Nguyên lý bón phân cho cây công nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình: Bón phân cho cây trồng (Trang 110 - 115)

CHƯƠNG IV BÓN PHÂN CHO CÂY CÔNG NGHIỆP

1. ĐẠI CƯƠNG VỀ PHÂN BÓN CHO CÂY CÔNG NGHIỆP

1.4. Nguyên lý bón phân cho cây công nghiệp

Trong bón phân cho cây công nghiệp cần phân biệt chế độ bón phân cho cây công nghiệp lâu năm trong một hệ thống độc canh và chế độ bón phân cho cây công nghiệp nằm trong một hệ thống luân canh.

Nguyên lý bón phân cho cây công nghiệp nằm trong một hệ thống luân canh

Khi xây dựng quy trình bón phân cho cây công nghiệp nằm trong một hệ thống luân canh cây trồng, thường là các cây công nghiệp ngắn ngày (CCNNN) cần chú ý tới đặc điểm cây nằm trong một hệ thống luân canh cây trồng nhất định. Vì vậy cũng giống như các cây ngắn ngày khác để xác định quy trình bón phân cho các cây này cần quan tâm tới: Đặc điểm sinh lý dinh dưỡng của cây trồng trước và tính chất của hệ thống nông nghiệp. Trong nhiều trưòng hợp cây trồng trước của CCNNN là các các lương thực chính với tính chất của hệ thống nông nghiệp hướng ngoại nên nhu cầu bón phân cho CCNNN cần cao hơn. Để có một quy trình bón phân hợp lý cho cây công nghiệp ngắn ngày cũng cần quan tâm khảo sát nhiều vấn đề liên quan tới cây trồng được bón phân, đặc biệt cần quan tâm tới: đặc điểm cây trồng, đặc điểm đất đai, đặc điểm khí hậu thời tiết, luân canh cây trồng.

Để xác định được lượng phân bón hợp lý cho cây công nghiệp ngắn ngày cũng giống như cây ngắn ngày khác cần chú ý tới: Đặc điểm sinh lý của cây trồng và mục tiêu năng suất cần đạt.

Đặc điểm đất đai về khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Đặc điểm và tình hình phát

triển của cây trồng trước cây trồng đang tính lượng phân bón. Đặc điểm khí hậu thời tiết vụ cây trồng cần tính lượng phân bón.

Các cây công nghiệp có đặc điểm sinh lý đa dạng theo tác dụng làm nguyên liệu nên ngoài yêu cầu về các chất dinh dưỡng đa lượng, thường còn có nhu cầu khá cao về các chất dinh dưỡng khác. Các cây bộ đậu có nhu cầu cao về lưu huỳnh, các cây lấy chất béo có nhu cầu về Mg cao….

Trong bón phân cho cây trồng đạm có vai trò rất quan trọng trong việc phát huy hiệu quả của các loại phân bón khác. Các loại phân khác chỉ phát huy tác dụng khi đất có đủ đạm hay được bón cân đối với phân đạm theo yêu cầu của cây. Nhưng do yêu cầu về chất lượng nguyên liệu, ngoài ra nhiều cây công nghiệp ngắn ngày là cây họ đậu có khả năng cố định đạm nên có nhu cầu bón phân đạm giảm đi rất nhiều.

Để đạt năng suất cây bộ đậu cao và giảm việc bón phân đạm, các cây này cần có một quần thể Rhizobium thích hợp để hình thành nốt sần. Vì vậy thường sử dụng các chế phẩm Rhizobium thích hợp để nhiễm khuẩn cho hạt giống cây bộ đậu hay đất trước khi gieo. Các chế phẩm Rhizobium thường có tên gọi chung là Nitrazin. Ở Việt Nam đang lưu hành 2 lọại phân vi khuẩn nốt sần chính là phân vi khuẩn nhiễm hạt và phân vi khuẩn nốt sần nhiễm vào đất. Phân vi khuẩn nốt sần nhiễm hạt dễ áp dụng và có hiệu quả cao trong điều kiện bình thuờng. Phân vi khuẩn nốt sần nhiễm vào đất nên sử dụng trong điều kiện đất khô, nóng. Các công trình nghiên cứu và thử nghiệm phân vi khuẩn ở Việt Nam cho thấy phân vi khuẩn nốt sần có thể làm tăng năng suất lạc từ 13,8-22% ( Ngô Thế Dân, 2000). Tuy nhiên để phân này phát huy hiệu quả cần chú ý:

- Các hóa chất xử lý hạt giống, diệt nấm đều có thể gây hại cho các vi khuẩn nốt sần. Vì vậy không n ên dùng phương pháp nhiễm khuẩn hạt trong trường hợp hạt giống cây trồng đã được xử lý hóa chất và chất diệt nấm vì sẽ không đạt hiệu quả.

- Tình trạng đạm khoáng có trong đất ảnh hưởng tới việc hình thành nốt sần và khả năng cố định đạm của cây bộ đậu. Khi trong đất có sẵn hay thiếu đạm vô cơ đều làm cây có khả năng hình thành nốt sần và cố định đạm kém.

- Lân có vai trò quan trọng trong việc xâm nhiễm của vi khuẩn nốt sần vào rễ cây bộ đậu, đồng thời còn có tác dụng quan trọng trong hoạt động cộng sinh. Vì vậy thiếu lân sẽ ảnh hưởng rất xấu tới quá trình hình thành nốt sần và khả năng cố định đạm cộng sinh của cây bộ đậu.

- Các chất dinh dưỡng K, Ca, Mg, S, Fe, Mo cũng có nhiều ảnh hưởng tích cực đến việc hình thành nốt sần và hoạt động cố định đạm của cây, cần quan tâm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng nêu trên để đảm bảo hiệu quả cố định đạm và năng súât của cây bộ đậu.

- Các yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, ẩm độ, pH đất cũng có khả năng ảnh hưởng lớn tới khả năng cố định đạm của cây bộ đậu. Cố định đạm cộng sinh hoạt động tối ưu trong khoảng pH ít chua tới trung tính, nhiệt độ và độ ẩm nhất định.

- Trong đất, nhất là các vùng chuyên trồng lạc và đậu tương tồn tại nhiều vi khuẩn Rhizobium tự nhiên có khả năng cạnh tranh với vi khuẩn Rhizobium hữu hiệu và làm giảm hiệu quả cố định đạm cộng sinh. Việc lựa chọn được các chủng có khả năng cạnh tranh cao để sản xuất phân Nitrazin có ý nghĩa quan trọng làm tăng hiệu quả sử dụng phân này. .

Để xác định thời kỳ bón phân hợp lý cho cây công nghiệp ngắn ngày cũng giống các cây trồng ngắn ngày khác, cần quan tâm tới đặc điểm sinh lý của cây trồng về nhu cầu dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng, đặc điểm đất về TPCG, đặc tính phân bón về thành phần hoá học và sự chuyển hoá của phân trong đất.

Mỗi loại CCNNN có đặc điểm sinh lý khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn sinh trưởng. Ở giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, cây cần được cung cấp nhiều đạm để

mở rộng diện tích quang hợp, tạo tiền đề cho đạt năng suất cao, việc cung cấp thừa N ở giai đoạn đầu cũng ít nguy hiểm hơn. Còn ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực (STST) nhu cầu N của cây ít đi - nhằm duy trì khả năng quang hợp cao tạo năng suất cao, việc bón thừa đạm ở thời kỳ này có khả năng làm rụng hoa, quả, lốp, đổ gây ảnh hưởng xấu đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên nhiều CCNNN có đặc điểm vừa STDD vừa STST nên có yêu cầu dinh dưỡng đặc biệt cao ở thời kỳ mà 2 giai đoạn sinh trưởng lồng vào nhau.

Đặc điểm đất về TPCG ảnh hưởng tới khả năng giữ phân của đất. Vì vậy trồng cây trên đất có thành phần cơ giới nhẹ do khả năng giữ phân của đất kém, phải bón phân rải ra nhiều lần theo sát nhu cầu của cây, còn trên nặng có thể bón tập trung một lượng phân lớn.

Đặc tính phân bón về thành phần hoá học và sự chuyển hoá của phân trong đất. Liên quan tới vấn đề này cần chú ý các dạng phân dưới dạng anion không được đất giữ, dễ bị rửa trôi, để sử dụng đạt hiệu quả cao cần bón rải phân ra làm nhiều lần theo sát yêu cầu của cây, trong khi dạng cation được đất giữ nên có thể bón tập trung một lần với số lượng lớn. Một số loại phân như urê cần thời gian chuyển hoá mới có tác dụng đạt hiệu quả cao, cần tính toán thời gian bón và bổ sung khi cần.

Do đặc điểm chung về nhu cầu lân của cây ở thời kỳ đầu sinh trưởng. Vì vậy tất cả các loại phân lân đều phải bón lót đầy đủ ngay từ đầu cho cây trồng. Bất cứ loại cây trồng nào cũng lấy bón lót lân làm chính. Tuy nhiên do cây cũng hút lân trong suốt quá trình sinh trưởng nên vẫn có thể bón thúc phân lân khi cần, đặc biệt trong sản xuất hạt giống cần thiết bón thúc phân lân trước thời kỳ hình thành hạt nhằm làm tăng tỷ lệ lân trong hạt giống, làm tăng sức nảy mầm và các chất lượng khác cho hạt giống. Khi bón thúc phân lân phải sử dụng dạng phân lân hòa tan trong nước như supe lân mới đạt hiệu quả.

Các loại phân kali chủ yếu cũng dùng để bón lót sớm (có thể bón trước trồng từ 3 tuần-1 tháng đối với phân có chứa Clo) phân cần được vùi sâu và trộn đều vào đất vừa tầm rễ cây. Cần bón thúc phân kali cho cây trồng có thời gian sinh trưởng dài, cho cây trồng trên đất có thành phần cơ giới nhẹ và cho các cây có nhu cầu kali cao.

Để xác định phương pháp bón phân hợp lý cho cây trồng cần lưu ý:Các loại phân N đều là những loại phân rất linh động, dễ bị mất do rửa trôi hay bay hơi, tránh bón vãi phân trực tiếp trên mặt đất. Cần chú ý tới sự chuyển hoá các loại phân đạm trong các điều kiện khác nhau khi bón phân để hạn chế mất chất dinh dưỡng.

Nhiều cây công nghiệp được trồng trong điều kịên khô hạn hay thiếu nước nên hiệu quả sử dụng phân bón bị thấp đi. Để tăng hiệu quả sử dụng phân bón trong điều kiện này cần chú ý: Bón các loại phân hữu cơ hoai mục, phân khoáng dễ hòa tan cho cây. Lượng phân khoáng bón cho cây cần cao hơn so với thông thường, đặc biệt là các loại phân lân, kali và cả magiê. Cần tăng cường tỷ lệ phân dùng để bón lót, hạn chế bón thúc cho cây, chú ý bón phân sâu vào đất. Nên bón phân theo hàng, hốc và nên bón phân kết hợp với tưới nước hay bón phân dưới dạng lỏng cho cây.

Nguyên l ý bón phân cho cây công nghiệp lâu năm

Đặc điểm chung trong bón phân cho cây công nghiệp lâu năm

Do yêu cầu dinh dưỡng của cây công nghiệp lâu năm khác nhau ở từng thời kỳ trong nhiệm kỳ kinh tế. Vì vậy một trong những nội dung quan trọng của bón phân cho cây là xác định được chế độ bón phân cho các thời kỳ sinh trưởng khác nhau của cây.

Tổng lượng phân bón hàng năm cho cây thường thay đổi theo theo độ tuổi ở thời kỳ hình thành rễ và bộ khung cành lá, còn ở thời kỳ kinh doanh và thời kỳ già tổng lượng phân bón thay đổi theo năng suất. Lượng phân bón cho cây cũng được tính cho 1 ha nhưng thường được tính cho 1 cây để tiện cho người sử dụng.

Trong trồng cây công nghiệp lâu năm có hiệu quả sử dụng và nhu cầu phân hữu cơ cao do cây phát triển lâu năm, lại có yêu cầu đất tơi xốp. Tuy nhiên thường không có đủ phân

chuồng để bón, nên cần quan tâm tới các nguồn phân hữu cơ khác đặc biệt là phân xanh và tàn dư hữu cơ của chính các cây công nghiệp.

Bón phân cho cây công nghiệp lâu năm ở thời kỳ kiến thiết cơ bản

Bón lót trước trồng trong trồng cây công nghiệp lâu năm, thường sử dụng các loại phân hữu cơ, phân lân và phân kali là chính. Ngoài những loại phân hữu cơ, phân lân và phân kali cũng cần thiết bón thêm phân đạm, nhất là khi đất quá xấu, nhưng không nhất thiết phải bón gần rễ cám.

Bón phân hàng năm cho cây công nghiệp lâu năm nhằm xây dựng bộ khung trước hết là rễ, rồi thân, cành, lá. Các chất dinh dưỡng rất cần chú ý bón đủ cho cây là đạm, lân.

Tổng lượng phân khoáng và tỷ lệ giữa các yếu tố dinh dưỡng đa lượng bón cho cây, được xác định theo độ tuổi cây và loại cây.

Tổng lượng phân khoáng cần bón cho cây trong một năm thường được chia ra bón làm 3-4 lần bón, vào các thời điểm: đầu xuân khi cây chuẩn bị đâm chồi nảy lộc, khi cây phân cành, trước đông. Các thời kỳ bón phân này thường ứng với nhưng thời kỳ sinh trưởng phát triển có nhu cầu dinh dưỡng cao, hay đặc biệt của cây.

Phân hữu cơ cần bón 15-30 tấn cho mỗi ha trong một năm, năm nào cũng nên bón một lần vì sau này khi cây đã ở thời kỳ kinh doanh bón thêm phân hữu cơ với lượng lớn khó, do việc đào rãnh, xới đất bao giờ cũng đứt rễ, ảnh hưởng xấu đến việc đậu quả của cây.

Bón phân cho cây công nghiệp lâu năm thời kỳ kinh doanh

Để xác định tổng lượng phân bón hàng năm cho cây công nghiệp ở thời kỳ kinh doanh, thường dựa vào năng suất sản phẩm. Ngoài ra cũng cần quan tâm tới đặc điểm: nhiều tàn thể thực vật ( thân, lá, cành) được trả lại cho đất trong quá trình canh tác các cây công nghiệp như chè, cà phê, mía….để diều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp. Do trong các tàn thể thực vật nêu trên có chứa phần khá lớn các chất dinh dưỡng.

Bảng. 3.4. Lượng chất dinh dưỡng cây hút và lấy theo sản phẩm thu hoạch (kg/ha)

Bộ phận cây N P K

Cà phê Lượng dinh dưỡng cây cà phê 5 tuổi hút để tạo năng suất 1,1 tấn quả tươi (mật độ trồng 1500 cây/ha)

85 18 82

Lượng dinh dưỡng cây lấy đi theo 1 tấn quả tươi

34 6 49

Chè Lượng dinh dưỡng cây hút để tạo 100 kg chè thương phẩm

16,9 5,7 8,8

Lượng dinh dưỡng cây lấy theo 100 kg chè

thương phẩm 4,0 1,2 2,4

Cao su Lượng dinh dưỡng cây hút sau 30 năm (mật độ trồng 400-500 cây/ha)

1500 500 1500

Lượng dinh dưỡng lấy đi theo 1 tấn mủ/

năm

12 4 13

Nguồn: HHPBQT-Trung tâm TTKHKT hóa chất, 1998; T.S d ierol, 2001

Bảng 4.4. Thành phần các chất chính có trong đất bị xói mòn

Loại đất C (%) N(%) P2O5(%) K2O(%)

Đất vàng đỏ trên phù sa cổ (Hà Tây) 2,54 0,13 0,06 0,05

Đất thóái hóa trên liparit (Vĩnh Phú) 1,20 0,12 0,02 0,12

Đất nâu đỏ ba dan (Đắc Lắc) 3,70 0,27 0,27 0,05

Đất đỏ vàng phiến thạch (Hòa Bình) 2,50 0,15 0,08 0,14

Đất đỏ đá vôi 11,0 0,48 0,23 0,80

Đất vàng nhạt trên đá cát (Nghệ An) 2,83 0,11 0,22 0,20

Nguồn: Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên, 1999

Đất trồng các cây công nghiệp lâu năm thường là đất dốc, có khả năng bị xói mòn và rửa trôi mạnh nếu không không áp dụng các biện pháp bảo vệ đất. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy: trên đất trống nếu không che phủ lượng đất bị xói mòn có thể >100 tấn đất/ha /năm, trên đất trồng cây lâu năm lượng đất bị xói mòn khoảng 5-20 tấn/ha/năm, kết quả trung bình một năm xói mòn làm mất 0,5-1,0 cm của lớp đất mặt. ( Hội khoa học đất Việt Nam, 2000).

Trong đất bị xói mòn có chứa khá nhiều các chất hữu cơ và dinh dưỡng, vì vậy khi tính lượng phân bón cho cây cần quan tâm tới khả năng mất chất dinh dưỡng do xói mòn rửa trôi trong quá trình canh tác (tùy huộc vào việc áp dụng các biện pháp chống xói mòn đất) để điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp.

Để xác định lượng phân bón hợp lý ở từng thời kỳ bón trong năm, tốt nhất là dựa vào kết quả phân tích đất và phương pháp "chuẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng của cây " thông qua phân tích một cơ quan nào đó của cây, thường là lá. Đây là phương pháp còn chưa áp dụng phổ biến ở nước ta. Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý chọn lá và thời điểm lấy mẫu phân tích cho phù hợp với từng loại cây công nghiệp.

Bảng 5.4. Bộ phận và thời gian trong quá trình sinh trưởng của cây được lấy để chuẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng của cây công nghiệp

Loại cây Bộ phận của cây Thời gian lấy mẫu

Ca cao Các lá phát triển hoàn chỉnh Cây đang mang quả Dừa Lá thứ 14 tính từ lá phát triển hoàn

chỉnh đầu tiên

Cây đang mang quả

Cà phê Lá phát triển hoàn chỉnh Cành đang mang quả

Cao su Lá bị che nắng 90-150 ngày tuổi Thời kỳ cây đang cho mủ

Chè 2 lá búp Thời kỳ hái

Mía Lá (TVD) Thời kỳ 3-6 tháng sau trồng

Thuốc lá Các lá phát triển hoàn chỉnh Giữa thời gian sinh trưởng Đậu tương Các lá phát triển hoàn chỉnh phía

trên Thời kỳ cây ra hoa

Lạc Các lá phát triển hoàn chỉnh Thời kỳ cây ra hoa Nguồn: T.S.Dierolf, 2001

Tổng lượng phân bón trong năm thường phân phối bón như sau: bón phân trước mùa đông hoặc sau khi thu hoạch sản phẩm, bón phân vào đầu mùa xuân, bón thúc vào các thời kỳ tiếp theo trong năm

Bón phân trước mùa đông hoặc sau khi thu hoạch nhằm giúp cây phát triển bộ rễ, tích luỹ dinh dưỡng, chống chiụ rét, phục hồi sau thu hoạch và tạo tiền đề cho tạo năng suất quả ở vụ tiếp theo.

Các loại phân sử dụng để bón cho cây trong thời kỳ bón này chủ yếu là phân chuồng, phân lân và kali, có thể sử dụng dạng phân lân khó tiêu, phân hữu cơ chưa hoai. Hạn chế bón phân đạm vì có thể làm cây bắt đầu sinh trưởng sớm giảm khả năng chịu rét, nhất là đối với những cây có thời gian thu hoạch trong mùa đông.

Bón phân vào đầu mùa xuân cho cây nhằm thúc đẩy cây nảy lộc, đẻ nhánh sớm và cung cấp dinh dưỡng cho cây ở thời kỳ phát triển các cơ quan sinh trưởng (lá, cành…) hàng năm.

Ở thời kỳ bón phân này cho cây công nghiệp nên dùng các loại phân hoà tan, chủ yếu là phân đạm hoá học, phân lân và phân kali sử dụng tuỳ theo yêu cầu của từng loại cây và nếu có thể kết hợp với tưới, càng phát huy hiêu quả nhanh chóng của phân bón. Nếu bón phân hữu cơ phải sử dụng loại hoai mục, hay nước phân chuồng mới phát huy được hiệu quả.

Bón thúc vào các thời kỳ tiếp theo trong năm nhằm bổ sung và đáp ứng tốt hơn nhu cầu dinh dưỡng của cây ở các giai đoạn sinh trưởng và phát triển mạnh:phân cành, ra hoa, đậu quả, tích luỹ chất khô vào sản phẩm.

Loại phân được dùng chủ yếu để bón cho cây ở các thời kỳ này là các loại phân đạm, phân lân, phân kali dễ tiêu tuỳ theo yêu cầu của từng loại cây.

Phân chuồng hoai mục bón lúc nào cũng tốt, nhưng chỉ nên bón sau lúc thu hoạch vì:

lúc này đào hố bón phân dù làm đứt rễ cũng không gây hại lớn do rễ còn ra lại được, ngoài ra còn đảm bảo hiệu quả cao của phân chuồng do phát huy tác dụng trong suốt năm, đặc biệt việc ra hoa quả vụ sắp tới (phân chuồng có hiệu lực chậm). Lượng phân bón tất nhiên phải nhiều hơn khi cây còn nhỏ: 20 - 30 kg/gốc.

Phương pháp bón: Phân chuồng bón toàn bộ một lần, có thể đào rãnh ở mép tán sâu 10 - 15 cm, mục đích để không làm đứt rễ quá nhiều và tốt nhất hoà vào nước để tưới, vừa cung cấp nước vừa cung cấp dinh dưỡng. Phân vi lượng chủ yếu phun lên lá, trong dung dịch loãng - cũng có thể phun N, P, K lên lá, dùng các dung dịch loãng nhưng đây là lượng bổ sung lượng chính vẫn phải bón vào đất, cho rễ hút.

Một phần của tài liệu Giáo trình: Bón phân cho cây trồng (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w