CHƯƠNG IV BÓN PHÂN CHO CÂY CÔNG NGHIỆP
5. BÓN PHÂN CHO CÂY CHÈ
5.3. Bón phân cho chè
Loại và dạng phân bón cho chè
Kết quả nghiên cứu ở trong và ngoài nước đều cho thấy, sử dụng các loại phân hữu cơ trong trồng chè có tác dụng làm tăng năng suất chè rõ, ngoài ra có tác dụng tốt cho việc chống xói mòn đất, đồng thời còn hạn chế được cỏ dại trên nương chè. Các loại phân hữu cơ có thể sử dụng gồm: phân chuồng, phân xanh, cành, lá chè sau khi đốn.... Có thể gieo trồng xen hàng cây phân xanh, đậu đỗ giữa các hàng chè tạo nhiều tác dụng tốt.
Các loại phân khoáng thường sử dụng để bón cho chè gồm: phân đạm dạng amon nitrat, amon sunfat, urê; phân lân dạng supe đơn, diamon photphat; phân kali dạng kaliclorua, K2SO4., phân Mg và Ca dạng đôlômit. Cần chú ý sử dụng các loại phân có chứa S để cung cấp S cho cây.
Tỷ lệ phân bón cho chè rất khác biệt ở các nước và các vùng. Ở nước ta tùy theo từng vùng đất và loại chè để xác định lượng và tỷ lệ bón. Trong bón phân cho chè, cân đối đạm, kali có ý nghĩa quan trọng. Tỷ lệ này thay đổi tùy theo tuổi cây, cho đến giai đoạn kinh doanh thì ổn định. Ở thời kỳ kiến thiết cơ bản cần bón nhiều đạm hơn, còn ở thời kỳ kinh doanh tỷ l ệ N: K2O thay đổi theo hướng tăng kali .
Bón phân cho chè thời kỳ thiết kế cơ bản.
Bón lót khi trồng
Lượng phân bón: 20-30 tấn phân hữu cơ và 100-150 kg P2O5 cho mỗi ha.
Khi bón phân lót, chia phân đều cho các hố, trộn phân đều với lớp đất mặt, lấp hố trước khi trồng 1 - 2 tuần. Khi trồng chè, xới đất lên để đặt cây, rồi lấp đất, lèn chặt.
Loại và lượng phân bón hàng năm
Lượng phân bón tuỳ theo tuổi cây, khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây chè lượng phân vô cơ bón tăng dần qua các năm, dao động từ 40- 200 kg/ha đối với N, 30-150 kg/ha đối với P2O5, 60-150 kg/ha đối với K2O.
Bảng 26.4. Lượng phân bón cho chè giai đoạn kiến thiết cơ bản (kg/ha)
Tuổi cây N P2O5 K2O
1 40-100 30-100 30-60
2 60-120 30-120 40-80
3 80-200 40-150 60-150
Nguồn: Nguyễn Xuân Trường, 2000; Quy trình kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và PTNT,2001; Nguyễn Văn Bộ, 2003
Ngoài lượng phân vô cơ bón nêu trên vào cuối năm thứ 2 sau khi đốn tạo hình lần 1 còn bón bổ sung: 15-20 tấn phân hữu cơ và 100 kg P2O5/ha.
Tỷ lệ N: P2O5: K2O bón cho cây chè ở thời kỳ này khoảng 1: 0,75-1:0,5-0,75 Để tiện cho việc bón phân có thể sử dụng NPK-20-20-15 để bón.
Phương pháp bón
Tổng lượng phân cần bón trong mỗi năm cần chia ra làm 2-3 đợt bón phân: đợt 1 vào khoảng tháng 2-4, đợt 2 vào khoảng tháng 6-7 và đợt 3 vào khoảng tháng 8-9.
Thường bón phân bằng cách hòa phân vào nước để tưới, hoặc bón phân khô. Khi bón phân khô, cần rải theo đường vành khăn, hay bón phân theo hàng, rạch sâu khoảng 8 cm, cách gốc 20-40cm, rồi kết hợp với xới đất để vùi lấp phân. Nên bón phân vào những ngày sau mưa, đất còn ẩm.
Bón phân cho chè thời kỳ kinh doanh Loại và l ượng phân bón
Bảng 27.4. Lượng phân bón cho chè thời kỳ kinh doanh (kg/ha)
Năng suất búp tươi N P2O5 K2O
< 6 tấn/ha 100-350 40-180 60-180
6-8 tấn/ha 120-400 60-250 80-250
8-12 tấn/ha 180-500 100-180 120-250
>12 tấn/ha 300-600 160-300 200-300
Nguồn: Nguyễn Xuân Trường, 2000; Quy trình kỹ thuật của Bộ Nông nghiệpvà PTNT,2001 Nguyễn Văn Bộ, 2003,
Lượng phân khoáng bón cho chè kinh doanh tùy theo mức năng suất và trình độ thâm canh.
Trồng chè với trình độ thâm canh cao có thể bón nhiều phân, kế hoạch năng suất chè cao cần bón nhều phân.
Lượng phân khoáng bón tùy thuộc mức năng suất, dao động từ 100-600 kg/ha đối với N, 40- 300 kg/ha đối với P2O5, 60-300 kg/ha đối với K2O. Tỷ lệ N: P2O5: K2O bón cho chè ở thời kỳ kinh doanh khoảng 1: 0,3-0,5:0,5-0,7.
Ở miền Nam thường bón phân cho chè ở mức cao (kg/ha):
- năng suất búp tươi <6 tấn/ha bón 300-350; 120-180 P2O5; 180-250 K2O - năng suất búp tươi từ 6-10 tấn/ha bón 400-500; 180-250 P2O5; 180-250 K2O - năng suất búp tươi >10 tấn/ha bón 500-600; 250-300 P2O5; 250-300 K2O
Do định mức cho cho mỗi tấn búp chè tươi là (kg) :50N, 20-25 P2O5 và 20-25 K2O (Nguyễn Xuân Trường, 2000).
Trong thực tế còn có những khuyến cáo bón phân cho chè tùy theo năng suất với những lượng phân bón thấp hơn nhiều (Đường Hồng Dật, 2002…). Lượng phân đạm bón cho chè trong thực tế sản xuất ở nhiều nước trên thế giới cũng đạt trên 500 kgN/ha (Jan.G.De Geus, 1985).
Ngoài các phân đa lượng cần quan tâm cung cấp cho chè khoảng 20 kg MgO/ha bằng các phân chứa Mg để đảm năng suất và chất lượng chè cao.
Trong giai đoạn kinh doanh, sau mỗi chu kỳ 3 năm còn bón bổ sung cho mỗi ha chè:
25-30 tấn phân hữu cơ và 100 kg P2O5.
Để đáp ứng đủ lượng dinh dưỡng nguyên chất nêu trên có thể bón bằng phân NPK- 18-8-8
Phương pháp bón
Bảng.28.4. Phân phối phân bón cho chè kinh doanh theo quy trình kỹ thuật của bộ Nông nghiệp &PTNT,2001 Loại ch è Thời gian bón Tỷ lệ bón ở các đợt (%)
N P2O5 K2O
Năng suất búp
<6 tấn/ha Tháng 2 40 100 60
Tháng 4 20 -30 - 40
Tháng 6 30 - -
Tháng 8 0-10 - -
Năng suất búp 6-8 tấn/ha
Tháng 2 40 100 60
Tháng 4 20 -30 - 40
Tháng 6 30 - -
Tháng 8 0-10 - -
Năng suất búp 8-12 tấn/ha
Tháng 1 30 100 60
Tháng 3 20 - -
Tháng 5 20-30 - 30
Tháng 7 20 - -
Tháng 9 0-10 - 10
Năng suất búp
>12 tấn/ha
Tháng 1 30 100 60
Tháng 3 20 - -
Tháng 5 20-30 - 30
Tháng 7 20 - -
Tháng 9 0-10 - 10
Phân hữu cơ định kỳ 3 năm bón 1 lần, thường bón phân hữu cơ kết hợp với phân lân, bón ngay sau khi đốn đau (tháng 11-12). Trong thực tế, thời điểm đốn đau thường vào cuối mùa mưa, do đó cần xới đất tạo rãnh sâu khoảng 15 cm quanh tán cây, rải phân chuồng và phân lân, rồi lấp một lớp đất mỏng để giữ ẩm cho chè trong mùa khô.
Tổng lượng phân khoáng được chia làm 4-5 lần bón/năm, sau mỗi đợt thu hoạch trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 10. Khi bón phân vô cơ có thể kết hợp xới đất theo tán cây chè để vùi phân vào đất hoặc xẻ rãnh sâu 6-8 cm giữa 2 hàng tán cây chè rồi rắc phân vào và lấp đất vùi kín phân.
Phun các phân vi lượng chứa Zn, B, Mo trên lá cũng có tác dụng làm tăng năng suất và chất luợng chè.
Bón phân cho chè thời kỳ già cỗi
Đối với nương chè già cỗi mất khoảng dưới 40%, cần tiến hành bón phân phục hồi.
Việc bón phân phục hồi cho chè cần thực hiện trước 1 năm đối với chè đốn đau hay đốn trẻ lại.
Khi bón phân cho chè phục hồi, thường sử dụng các loại phân bón với lượng như sau:
- Phân hữu cơ: 25-30 tấn/ha
- Phân khoáng (kg/ha): 200N, 300 P2O5 , 200 K2O Phương pháp bón phân cho chè phục hồi như sau:
Toàn bộ phân hữu cơ và phân lân bón vào khoảng tháng 12-1. Khi bón trộn đều 2 loại phân với nhau, bón vào rạch sâu 15-20 cm (đã đào trước) giữa 2 hàng chè, sau khi bón phân cần dùng đất lấp kín phân.
Bảng 29 .4. Phương pháp bón phân cho chè phục hồi theo quy trình kỹ thuật của bộ Nông nghiệp &PTNT,2001 Thời gian bón Tỷ lệ bón phân ở các đợt (%)
Hữu cơ N P2O5 K2O
Tháng 12-1 100 0 100 0
Tháng 2 0 60 0 60
Tháng 6 0 40 0 40
Các loại phân vô cơ còn lại, chia ra bón làm 2 đợt:
- Đợt 1, bón vào khoảng tháng 2, gồm: 60% tổng lượng phân đạm và kali.
- Đợt 2 , bón vào khoảng tháng 6, gồm: 405 tổng lượng phân đạm và kali.
Khi bón phân vô cơ, trộn đều 2 loại phân với nhau, bón vào rạch sâu 6-8 cm (đã rạch trước) giữa 2 hàng chè, sau khi bón cần dùng đất vùi lấp phân .