Bón phân cho cam

Một phần của tài liệu Giáo trình: Bón phân cho cây trồng (Trang 87 - 90)

CHƯƠNG III BÓN PHÂN CHO CÂY ĂN QUẢ

2. BÓN PHÂN CHO CÂY CAM 1. Đặc điểm chung về cây cam

2.3. Bón phân cho cam

Cam cần được bón nhiều phân, cân đối và đủ các nguyên tố dinh dưỡng cây mới sinh trưởng khoẻ, chống chịu tốt với sâu và bệnh hại và cho thu hoạch cao.

Loại và dạng phân bón cho cam

Trong trồng cam thường quan tâm bón vôi dưới dạng vôi bột hay đôlômit.

Phân hữu cơ cũng là loại phân rất cần bón cho cam, có thể sử dụng các loại phân hữu cơ khác nhau và cả bùn ao sau khi phơi. Phân hữu cơ dùng bón lót lúc mới trồng có thể sử dụng loại chưa ủ hoai mục, dùng bón hàng năm nên dùng loại đã ủ hoai mục hay nước phân hữu cơ.

Trong các loại phân khoáng dùng bón cho cam, nên sử dụng các dạng phân đạm ure hay sunphat amôn; phân lân nung chảy, phốt phorit; phân kali sunphát. Ngoài ra nếu có điều kiện có thể dùng các loại phân NPK chuyên dùng.

Bón phân cho cam thời kỳ kiến thiết cơ bản Bón lót khi trồng

Nếu có điều kiện nên bón một lượng lớn phân hữu cơ (30 - 40 tấn/ha) và phân lân, rải trên mặt ruộng và cày vùi vào đất cải thiện đất trước khi trồng cây, nhưng không thay thế được việc bón phân vào hốc trồng.

Trong bón lót cho cam thường sử dụng: vôi bột hay đôlômit, phân hữu cơ, phân lân dạng nung chẩy và có thể cả phân kali (có thể sử dụng dạng kaliclorua)

Hàng năm cần bón vôi cho mỗi cây để duy trì độ pH cần thiết và cung cấp canxi cho cây với lượng 0,5-0,6 kg. Bón vào hố cho mỗi cây trước trồng: 10-30 kg phân hữu cơ, 35-85 g P2O5 (100-200 lân nung chẩy), 0-100 g K2O (0-200 g K2SO4)

Bón phân hàng năm cho cam

Trong việc bón phân hàng năm cho cam ở thời kỳ kiến thiết cơ bản thường sử dụng: vôi bột, phân hữu cơ, phân lân dạng nung chẩy và có thể cả phân kali (có thể sử dụng dạng kaliclorua)

Bảng 8.3. Lượng phân bón cho cây cam, quýt ở thời kỳ kiến thiết cơ bản Tuổi cây Phân hữu cơ (kg/cây) Lượng phân bón (g/cây)

N P2O5 K2O

1 10-30 70-200 50-200 45-150

2 10-30 80-400 70-400 60-300

3 10-30 100-500 85-500 80-375

Nguồn: Vũ Công Hậu, 1996; Nguyễn Xuân Trường,2000

Hàng năm cần bón cho mỗi cây: vôi với lượng 0,5-0,6 kg; phân hữu cơ 10-30 kg; 70- 500g N; 50-500g P2O5; 45- 375g K2O. Trong đó tỷ lệ N: P2O5: K2O bón khoảng-1:1:0,75, lượng bón các loại phân tăng hàng năm, phía Bắc thường bón ở ngưỡng thấp, phía Nam thường bón ở ngưỡng cao.

Tổng lượng phân bón trong một năm cho cam thường được chia ra 4 đợt bón. Trong đó:

Lần 1 vào khoảng tháng 1-2 nhằm thúc lộc xuân, bón phân đạm với lượng bằng 30%

tổng lượng đạm cần bón.

Lần 2 vào khoảng tháng 4-5 nhằm thúc lộc hè, bón toàn bộ phân kali, 40%N.

Lần 3 vào khoảng tháng 8-9 nhằm thúc lộc thu, bón 30%N.

Lần 4 vào khoảng tháng 11-1 nhằm giúp cây qua đông , bón toàn bộ phân chuồng và phân lân. Tổng lượng phân khoáng cần cho cam trong một năm cũng có thể chia đều ra làm 4 đợt bón để tiện sử dụng phân chuyên dùng NPK tỷ lệ 20-20-15.

Khi bón phân, cần rắc phân cách gốc cây cam từ 30 - 50cm, phủ một lớp đất mỏng, rơm rác, rồi tưới nước, tránh bón phân sát gốc cây do sẽ gây bệnh thối gốc cam. Thường ở những nơi có đào hốc để trồng cam thì nên bón phân theo hốc vì rễ tập trung tại đó. Khi bón phân mà đất khô hạn cần kết hợp bón phân với tưới nước hay hoà phân vào nước tuới cho cây.

Bón phân cho cam ở thời kỳ kinh doanh

Trong bón phân cho cam ở thời kỳ kinh doanh, thường sử dụng: vôi bột, phân hũu cơ hoai mục, đủ cả 3 loại phân đa lượng, quan tâm sử dụng phân có chứa magiê.

Ở thời kỳ đầu kinh doanh (cây 4-6 tuổi) khi cây cam có năng suất chưa ổn định, thường bón lượng phân khoáng cho một cây trong một năm dao động 170-675g N, 100-700g P2O5, 150-700g K2O. Trong đó tỷ lệ N: P2O5: K2O bón cho cam khoảng-1-1,5:1:1-1,5, lượng bón các loại phân trên

tăng hàng năm, phía Bắc thường bón ở ngưỡng thấp, phía nam ở ngưỡng cao. Lượng phân hữu cơ hoai mục nên bón 25-30 kg/cây. Lượng vôi nên bón 0,6-0,7 kg/cây.

Ở thời kỳ kinh doanh của cây cam đã có năng suất ổn định (cây ở độ tuổi >6 năm), thường bón lượng phân khoáng cho 1 cây hàng năm ổn định và dao động trong phạm vi: 185- 950g N, 170-700g P2O5, 250-1000g K2O. Trong đó tỷ lệ N: P2O5: K2O bón khoảng-1-1,5:1:1- 1,5, phía Bắc thường bón ở ngưỡng thấp, phía Nam thường bón ở ngưỡng cao. Cũng có thể tính lượng phân bón cho cam theo năng suất cam đã đạt được. Vôi bột nên bón cho mỗi cây khoảng 0,8-1,0 kg. Phân hữu cơ nên bón hàng năm cho mỗi cây với lượng 25-30 kg hay cho một chu kỳ 2-3 năm với lượng 50 kg.

Bảng 9.3. Lượng phân bón cho cây cam, quýt ở thời kỳ kinh doanh Tuổi cây Phân hữu cơ (kg/cây) Lượng phân bón (g/cây)

N P2O5 K2O

4-6 25-30 140-675 100-700 150-700

>6* 25-30 185-950 170-700 250-1000

* Bón ít phân tuổi cây kinh doanh ổn định có thể là 9 năm Nguồn: Vũ Công Hậu, 1996; Nguyễn Xuân Trường,2000

Tổng lượng phân bón trong một năm cho cam thường được chia ra 4 đợt bón. Do đặc điểm nhiệt độ thời kỳ sau thu hoạch ở 2 miền Nam và Bắc có khác biệt ( miền Bắc là mùa đông lạnh, còn miền nam là mùa khô nóng) mà việc phân phối phân khoáng bón cho cam có sự khác nhau.

Ở miền Bắc thường khuyến cáobón phân như sau:

Lần 1, vào khoảng tháng 1-2 nhằm thúc lộc xuân, bón 30% tổng lượng phân đạm và 40% tổng lượng phân kali.

Lần 2, vào khoảng tháng 4-5 nhằm thúc lộc hè, bón nốt 60% tổng lượng phân kali và 40% tổng lượng phân N.

Lần 3, vào khoảng tháng 8-9 nhằm thúc lộc thu và nuôi quả, bón 30% tổng lượng N.

Lần 4, vào khoảng tháng 11-1 nhằm giúp cây qua đông và phục hồi sau thu hoạch, bón toàn bộ lượng phân chuồng và phân lân.

Trong th ực tế còn có khuyến cáo ngoài đợt bón sau thu hoạch chỉ bón phân khoáng vào 2 đợt bón, trong đó : Đợt 1 vào tháng 1-2, bón 60% tổng lượng phân N và 40% tổng lượng phân kali. Đợt 2 vào tháng 5-6, bón 40% tổng lượng phân đạm và 60% tổng lượng phân kali.

Bảng 10.3. Phương pháp bón phân cho cam quýt thời kỳ kinh doanh Thời gian bón Tỷ lệ bón so với tổng lượng phân bón (%)

N P205 K20

Sau thu hoạch 0-40 35-100 0-15

Trước ra hoa 10-40 0-40 15-40

Sau đậu quả 25-30 0-10 30-60

quả lớn 25-30 0-15 0-40

Ở miền Nam thường khuyến cáobón phân như sau:

Lần 1, sau thu hoạch, bón 40% tổng lượng phân đạm 35 % tổng lượng phân lân và 15

% t ổng lượng phân kali.

Lần 2, trước ra hoa, bón 10% tổng lượng phân đạm 40% tổng lượng phân lân v à 15%

t ổng l ượng phân kali c ùng v ới to àn b ộ l ư ợng phan chu ồng

Lần 3, sau đậu quả, bón 25% tổng lượng N, 10% t ổng lượng phân lân và 30%

tổng lượng phân kali.

Lần 4, quả đang lớn, bón 25% tổng lượng phân đạm, 15% tổng lượng phân lân và 40%

tổng lượng phân kali.

Việc phân phối phân bón cho cam nêu trên ngoài việc đáp ứng tốt yêu cầu của cây còn nhằm tiện cho việc sử dụng các phân đa yếu tố chuyên dùng cho cam.

Khi bón phân, thường bón phân từ khoảng cách xa hơn tán lá 30cm hướng tới gần gốc cây. Bón qua con đường nước tưới thì có thể bón nhiều lần trong năm.

Một phần của tài liệu Giáo trình: Bón phân cho cây trồng (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w