Đặc điểm sinh lý dinh dưỡng của cây ngô

Một phần của tài liệu Giáo trình: Bón phân cho cây trồng (Trang 26 - 29)

3. BÓN PHÂN CHO NGÔ

3.2. Đặc điểm sinh lý dinh dưỡng của cây ngô

Giai đoạn STDD của cây ngô được bắt đầu từ nảy mầm đến khi có cờ (khoảng 55-60 ngày), trong đó gồm các thời kỳ: nảy mầm - từ gieo hạt đến khi cây có 3-4 lá thật, cây phát triển chủ yếu dựa vào dinh dưỡng trong hạt; cây con – từ khi ngô có 3-4 lá đến khi ngô 7-9 lá, cây cần được cung cấp dinh dưỡng chưa nhiều do còn phát triển chậm; vươn cao và phân hoá cơ quan sinh sản từ khi ngô có 7-9 lá đến trỗ cờ, cây phát triển mạnh nên cần được cung cấp nhiều dinh dưỡng.

Giai đoạn STST được bắt đầu từ khi ngô trỗ cờ phun râu tới chín, trong đó gồm các thời kỳ: nở hoa diễn ra trong 10-15 ngày, là thời kỳ phát triển mạnh và có ảnh hưởng quyết định đến năng suất ngô hạt, cần cung cấp nhiều dinh dưỡng; chín, kéo dài trong 35-40 ngày với thời kỳ hình thành hạt- xảy ra tích lỹ chất khô mạnh và thời kỳ chín- khô hạt và thân lá.

Như vậy ở giai đoạn STST của cây ngô có 35-40 ngày đầu là giai đoạn cây ngô sinh trưởng phát triển mạnh, yêu cầu được cung cấp nhiều dinh dưỡng.

Đặc diểm hệ rễ của cây ngô

Ngô có hệ rễ chùm, căn cứ vào hình thái, vị trí và thời gian phát sinh có thể chia bộ rễ ngô thành 3 loại: Rễ mầm, tồn tại từ nảy mầm đến khi ngô 4-5 lá. Rễ đốt-phát triển từ đốt thấp nhất, nằm dưới mặt đất 3-4 cm, xuất hiện khi ngô được 3-4 lá, chiếm ưu thế tuyệt đối làm

nhiệm vụ hút nước và thức ăn trong suốt đời cây ngô. Rễ chân kiềng mọc từ đốt gần sát trên mặt đất làm nhiệm vụ chống đổ cho cây và cũng tham gia hút nước và chất dinh dưỡng.

Bộ rễ ngô có thể ăn sâu 80-90 cm và lan rộng 120-140cm, phạm vi họat động rễ ngô có khác nhau tuỳ thuộc thời kỳ sinh trưởng tính theo số lá: 3-4 lá: rễ lan rộng 10-12 cm, ăn sâu 18-20 cm; 5-6 lá: rễ lan rộng 30-35 cm, ăn sâu 50-60 cm; trỗ cờ: rễ lan rộng 60-70 cm, ăn sâu 80-90 cm; hình thành hạt: rễ lan rộng 90-100 cm, ăn sâu khoảng 200 cm. Trong điều kiện thích hợp rễ ngô có thể mở rộng và đâm sâu khoảng 60 cm sau 4 tuần trồng. Ở thời kỳ ra hoa giữa các hàng ngô gần như được bao phủ bởi một lớp rễ. Làm đứt rễ khi xới xáo là hiện tượng khó tránh, vì thế sau khi xới xáo cần tăng cường bón phân và tưới nước giữ ẩm cho đất để rễ ngô chóng hồi phục.

Nhìn chung cây ngô có bộ rễ phát triển, tạo khả năng chịu hạn và khai thác được nhiều dinh dưỡng từ đất cho cây.

Yêu cầu về các chất dinh dưỡng của cây ngô

Cây ngô hút nhiều kali và đạm rồi đến lân… Lượng dinh dưỡng cây hút, tuỳ thuộc vào năng suất, năng suất càng cao, dinh dưỡng lấy đi càng nhiều.

Bảng 14.1. Lượng dinh dưỡng cây ngô hút để tạo ra 10 tấn hạt/ha (kg/ha)

Bộ phận N P2O5 K2O MgO CaO S Cl Fe Mn Zn Cu B

Hạt ngô Thân,lá,rễ

190 79

78 33

54 215

18 38

45 16

18 9,8 9,0

Tổng số 269 111 269 56 45 34 18,8 3,4 0,6 0,6 0,2 0,1

Nguồn: Viện lân, kali Hoa Kỳ - Bộ môn Cây l ương thực ĐHNNI, 1997 Nhu cầu đạm của cây ngô

Đạm xúc tiến mạnh phát triển rễ, thân, lá, chất khô, tạo khả năng quang hợp tối đa và tích luỹ nhiều vào hạt. Đạm làm cho cây ngô có nhiều bắp, bắp to, nhiều hạt, tạo ra năng suất sinh học và hạt cao. Đạm còn làm tăng tỷ lệ protit trong hạt, tăng giá trị dinh dưỡng của hạt ngô.

Khi bị thiếu đạm cây ngô có các biểu hiện sau: các lá già chuyển vàng rồi khô đi bắt đầu từ chóp và mép lá, rồi lan ra trên sống lá, chuyển dần lên các lá trên ; cây sinh trưởng phát triển chậm, còi cọc, bắp nhỏ và hạt lép, năng suất sinh vật và hạt đều thấp. Cây ngô bị thiếu đạm nhiều và kéo dài có thể bị chết hay không cho thu hoạch hạt.

Khi cây ngô thừa đạm có hiện tượng phát triển mạnh thân lá, kéo dài thời gian sinh trưởng, có thể bị lốp đổ.

Nhu cầu đạm để tạo ra 1 tấn ngô hạt khoảng 27 kgN và tuỳ thuộc mùa vụ mà có thể khác nhau. Trong quá trình sinh trưởng ở giai đoạn cây con, lượng dinh dưỡng cây hút ít nhưng cũng rất quan trọng vì thiếu đạm vẫn ảnh hưởng rất xấu tới phát triển sau này của cây.

Việc hút đạm của cây ngô bắt đầu tăng lên rất nhanh từ sau khi ngô có 7 lá và đạt tối đa trong khoảng thời gian từ 10 ngày trước và 25 ngày sau khi trỗ cờ, thiếu đạm ở thời kỳ này năng suất ngô giảm rất rõ rệt. Sau giai đoạn này việc hút đạm của cây ngô lại giảm mạnh. Như vậy trong vòng đời cây ngô có hai thời kỳ đầu và cuối của quá trình sinh trưởng nhu cầu về đạm thấp, còn các thời kỳ giữa nhu cầu đạm rất cao cần quan tâm cung cấp đủ dinh dưỡng N cho cây vào các thời kỳ này.

Bảng 15.1. Tỷ lệ dinh dưỡng cây ngô hút trong quá trình sinh trưởng (Nghiên cứu trên cây ngô có TGST 125 ngày)

Chất dinh dưỡng

25 ngày sau nảy

mầm

25-50 ngày sau nảy mầm

50-75 ngày sau nảy mầm

75-100 ngày sau nảy mầm

100-125 ngày sau nảy mầm

Tổng số

N % 8 35 31 20 6 100

P2O5 % 4 27 36 25 8 100

K2O % 9 44 31 14 2 100

Nguồn: Viện lân, kali Hoa Kỳ - Bộ môn Cây lương thực ĐHNNI, 1997 Nhu cầu lân của cây ngô

Đối với cây ngô lân có tác dụng xúc tiến hệ rễ phát triển mạnh, ảnh hưởng tốt đến quá trình tạo các cơ quan sinh trưởng, tăng khả năng chống chịu với nhiệt độ thấp và hạn, đồng thời tạo khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt hơn cho cây ngô. Lân còn có ảnh hưởng tốt đến bông cờ, hoa, bắp, làm tăng chất lượng hạt và sức sống của hạt, thúc đẩy nhanh quá trình chín.

Cây ngô non hút lân khó tan trong đất rất kém, do vậy ngô được dùng làm cây chỉ thị để đánh giá lượng lân dễ tiêu trong đất.

Thiếu lân thường xảy ra ở thời kỳ cây con, cản trở việc hình thành các sắc tố nên làm các lá già và thân có màu đỏ tím, cây mọc yếu. Vào đầu vụ bất kỳ sự hạn chế tự nhiên nào đối với sự phát triển của rễ đều dẫn đến hiện tượng thiếu lân, ngay cả khi lân trong đất đủ để cung cấp cho cây. Việc thiếu lân làm cây ngô có bắp nhỏ, méo mó nhiều hạt lép, chín muộn.

Ở giai đoạn cây ngô có 3-4 lá, lân có vai trò quan trọng dù nhu cầu không nhiều và là thời kỳ khủng hoảng lân của cây ngô, nếu thiếu lân trong giai đoạn này sẽ làm giảm năng suất nghiêm trọng. Nhu cầu lân của cây ngô tăng mạnh trong khoảng thời gian 25-50 ngày sau mọc, do cần cho sự phát triển của bộ rễ, các cơ quan sinh trưởng, phân hoá hoa, tạo tiền đề cho năng suất cao sau này.Thời kỳ 50-100 ngày sau trồng (trước trỗ cờ đến làm hạt), cây ngô hút lượng lân lớn nhất (khoảng 65%), đặc biệt vào thời kỳ thụ phấn tạo hạt. Thời kỳ chín yêu cầu lân giảm dần, 25 ngày trước thu hoạch cây chỉ hút 5% so với tổng nhu cầu của cây ngô.

Như vậy cũng giống N, nhu cầu lân của cây ngô có hai thời kỳ đầu và cuối của quá trình sinh trưởng thấp, còn các thời kỳ giữa nhu cầu lân rất cao.

Nhu cầu kali của cây ngô

Kali có vai trò trong duy trì các chức năng sinh lý, thúc đẩy quá trình hút các chất dinh dưỡng khác, sinh trưởng phát triển, quang hợp, vận chuyển tích luỹ chất khô vào hạt của cây ngô. Đồng thời có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng nước, kìm hãm sự thoát hơi nước, tăng khả năng chống chịu sương giá, nhiệt độ thấp và sâu bệnh hại, làm bộ rễ phát triển mạnh và ăn sâu xuống đất.

Thiếu kali làm cho bộ rễ của cây ngô kém phát triển và phát triển theo chiều ngang;

cây dễ đổ và kém chịu hạn; ban đầu dọc theo mép các lá dưới có màu vàng hoặc nâu rồi lan dần vào gân lá và các lá trên; đốt thân cây ngắn, phía bên trong đốt có màu nâu đậm; bắp ngô nhỏ, hạt dễ bong khỏi lõi.

Thừa kali gây hiện tượng thiếu Ca và cản trở việc hấp thụ Mg, B, Zn và cả đạm amôn ở cây.

Hầu hết nhu cầu kali của cây ngô được hút ở giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, cho tới trổ cờ ngô đã hút khoảng 84 % lượng kali cây cần. Nhưng 25 ngày đầu cây ngô cũng chỉ hút 9% tổng nhu cầu. Cây ngô hút kali nhiều nhất vào các thời kỳ giữa nhằm tạo đốt, phát triển thân lá, thụ

phấn, kết hạt (25-50 ngày sau mọc cây ngô hút 43%; thời kỳ phun râu-kết hạt 30%). Các thời kỳ sau việc hút kali giảm mạnh (thời kỳ hình thành hạt 14%; thời kỳ chín 2 %).

Kali tích luỹ nhiều ở thân lá (khoảng 80 %) và tích luỹ trong hạt ít hơn nhiều.

Nhu cầu về các yếu tố dinh dưỡng khác của cây ngô

Thiếu lưu huỳnh thường xảy ra trên đất cát hoặc đất nghèo chất hữu cơ, đất xói mòn rửa trôi mạnh và biểu hiện trên các lá trên với màu xanh nhạt, cây chậm phát triển.

Thiếu magie có thể thấy trên đất chua, đất xói mòn rửa trôi mạnh với biểu hiện là xuất hiện ở những lá dưới các sọc trắng dọc theo gân lá và mép lá có màu đỏ tím.

Thiếu kẽm ở đất có vôi, đất có kết cấu kém và nghèo chất hữu cơ và đất giàu lân dễ tiêu ; bón nhiều phân lân cho lúa có thể dẫn đến việc thiếu kẽm ở những nơi ít kẽm dễ tiêu.

Cây lúa thiếu kẽm xuất hiện các sọc màu vàng úa song song với gân các lá non, lóng ngắn và cây kém phát triển.

Việc thiếu molipđen được xem là nguyên nhân của hiện tượng sinh trưởng không đều, cháy lá và chết cây con ở cây ngô.

Thiếu bo thường thấy trong điều kiện trồng dày và cây ngô được bón phân đầy đủ nhưng vẫn thấy cằn cỗi hay hạt lép.

Khi nghiên cứu mối liên hệ giữa hàm lượng chất dinh dưỡng trong cây với năng suất ngô người ta thường phân tích ở lá bắp và là dưới lá bắp vào thời kỳ phun râu. Mức đạm và lân tối thích thay đổi và phụ thuộc vào mức của các chất dinh dưỡng khác. Việc bón phân kali làm giảm một cách đáng kể Ca và Mg trong lá, trong khi việc bón vôi chỉ hơi làm giảm tỷ lệ K trong lá.

Một phần của tài liệu Giáo trình: Bón phân cho cây trồng (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w