4. BÓN PHÂN CHO CÂY KHOAI LANG
4.3. Bón phân cho cây khoai lang
Phân hữu cơ giữ vai trò quan trọng trong cải thiện tính chất vật lý cũng như độ thoáng khí cần thiết theo yêu cầu của cây khoai lang và cung cấp dinh dưỡng cho khoai lang. Vì vậy rất cần bón phân hữu cơ cho khoai lang, đây là loại phân sử dụng phổ biến trong trồng khoai lang truyền thống. Để cung cấp phân hữu cơ cho khoai lang nên dùng phân chuồng chưa ủ, hay các loại phân hữu cơ khác kể cả rơm rạ.
Phân đạm thường dùng đạm dạng urê hoặc amon nitrat, đất có phản ứng kiềm dùng amon sunphat tốt hơn. Phân lân nên sử dụng dạng supelân hoặc lân nung chảy. Phân kali nên sử dụng kali sunphat và tro bếp, khi buộc phải dùng bằng KCl cần bón lót sớm để tránh ảnh hưởng xấu của Cl tới chất lượng củ.
Bảng.23.1. Hướng dẫn sử dụng phân vi lượng cho khoai lang Loại nguyên tố Dạng phân Lượng bón (kg/ha) Phương pháp bón
Bo Axit boric 0,2% 10 Phun qua lá ở thời kỳ 22
và 45 ngày sau trồng Nguồn: Nguyễn Xuân Trường, 2005
Lượng phân bón cho khoai lang
Bảng 24.1. Lượng phân bón cho khoai lang
Loại phân bón Đơn vị Lượng bón trên 1 ha
Phân hữu cơ tấn 10 – 20
N kg 50 – 100
P2O5 kg 30 – 100
K2O kg 70 – 150
Nguồn: Nguyễn Văn Bộ,2003; Nguyễn Xuân Trường,2000
Trong trồng khoai lang việc bón phân thường được khuyến cáo bón như sau:
Phân hữu cơ với lượng khoảng10 - 15 tấn/ha
Lượng phân đạm bón tuỳ theo hàm lượng đạm trong đất trồng và trình độ thâm canh.
Trên đất bạc màu và phù sa cổ thường bón khoảng 60kg N/ha (mức năng suất 7 - 8 tấn củ/ha).
Đất xám, đất cát phía Nam thường bón 60 - 100 kg N/ha.
Lượng phân lân bón tuỳ theo hàm lượng lân có trong đất, trình độ thâm canh và lượng đạm bón. Trên đất bạc màu và phù sa cổ thường bón khoảng 60kg P2O5/ha (mức năng suất 7 - 8 tấn củ/ha), đất xám, đất cát phía Nam thường bón 60 - 100kg P2O5/ha.
Lượng phân kali thường bón trên đất bạc màu và phù sa cổ khoảng 80 - 90kg K2O /ha (mức năng suất 7 - 8 tấn củ/ha), trên đất xám, đất cát phía Nam thường bón 70 - 150kg K2O /ha.
Trong việc bón phân cho khoai lang cũng có thể sử phương pháp chuẩn đoán lá (B.21.1.) Bảng 25.1. Chuẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng qua lá của cây khoai lang
Loại dinh dưỡng Bộ phận và thời gian
lấy mẫu phân tích Hàm lượng dinh dưỡng (% chất khô)
Thiếu Đủ
N Lá trưởng thành trẻ nhất, vào giữa thời gian
<2,5 3-4
P <0,12 0,2
K <0,8 1,0-1,5
Ca <0,2 0,2-0,4
Mg <0,15 0,2-0,3
S <0,1 0,2-0,3
Nguồn: T.S.Dierolf, 2001 Phương pháp bón phân cho khoai lang
Bảng 26.1. Tỷ lệ bón phân khoáng bón cho khoai lang ở các thời kỳ
Thời kỳ Tỷ lệ bón (%)
N P2O5 K2O
Lót khi trồng 33,3-100,0 66,7-100,0 33,3-50,0
25-30 ngày sau trồng (thúc 1) 33,3 0-33,3 -
45-60 ngày sau trồng (thúc 2) 33,3 - 33,3-50,0
80-90 ngày sau trồng (thúc 3) - - 33,0
Bón lót
Thường bón lót toàn bộ phân hữu cơ và phân lân, 1/3 N, 1/3 K2O. Tuy nhiên với các loại phân lân hoà tan thì có thể dành 1/3 bón thúc, trong trường hợp này chỉ bón lót 2/3 tổng lượng phân lân.
Nên bón phân tập trung theo hàng và theo tầng, phân hữu cơ ở phía dưới, phân khoáng dễ tiêu ở trên. Sau khi bón phân cần vùi lấp phân bằng lớp đất mỏng rồi đặt dây trồng khoai, nếu đát không đủ ẩm cần kết hợp bón phân và tưới nước cho cây.
Bón thúc
Để đạt năng suất cao, phẩm chất tốt, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón và trong đ iều kiện nhân công không khó khăn, thường bón thúc phân vào 3 đợt bón.
Đợt bón thúc 1 vào khoảng sau trồng 25 - 30 ngày nhằm thúc đẩy quá trình phát triển thân lá và phân hóa rễ củ. Lượng phân bón bằng 1/3 N và 1/3 P2O5 của tổng lượng phân cần bón. Trong đợt bón này có thể không bón phân lân, nếu đã dùng để bón lót toàn bộ khi trồng, nên kết hợp bón phân với nhấc dây và xới vun cho khoai lang. Nên hòa phân vào nước tưới cho cây , nhất là trong điều kiện khô hạn.
Đợt bón thúc 2 vào khoảng sau trồng 45 - 60 ngày nhằm thúc đẩy bộ lá sớm đạt diện tích tối đa và quá trình phình to củ. Lượng phân bón bằng 1/3 N và 1/3 K2O của tổng các lượng phân bón trên, kết hợp với cầy xả luống và vun cho khoai lang.
Đợt bón thúc 3 vào khoảng sau trồng 80 - 90 ngày nhằm thúc củ lớn nhanh. Lượng phân bón là 1/3 tổng luợng phân kali còn lại. Xẻ hai bên rãnh luống khoai lang để bón phân, nên bón gần vào gốc khoai lang. Sau khi bón phân cần lấp đất kỹ.
Để đơn giản hơn cũng có thể bón phân cho khoai lang chỉ vào 2 thời kỳ tuỳ theo mức độ thâm canh:
Ở mức thâm canh thấp, bón lót trước trồng- toàn bộ phân hữu cơ, phân đạm, phân lân và 1/2 phân kali. Bón thúc một lần vào 40 ngày sau trồng: 1/2 kali
Ở mức thâm canh cao, bón lót toàn bộ phân hữu cơ, 2/3 phân đạm, toàn bộ lân và 1/2kali.
Bón thúc một lần vào 40 ngày sau trồng: 1/3 đạm, 1/2 kali.
Để tiện cho việc bón phân cân đối cũng có thể sử dụng các phân chuyên dùng phù hợp với đ iều kiện cụ thể (B.27.1.)
B ảng.27.1. Qui trình bón phân NPK chuyên dùng cho cây khoai lang (ở miền Nam)
Thời kỳ Loại phân Lượng bón
Lót khi trồng 13-08-17 200-300kg/ha
20-25 ngày 13-08-17 200-250kg/ha
35-40 ngày sau trồng 13-08-17 150-200kg/ha