Điểm nhìn trần thuật không - thời gian

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong thiên thần sám hối và giã biệt bóng tối của tạ duy anh (Trang 53 - 56)

CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TỰ SỰ VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG THIÊN THẦN SÁM HỐI VÀ GIÃ BIỆT BÓNG TỐI CỦA TẠ DUY ANH

2.1. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN

2.2.3. Điểm nhìn trần thuật không - thời gian

Thật ra, tác giả khai thác tác phẩm từ rất nhiều điểm nhìn khác nhau, trong một đề tài, nhà văn tạo cho người đọc nhiều cách hiểu đúng hơn về một thời kỳ lịch sử cũng như những số phận con người trong thời kỳ ấy bằng cách

“ghép những mảnh vỡ” đó lại với nhau.

Ở một không - thời gian cùng tồn tại đôi khi chúng song song trong tác phẩm hoặc đôi khi nó nổi bật lên mà thôi. Tác giả ngẫu nhiên dấu nó đi. Thời gian đôi khi là quá khứ, đôi lúc lại là hiện tại.

Tuy nhiên, không gian của tụi trẻ con lại làm cho không khí oi bức này dịu hẳn, phản phất của tuổi thơ chăn trâu thả diều. Từ điểm nhìn không thời gian, xuyên suốt trong các tác phẩm của Tạ Duy Anh là bối cảnh làng quê, mỗi cách nhìn ở mỗi thời điểm luôn khác nhau, mỗi thế hệ mang trong mình những quan niệm khác nhau, nói rõ hơn, đó là sự đối nghịch nhau về quan niệm.

Tình yêu hiện hữu bên cạnh sự thù hận. Nó hiện lên trong sáng, vượt

qua mọi rào cản sức mạnh từ xa xưa vọng về là lời nguyền, vượt qua mọi giáo điều trước đó. Phá bỏ hết những gì có trước đó.

Với điểm nhìn Không - Thời gian, Tạ Duy Anh đã giúp người đọc nhìn từ quá khứ đến hiện tại rồi từ hiện tại quay ngược về quá khứ. Nó đồng hiện một cách song song với nhau. Đang kể về chuyện một người vô nhân đạo phá thai độc ác quá. Người kể quay lại hiện tại của mình sắp sanh kinh quá “Ngày nào họ cũng gặp nhau. Nhưng mà còn cái thai trong bụng làm thế nào bây giờ. Thế nào là nó kiếm một liều thuốc tẩy gia truyền của một người dân tộc Mường trên Hòa Bình. Một hôm ở cơ quan, cô ả thấy khó chịu vội chạy vào nhà xí. Cái thai sảo ra, đã rõ hình một đứa con trai. Nó không chờ được lâu bèn dòng tay kéo. Chả biết thế nào mà cái thai đứt đôi... Thôi thôi trời ơi - Mẹ ôm bụng vang xin - kinh quá. Em không chịu được nữa” [2, tr.44-45]. Điểm nhìn trần thuật không - thời gian của Tạ Duy Anh đồng hiện quá khứ và hiện tại. Điểm nhìn trần thuật không - thời gian không đứng yên mà luôn dịch chuyển. “Cô mới nhập viện lúc chập tối, thuộc những người có thai lần đầu, phải theo dõi. Người đàn ông, bố của đứa bé đến sau đó ít phút và ra sức thuyết phục cô nạo béng cái thai đi. Từ năn nỉ chuyển sang dọa nạt nhưng cô vẫn một mực giữ ý kiến của mình vì cô bảo đang thích một đứa con, muốn ra sao cũng được...

Hay là thế này, ba năm nữa chúng mình có con được không em? Chỉ ba năm thôi. Em có suy tính đi, một thằng nó được nuôi nấng chu đáo, một đằng mọi thứ còn rất tạm bợ. Em thương nó hay là em hại nó? Anh cứ làm như trẻ con là một thứ nặn được ấy. Số của con em là phải ra đời vào lúc này. Ba năm sau nếu muốn sẽ là đứa khác. Anh có vẻ đã hết kiên nhẫn. Em đùa anh đấy à” [2, tr.48-49]. Từ điểm nhìn trần thuật không - thời gian đồng hiện, điểm nhìn không - thời gian không đứng yên mà luôn dịch chuyển từ hiện tại đến tương lai, rồi trở về quá khứ rồi trở về hiện tại. Cũng cùng một đề tài, nói

về chuyện vô nhân đạo phá thai mà nhà văn khai thác nhiều điểm nhìn như vậy để người đọc hiểu đúng về hành vi độc ác và thiếu nhân văn, từ đó, người đọc thấy được chân dung của tưng nhân vật, từng hoàn cảnh. Ngòi bút Tạ Duy Anh, với ngôn ngữ có chút lạnh lùng nhưng chứa chan tình nhân đạo đã làm cho hoàn cảnh trở nên ý nghĩa đối với sự nhận chân cuộc sống hiện đại.

Đó cũng là một nét đặc sắc nghệ thuât của Tạ Duy Anh nói riêng và của các nhà văn sau đổi mới nói chung.

*

* *

Như vậy, thông qua hình tượng nhân vật và điểm nhìn trần thuật. Tạ Duy Anh thường sử dụng hình tượng người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng tôi, tức là nhân vật đang kể về chính mình và liên quan đến anh ta. Đa số tác phẩm của ông điều xây dựng trên ngôi kể này. Hình tượng người kể chuyện - tác giả không cần lộ diện trực tiếp, không ảnh hưởng đến diễn tiến câu chuyện mà chỉ ghi chép lại một cách khách quan. Còn hình tượng người kể chuyện ngôi thứ ba, đây là kiểu trần thuật dấu mặt không công khai lộ diện, người kể chuyện đứng đằng sau nhân vật để “bài trí, tổ chức, sắp xếp” câu chuyện.

Ngoài ra, Tạ Duy Anh còn sử dụng nghệ thuật điểm nhìn trần thuật: điểm nhìn trần thuật bên ngoài là thủ pháp nghệ thuật, tác giả đứng bên ngoài tác phẩm để tổ chức sắp xếp và thể hiện tư tưởng quan điểm của mình vào tác phẩm. Còn điểm nhìn trần thuật bên trong là điểm nhìn của nhân vật trong tác phẩm là phương tiện giúp nhà văn khái quát tính cách đời sống xã hội của nhân vật trong tác phẩm. Trong các nghệ thuật trên, tác giả còn sử dụng nghệ thuật điểm nhìn không - thời gian. Với điểm nhìn này, Tạ Duy Anh giúp người đọc nhìn từ quá khứ đến hiện tại, rồi từ hiện tại quay ngược về quá khứ.

Tất cả các phương thức trên, chính là nghệ thuật đặc sắc trong sáng tác tiểu thuyết của Tạ Duy Anh trong thời kỳ đổi mới.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong thiên thần sám hối và giã biệt bóng tối của tạ duy anh (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)