tăng

% Nội đô 1.433.519 66,8 1.606.553 43,7 -23,1 1,15 Vùng ven 323.584 15,1 1.377.701 37,5 +22,4 15,59 Ngoại thành 388.861 18,1 691.952 18,8 +0,7 5,93 Thành phố 2.145.964 100 3.676.206 100 5,53

Nguồn: tính toán theo [14]

Bảng 2.18 cho thấy, lao động có xu hướng tăng nhanh ở các quận vùng ven và các huyện ngoại thành. Giai đoạn 2000 – 2009, khu vực nội đô có tốc độ tăng lực lượng lao động là chậm nhất 1,15 %/năm, khu vực vùng ven có tốc độ tăng lao động nhanh nhất 15,59 %/năm, khu vực ngoại thành tốc độ tăng đứng thứ hai (5,93

%/năm), cao hơn so với tốc độ tăng trung bình của toàn Thành phố. Xét cơ cấu tỉ trọng lao động theo khu vực nội và ngoại thành TP. HCM giai đoạn 1999 - 2009 có thể thấy tỉ trọng lao động giảm rõ rệt ở khu vực nội đô (-23,1%), tăng mạnh ở khu vực vùng ven (+22,4%) và tăng nhẹ ở khu vực ngoại thành (+0,7%). So sánh với bảng 2.6 ta thấy có mối quan hệ giữa tăng giảm LĐ ở ba khu vực phát triển của TP.

HCM phù hợp với việc tăng giảm dân số của ba khu vực này trong thời gian qua.

Khu vực nội đô có quá trình đô thị hóa diễn ra sớm nhất, hiện đang dần phát triển theo chiều sâu, tăng cường đầu tư hiện đại hóa hệ thống CSHT, tập trung vào các ngành dịch vụ, hạn chế phát triển công nghiệp trong khu vực nội đô. Chính quyền thành phố có nhiều chủ trương, đề án thực hiện việc giãn dân từ khu nội thành ra khu vực ngoại thành, di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm ra khu vực ngoại thành, hạn chế nhập cư vào khu vực nội thành… Những biện pháp trên đã làm giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nội đô so với lao động toàn thành phố.

Ngược lại, lao động ở các quận vùng ven tăng nhanh trong thời gian gần đây do nhiều nguyên nhân. Do các khu vực này đang diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh, hầu hết các cơ sở xí nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp di dời từ khu vực nội thành ra khu vực này, ngoài ra các KCN – KCX của thành phố cũng đều tập trung ở khu vực vùng ven và huyện ngoại thành nên nhu cầu về lao động là rất lớn. Theo Ban Quản lí KCN - KCX TP. HCM, tổng số lao động ở các KCN – KCX năm 2013 là khoảng 270.919 lao động, tăng gấp 5 lần so với năm 1999 (53.015 người), trong đó lao động nữ chiếm 59,14%, đa số là lao động nhập cư từ các tỉnh thành khác đến tập trung trong các ngành công nghiệp nhẹ (may mặc, giày da, chế biến lương thực – thực phẩm…).

Quá trình ĐTH làm khu vực vùng ven được mở rộng, hình thành các đầu mối GTVT quan trọng như đường cao tốc, bến xe, hệ thống các cảng…là những địa điểm thu hút dân nhập cư tập trung với các ngành nghề lao động giản đơn như buôn

bán, bốc xếp, xe ôm… Ngoài ra, đa số các dự án tái định cư, các khu dân cư mới có quy mô tương đối lớn và đồng bộ được triển khai thực hiện tại khu vực các quận mới, quận ven. Giá nhà đất của các huyện ngoại thành cũng tương đối rẻ hơn so với các quận nội thành, vì vậy lao động nhập cư với mức sống thấp thường chọn các huyện ngoại thành để sinh sống.

Người nhập cư tập trung quá đông vào khu vực vùng ven và huyện ngoại thành làm lực lượng lao động tăng lên rất nhanh, quy mô lao động ngày càng lớn đã gây ra nhiều khó khăn trong việc giải quyết vấn đề việc làm. Phần lớn người nhập cư di cư từ nông thôn lên thành thị là lao động phổ thông, không có trình độ CMKT vì vậy khó đáp ứng được yêu cầu trong quá trình CNH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều sâu. Nhiều nơi quá trình đô thị hoá diễn ra khá nhanh, chủ yếu là đô thị hoá tự phát nên hệ thống cơ sở hạ tầng còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của dân cư, gây sức ép lên nhiều vấn đề vốn đã nan giải của TP HCM như: ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông, thiếu điện nước, nhà ở, tệ nạn xã hội,... đòi hỏi thành phố phải có những giải pháp trong việc đầu tư phát triển đô thị, xây dựng CSHT vật chất kĩ thuật và quản lí đô thị tại địa bàn này trong quá trình phát triển.

Về sự chuyển dịch lao động giữa các quận, huyện. Các quận có tỉ trọng lao động giảm xuống trong cơ cấu lao động toàn Thành phố là Quận 1 (giảm 2,2%), Quận 3 (1,9%), Quận 4 (1,5%), Quận 5 (1,8%), Quận 6 (1,7%), Quận 8 (1,2%), Quận 10 (1,7%), Quận 11 (1,8%), Phú Nhuận (1,4%) và Bình Thạnh (2,2%). Đây là các quận nội thành cũ, quá trình đô thị hóa đang đi vào chiều sâu, hoạt động kinh tế chủ yếu diễn ra trong ngành dịch vụ.

Các quận có tỉ trọng lao động tăng nhanh là Quận 12 (2,4%), Quận 9 (0,5%), Thủ Đức (2,6%), Quận 7 (1,6%)… đây là những quận đang có quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, với sự xuất hiện một loạt các KCN cùng các cơ sở xí nghiệp công nghiệp được di dời từ nội thành ra, tập trung các ngành công nghiệp nhẹ thu hút lực lượng lao động tập trung đông tại đây.

Cơ cấu lao động của 5 huyện ngoại thành đều tăng, trong đó tỉ trọng lao động huyện Hóc Môn chuyển dịch nhanh nhất (tăng 0,5%), Nhà Bè (0,2%), Củ Chi (0,2%)…

Bảng 2.19: Sự thay đổi tỉ trọng lao động theo 4 hướng phát triển không gian đô thị của TP. HCM giai đoạn 1999 - 2009

Hướng phát triển 1999 (người)

Tỉ trọng

%

2009 (người)

Tỉ trọng

%

Thay đổi tỉ trọng %

Tốc độ tăng 2000-2009

%

Nội đô 1.433.519 66,8 1.606.553 43,7 -23,1 1,15

Hướng Bắc – Tây Bắc 273.711 12,8 584.354 15,9 +3,1 7,88 Hướng Đông – Đông Bắc 200.551 9,3 455.535 12,4 +3,1 8,55 Hướng Tây – Tây Nam 146.223 6,8 818.077 22,2 +15,4 18,79

Hướng Nam – Đông Nam 91.960 4,3 211.687 5,8 +1,5 8,69

Tổng cộng 2.145.964 100 3.676.206 100 5,53

Nguồn: tính toán từ [14]

Xét theo bốn hướng phát triển không gian đô thị, lao động cũng có sự chuyển dịch tương ứng với sự chuyển dịch dân số. Lao động TP. HCM phát triển theo hình thức lan tỏa với 12 quận nội thành cũ (nội đô) thuộc phần “lõi” đô thị và mở rộng theo bốn hướng. Trong đó, hướng tây – tây nam có tốc độ tăng lao động cao nhất đạt 18,79 %/năm, tiếp đến là hướng nam – đông nam là 8,69 %/năm, hướng đông – đông bắc 8,55 %/năm và hướng bắc – tây bắc đạt tốc độ tăng thấp nhất trong bốn hướng 7,88 %/năm trong giai đoạn 2000 – 2009 (bảng 2.19).

Chuyển dịch CCLĐ có sự thay đổi như sau: khu vực nội đô có tỉ trọng lao động giảm 23,1% trong CCLĐ của thành phố. Hướng tây – tây nam có CCLĐ chuyển dịch nhanh nhất với tỉ trọng lao động tăng từ 6,8% năm 1999 lên 22,2%

năm 2009 (tăng 15,4%), hướng bắc – tây bắc có tỉ trọng tăng 3,1%. Trong khi đó, hai hướng phát triển chính theo định hướng quy hoạch của thành phố là nam – đông nam và đông – đông bắc lại chuyển dịch chậm, hướng đông – đông bắc tỉ trọng lao động tăng 3,1%, hướng nam – đông nam tăng 1,5%.

Với sự chuyển dịch cơ cấu lao động như trên có thể thấy rằng, phân bố lao động TP. HCM thời gian qua chịu tác động của nhu cầu thị trường hơn là tác động của định hướng phát triển mà thành phố đề ra. Việc hai hướng phụ (với các Quận 12, Củ Chi, Hóc Môn, Bình Tân, Bình Chánh, Tân Phú) có cơ cấu lao động chuyển dịch nhanh hơn hai hướng chính do diện tích đất nông nghiệp của hai hướng này

tương đối lớn, có thể chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp phục vụ cho các ngành công nghiệp và dịch vụ; giá đất đai và nhà ở của hai hướng này cũng tương đối phù hợp với thu nhập của người lao động nhập cư; nền đất không quá thấp; thuận lợi về giao thông; một số KCN và khu dân cư được hình thành và xây dựng trong thời gian qua tại khu vực này cũng góp phần thu hút lao động…

Tuy nhiên, nếu sự phát triển không theo đúng định hướng quy hoạch không gian của thành phố sẽ gây ra nhiều hệ quả đối với các vấn đề xã hội và môi trường khi mà CSHT của các hướng phụ chưa được xây dựng để đáp ứng nhu cầu cho một số lượng lớn người tập trung tại đây. Nhiều khu vực đô thị mới được xây dựng tự phát, thiếu CSHT đã gây ra nhiều hậu quả cho đời sống nhân dân tại chỗ như: bị ngập nước vào mùa mưa, thiếu hệ thống xử lý các chất thải gây ô nhiễm môi trường, nhất là không phát huy hết tiềm năng của đất đai, gây lãng phí lớn quỹ đất của Thành phố. Điều này sẽ càng làm trầm trọng thêm các vấn đề vốn đã nan giải cuả thành phố như nhà ở, đất giao thông, kẹt xe, ngập nước, tệ nạn xã hội …

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế

Quá trình CNH – ĐTH đã có tác động rất lớn đến sự chuyển dịch CCLĐ theo ngành kinh tế ở các quận huyện và ba khu vực phát triển của TP. HCM. Ở khu vực nội đô, cơ cấu kinh tế có xu hướng giảm ở ngành nông nghiệp (-0,6%) và công nghiệp (-5,2%), tăng ở ngành dịch vụ (+5,8%). Cơ cấu lao động ở đây là dịch vụ - công nghiệp, nông nghiệp chiếm tỉ lệ rất thấp (0,2%). Các quận trung tâm thành phố là những quận có tỉ trọng lao động trong ngành dịch vụ rất cao như Quận 1 (82,2%), Quận 3 (79,6%), Quận 5 (77,3%), Quận 10 (76,5%), Phú Nhuận (75,3%).

Những năm gần đây, ngành dịch vụ của TP. HCM phát triển khá nhanh, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, tài chính và ngân hàng, rất nhiều các cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại được xây dựng tại các quận trung tâm. Các ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm, trung tâm thương mại tập trung chủ yếu ở khu vực quận trung tâm làm tăng số lượng lao động trong các ngành dịch vụ, tăng lao động bậc cao. Đây là xu hướng hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển của các thành phố lớn, nghĩa là thương mại, dịch vụ dần thay thế công nghiệp trong khu trung tâm.

Tuy nhiên, mật độ dân số đông tại khu vực nội thành, sự phân bố tập trung các yếu tố sản xuất dịch vụ với các cao ốc văn phòng, những tổ hợp thương mại dịch vụ lớn, thậm chí rất nhiều chung cư vẫn được tiếp tục xây dựng tại các quận trung tâm trong thời gian qua đang làm ảnh hưởng đến quy hoạch dân cư, lao động và sản xuất của thành phố. Đa phần người dân vẫn muốn sinh sống gần trung tâm để được hưởng các dịch vụ xã hội tốt nhất, di chuyển bằng phương tiện cá nhân thuận tiện.

Vì vậy gây khó khăn trong việc di dời dân cư từ khu vực nội thành ra ngoại thành.

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế khu vực nội đô, vùng ven và ngoại thành của TP. HCM năm 1999 (%)

Biểu đồ 2.10: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế khu vực nội đô, vùng ven và ngoại thành của TP. HCM năm 2009 (%)

Khu vực vùng ven và khu vực ngoại thành lại có sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm ở khu vực nông nghiệp, tăng cơ cấu lao động ở khu vực công

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Nội đô

Vùng ven

Ngoại thành

0,9 9,3 23,5

37,9 47,1 39,1

61,2 43,6 37,4

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động ở TP. Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hoá (Trang 110 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)