CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ THÀNH TỰU SÁNG TẠO CỦA TẠ DUY ANH
1.2. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA TẠ DUY ANH
1.2.2. Quan niệm về nghệ thuật văn xuôi
Trước một trào lưu, một tư tưởng văn học mới, giới văn học nghệ thuật Việt Nam, trong buổi đầu tiếp thu và tiếp biến, luôn có sự dè dặt nhất định.
Mỗi nhà văn có cái nhìn và có quan niệm riêng của mình. Khi sáng tác, Tạ Duy Anh đứng trên lập trường hiện thực và tuân thủ quan niệm nghệ thuật mà mình đã lựa chọn và thể hiện chúng một cách đa dạng.
Quan niệm về hiện thực:
Hiện thực đa dạng và phức tạp luôn là đối tượng để nhà văn phản ánh vào tác phẩm, nhưng mỗi nhà văn lại có một quan niệm riêng về hiện thực do sự soi chiếu từ kinh nghiệm cá nhân. Do sự khai thác nhiều chiều làm xuất hiện nhiều khuynh hướng thẩm mỹ trong văn xuôi Việt Nam sau 1975, đặc biệt là từ 1986. Một trong những khuynh hướng nổi bật là khuynh hướng nhận thức hiện thực tối đa - lấy lịch sử quá khứ làm đối tượng phân tích, mổ xẻ đến tận cùng những sự vật, hiện tượng.
Không khí dân chủ của xã hội tạo điều kiện để các nhà văn ở thời kỳ đổi mới có thể nhìn thẳng vào lịch sử để trình bày suy nghiệm cá nhân về lịch sử, con người. Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh làm người đọc sững sờ trước cách xử lý hoàn toàn mới một đề tài quen thuộc. Với Võ Thị Hảo thì lịch sử “chỉ là cái đinh” để chị “treo lên bức tranh” của mình. Gần đây, Nguyễn Xuân Khánh bằng tiểu thuyết Hồ Quý Ly đã dựng lại bi kịch của một nhân vật lịch sử, một nhà cải cách tài năng đến quá sớm và phải trả giá đau đớn. Những gì nhà văn trình bày trong cuốn tiểu thuyết này hướng
người đọc đến một cái nhìn khác về Hồ Quý Ly- nhân vật vốn mang cái án đoạt ngôi nhà Trần.
Lật lại những cách nghĩ truyền thống, nhận thức lại hiện thực lịch sử chỉ là ý thức giải phóng văn học ra khỏi sự trói buộc của yêu cầu “phản ánh hiện thực” đã từng trở thành công thức giáo điều ở giai đoạn trước. Văn chương nhiều khi không phải chỉ là chính sử, mà còn cần cả “lịch sử tại ngoại”. Tạ Duy Anh không ngần ngại đưa ra lời cảnh tỉnh: “Lịch sử là những gì người ta tin hơn là những gì diễn ra “ [61, tr. 33], “dẫu sao lịch sử thường rất tù mù và ta chỉ nên tin vừa phải thôi” [1, tr.12]. Theo nhà văn thì “bản thân lịch sử là vô lý, vô cảm và chẳng có giá trị gì đối với chính nó. Bất kỳ sự kiện nào cũng chỉ có giá trị tương lai ở khía cạnh kinh nghiệm và những bài học”
[2, tr.144]. Do vậy, mọi sự bóp méo, che đậy hoặc thổi phồng các sự kiện lịch sử đều là tội ác”, “một xã hội văn minh, biết đề cao phẩm giá luôn phải tạo điều kiện để các công dân tiếp cận với mọi sự thật lịch sử, thuộc lòng nó ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường và không ngừng đi tìm tận căn nguyên của từng sự kiện chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới người học”. [2, tr.144]. Văn chương phải quan tâm vấn đề này để làm chiếc cầu tinh thần cho người đọc.
Những sai lầm của thời kỳ cải cách ruộng đất không còn là đề tài bị
“cấm kỵ” trong văn học Việt Nam sau 1975. Nhu cầu sòng phẳng với quá khứ, tránh lặp lại những sai lầm, ấu trĩ là cảm hứng của một loại tác phẩm: Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường) Chuyện làng Cuội (Lê Lựu) Những mảnh đời đen trắng (Nguyễn Quang Lập), Chuyện làng ngày ấy (Võ Văn Trực)... Nằm trong thành tựu chung này, Tạ Duy Anh có đóng góp đáng kể, cả ở mảng truyện ngắn và tiểu thuyết. Có thể kể tên nhiều tác phẩm như: Lũ vịt trời, Bước qua lời nguyền, Vòng trầm luân trần gian, Hóa kiếp, Lão Khổ...
Khi đi tìm gương mặt lịch sử khác, tác giả Chuyện làng ngày ấy - nhà thơ, nhà viết ký Võ Văn Trực bày tỏ “Viết lại chuyện cũ tôi hoàn toàn không
có ý đồ xấu xa moi móc những sai lầm chúng ta đã vấp phải, để đổ lỗi cho người này hay người kia mà cốt để cho chúng ta đừng lặp lại những sai lầm ấy. Đã trót mang danh nhà văn thì không thể khoáng trắng cho lịch sử”,
“Những bài học lịch sử, đặc biệt là những bài học rút ra từ những thảm họa cần phải được nhắc đi nhắc lại ... để tránh sự tái diễn tương tự bởi vì lịch sử có nguy cơ lặp lại” [2, tr.144]. Cách đánh giá của Tạ Duy Anh thắng thắn, không khoang nhượng nhưng cũng không cực đoan. Tất cả lỗi lầm quá khứ đặt trong quy luật phát triển lịch sử, theo Tạ Duy Anh, nó thuộc về mặt khó tránh khỏi. Nó đồng nghĩa với tính không hoàn thiện của con người. Vấn đề cốt yếu là cần dũng cảm nhìn nhận nó, tìm ra nguyên nhân để không lặp lại những sai lầm. Đó là tấm lòng ưu ái của nhà văn đối với hiện tại và tương lai.
Cái nhìn hiện thực trong quan niệm và trong sáng tác của Tạ Duy Anh không phải là cái nhìn xuôi chiều, dễ dãi, lạc quan. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nhà văn luôn có xu hướng đi sâu khai thác “Những vấn đề gai góc như nhân tính và tự do, quyền lực và bạo lực”. Ông khẳng định: “Mỗi cá nhân có cái nhìn hiện thực được quy định trước hết bởi môi trường sống, khả năng nhận thức, những ám ảnh về hạnh phúc và tương lại mà họ trải qua, chiều hướng tư tưởng mà họ theo đuổi... nó thuộc về sự bí ẩn cá nhân không thể lý giải bằng cách quy định bịa đặt chủ quan như phần lớn những nhà nghiên cứu thô thiển vẫn làm. Tôi được chuẩn bị từ chính cuộc đời để khai thác hiện thực như những gì mọi người cho là gai góc” [2,tr.162].
Có nhà phê bình khẳng định: “Văn chương anh lúc nào cũng đau đáu riết róng chuyện tàn ác, vô liêm sỉ và vô lương”, “là thế giới của những cái khủng khiếp” đáng kinh sợ và hãi hùng. Chỉ trong một khu phố G mà nhan nhản xảy ra đủ chuyện: giết người, tự sát, lừa đảo, loạn luân, đĩ bợm, ma cô, ma cậu... Chỉ một căn phòng ở bệnh viện cũng để người ta chứng kiến một xã hội thu nhỏ với lối sống thực dụng, sùng bái quyền lực, đồng tiền và ghê sợ
nhất là sự băng hoại nhân tính của con người. Đến bệnh viện mà người ta “cứ ngỡ nó là một cái lò mổ gia súc. Thì cũng dao, kéo, máu mê, quát tháo kêu khóc ... có còn thiếu cái gì không làm người ta chết khiếp đâu, quên kéo, quên gạc, bông trong bụng bệnh nhân, cắt xén của người ta quả thận trong khi chỗ đúng cắt lại để nguyên” [2, tr.17]. Trẻ con trở thành tai họa, tội nợ trong thế giới quỷ sứ của người lớn.
Trình bày một hiện thực luôn tiềm ẩn những nguy cơ làm biến dạng, tha hóa tất thẩy, đó là ý đồ nghệ thuật của Tạ Duy Anh. Nhà văn quan niệm:
“Bản thân con người không thể loại bỏ được tội ác ra khỏi đời sống nhưng nó có thể và cần phải nhận thức được bản chất của nó ... Cách của tôi là làm cho mọi người ghê sợ và kinh tởm bạo lực bằng việc phơi bày nó” [2, tr.142]. Ông không ngần ngại phơi bày cái nghiệt ngã của thời hiện đại: “Thế giới này vẫn còn quỷ sứ, đội ác, lạnh lùng và tàn khốc lắm em ạ !”, “Mình ra đường bây giờ cứ như lạc vào nghĩa địa ấy, nó lạnh lùng, nó tàn khốc, nó nguy hiểm chứ chẳng như ngày xưa còn tí đạo lý” [1, tr.220].
Có những hiện thực ngoài trí tưởng tượng về một xã hội văn minh: “đói khát, bệnh tật, thảm sát tập thể, làm bia đỡ đạn với triệu tỷ những ý nghĩ vụ lợi, hèn nhát, lừa đảo, độc ác,, sát nhân ...” [2, tr.122].
Cách nhìn đời, nhìn cuộc sống, đói với Tạ Duy Anh, cần tạo ra những hệ luận khác nhau trong quan niệm về hiện thực. Người ta nhắc nhiều đến mô tip “tội ác và trừng phạt”, luật “quả báo” như một nguyên tắc phản ánh của Tạ Duy Anh. Điều này dẫn đến hệ luận đầu tiên: Cuộc sống này có những quy luật tất yếu, tự nhiên “có vay có trả”, “ác giả ác báo” sẽ sắp đặt công bằng cho tất cả. Những mô típ về ám ảnh cô đơn, về cái phi lý lại hé mở trạng thái bất an. Nỗi lo sợ của con người trước thực trạng con người bất lực không sao kiểm soát được cuộc sống của chính nó. Như vậy, hiện thực không chỉ là cái
“cầm nắm”, miêu tả được. Hiện thực còn là những ám ảnh chập chờn, là niềm
tin tín ngưỡng xuất hiện trong đời sống tinh thần, tâm linh của con người. Với tiểu thuyết Thiên thần sám hối, Tạ Duy Anh đã tạo ra được những hiện thực bằng cái phi lý, kỳ ảo. Và hệ luận tiếp theo là: dẫn dắt câu chuyện bằng điểm nhìn của nhân vật bào thai, do vậy hiện thực được miêu tả không phải để người đọc tin mà để khơi gợi suy ngẫm, kích thích đối thoại. Nhà văn tự giải phóng mình khỏi quan niệm đơn giản, nhất thành bất biến về hiện thực, mà bằng trí tưởng tượng trình bày một tư tưởng riêng về hiện thực.
Tóm lại, hiện thực trong quan niệm của Tạ Duy Anh là một hiện thực bề bộn, lo âu, gai góc, được soi xét, nghiền ngẫm ở nhiều tầng quan hệ. Song nó chủ yếu không phải là mục đích phản ánh mà chính là phương cách để tác giả trình bày những suy tư, khắc khoải về hai chữ “con người”.
Quan niệm về con người trong văn xuôi:
Tương ứng với quan niệm về hiện thực là quan niệm về con người. Văn xuôi sau 1975 đã phá vỡ cái nhìn lý tưởng hóa một chiều để đề xuất một cái nhìn đa diện, phức tạp và sâu sắc hơn về con người. Với sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh ..., quan niệm nghệ thuật về con người đã bắt đầu gắn với kinh nghiệm thẩm mỹ mới, vượt khỏi công thức điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực. Chú ý hơn đến đời sống tự nhiên, đời sống tâm linh của con người, các nhà văn này cố gắng thoát khỏi khuôn khổ quen thuộc của quan niệm con người đạo đức, con người như một ý thức xã hội, thay vào đó, họ đặt con người vào điểm nhìn văn hóa, lịch sử, triết học.
Đồng thời, trong tinh thần nhân văn của họ, con người không ngừng tự vấn.
Phạm Thị Hoài nhấn mạnh nguy cơ con người bị triệt tiêu cá tính, bị sơ đồ hóa đến cạn kiệt khả năng cảm xúc, yêu thương. Bảo Ninh chỉ ra thảm họa của những ảo tưởng vinh quang và căn bệnh duy ý chí. Tạ Duy Anh xoáy sâu vào “trạng thái con người mấp mé giữa lằn ranh thiện - ác, con người bị lực đẩy trong cô đơn và tha hóa thành những bản sao”.
Khi Tạ Duy Anh viết “bản thân con người không thể loại bỏ được tội ác ra khỏi đời sống” thì thấp thoáng trong đó có cái tinh thần thay đổi lại các bản nguyên truyền thống, tạo ra những nhận định mới về thiện – ác, mà theo nhà văn, nó đã tồn tại trong quan niệm và sáng tác của Nietzsche. Cái ác trong quan niệm của Tạ Duy Anh bao gồm cả sự tối tăm, thù hận, ngu dốt, thú tính...
Vì vậy, đặt vấn đề nhận thức lại quá khứ, nhà văn không có ý định dựng lại bức tranh quá khứ đau khổ, đầy lầm lẫn. Cái mà ông hướng tới là những số phận khốn khổ, tăm tối và những nguồn cội của nó. Các nhân vật trong sáng tác về nông thôn của ông đều là những con người thù hận. Họ sống trong vòng vây luẩn quẩn của thù hận, tự đày đọa mình và người khác bằng hành động trả thù. Nếu tác giả của Bến không chồng, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Cuốn gia phả để lại ... thường nhìn nguyên nhân dẫn đến thù hận là lập trường giai cấp xơ cứng, giáo điều, thì trong tiểu thuyết Lão Khổ và rất nhiều tiểu thuyết khác, Tạ Duy Anh chỉ ra rằng phía sau cái bất ổn của một thiết chế quyền lực, của những tàn dư văn hóa xã hội; phía sau những khái niệm bị đánh tráo, những điều giả danh... là quỷ tính của con người. Triết lý mà ông đưa ra là “con người nhỏ bé, mù quáng, dễ bị cám dỗ hơn những gì do kiêu ngạo - nó tưởng tượng về nó”.
Trong xã hội hiện đại, đầy tính cạnh tranh và thực dụng, con người tự phơi bày cái thấp hèn, bản tính phi nhân, thú dữ mà không hề biết run sợ. Tạ Duy Anh riết róng trình bày quan niệm “Có một tí thánh thần, một tí súc vật, một tí người, một tí quả, một tí sâu bọ ... mỗi thứ một tí trong con người”. Và cuộc đấu tranh chống lại cái ác, sứ mệnh cảnh tỉnh con người thật không chút dễ dàng. Và văn học phải có trọng trách làm điều đó, thông qua sự hóa giải của hình tượng văn chương.
Xa lạ với cảm hứng ngợi ca, ve vuốt, chiều nịnh, mỗi trang văn của Tạ
Duy Anh là một sự khiêu khích, một lời chất vấn tư cách làm người. Có một nỗi buồn, một lời trách cứ sâu sắc phía sau những chi tiết tàn nhẫn, khinh bạc:
“Ngày ngày gã khệ nệ đem bộ mặt mẹ mìn của gã đi khắp nơi và rao to “Ai giao hợp đi” [6, tr.11].
Nỗi buồn trước sự tha hóa của con người, nỗi lo về thân phận con người, về sự biến mất của cá nhân là một chủ đề ám ảnh trong tác phẩm của Tạ Duy Anh. Ông băn khoăn đi tìm nguồn gốc, những nỗi khổ ải của con người. Trong hành trình đó, ông nghiệm ra “Từ ánh sáng con người bước vào bóng tối với khát vọng quằn quại đi tìm ánh sáng ! Khởi thủy của bi kịch, tình yêu, niềm đam mê tự do, của nỗi khổ ... bắt đầu từ đấy”. Cách nhìn này được nhà văn gắn vào những nhân vật luôn sống trong trạng thái tinh thần căng thẳng, bị dằn vặt và muốn chuộc lỗi, những kiếp người đầy khổ đau và niềm trắc ẩn. Dường như có một không khí của Kafka bao trùm trong không gian làng Đồng và phố G. Ở đó, con người cô đơn và đau khổ: “Kiếp sống như một chuyến lưu đày mà ở đó, con người ta không thể yêu thương, sinh tồn một cách tự nhiên và có khát vọng mà biến thành công cụ của thù hận, dục vọng, bản năng, phá hoại ... Con người chỉ biết hưởng thụ sự phù du của thân phận và yêu thương cho nhẹ nghiệp”.
Lam lũ, tăm tối, ngu muội, thù hận đã hủy hoại tính người, tình người.
Nhưng họ không thể Bước qua lời nguyền, không thể quên được quá khứ để tha thứ cho nhau trong hiện tại. Sự trì níu của ân oán quá khứ còn vầy vật và kéo dài. “Hình ảnh những người thân của Lão vẫn như nằm ngổn ngang trước mắt Lão. Ở đủ tư thế chết, làm sao bắt Lão quên đi cho được” [1, tr.176].
“Dân làng Đồng thập thò miệng lỗ mà họ vẫn thù nhau ác liệt, dọa chờ nhau dưới với thằng Hứa và con cháu hắn” [6, tr.60]; “Những người đáng sống sẽ đem theo nỗi căm thù xuống mồ. Những người đã chết sẽ đội đất chui lên để vạch trời ghi tội mi” [1, tr.123]; “Không đời nào tôi quên được mối thù với
ông. Phải để con cái ông nó thấu hiểu tội ác của bố nó. Đời cha ăn mặn đời con khát nước là thật từ thời thượng cổ, không ai chối được” [1, tr.118].
Suy nghĩ và hành xử theo luật “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”,
“Bố nợ con trả” là hệ quả tất yếu dẫn đến “vòng trầm luân trần gian”, đời này làm tội đời kia, người này làm tội người khác. Đây là cơ sở để nhà văn xây dựng kiểu nhân vật thuộc sản phẩm của thù hận và định kiến; khi là tội đồ khi là nạn nhân; xung đột giai cấp sẽ không dữ dằn, tàn khốc đến thế nếu không hòa trộn với xung đột dòng họ và thù hằn cá nhân.
Tìm mọi cách truyền lại dòng máu thù hận này cũng là cách mà người ta giáo dục Hai Duy: “Thằng bé lớn lên chút nữa được bố kể rằng Lão Tư ngày nay chính là kẻ từng giết hết các cô chú nó ngày xưa kia” [1, tr.116].
Lão “dạy con phải biết ghi nhớ kẻ thù của mình ... Sợ sau một đêm sáng dạy con quên, con từng có bốn người thân bị giết” [1, tr.173]. Cứ thế, tuổi thơ của Hai Duy quằn quại, bị chôn sống trong vương quốc của lòng thù hận.
Cảm giác ngột ngạt, nặng nề trong hầu không khí làng Đồng lúc nào cũng sôi lên vì thù hận là tâm trạng chung của các nhân vật nạn nhân. Còn Hai Duy con trai Lão Khổ ra đi để lại bức thư như một bản kết tội đầy bi phẫn của đứa con đến với những người thân thiết: “Với con, Làng Đồng như một nhà tù trong đó cha vừa là cai ngục vừa là tù nhân số một ... Tràn ngập trong đó là thứ ánh sáng nhợt nhạt... con ngột ngạt ngay cả khi tưởng mình sung sướng nhất” [1, tr.170]. Khi nào những đau khổ ê chề ấy mới buôn tha Hai Duy ? Khi nào làng Đồng thù hận mới thôi không còn những người vô tội yếu đuối như Hai Duy, Giang Tâm, Chị Thư, Chú Hổ ...?
Chị em Giang Tâm Lão Khổ cũng chết khiếp khi thấy bọn trẻ, người làng. Ý thức được thân phận của mình, cứ mỗi lần để thằng Hai Duy đánh xong, Giang Tâm cảm thấy thỏa mãn, lòng nhẹ bỗng vì đã “trả nợ” được một chút. “Bổn phận mỗi ngày” là niềm hạnh phúc của nó. Nó nói với Hai Duy: