CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TỰ SỰ VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG THIÊN THẦN SÁM HỐI VÀ GIÃ BIỆT BÓNG TỐI CỦA TẠ DUY ANH
2.1. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN
2.1.3. Hình tượng người kể chuyện ngôi thứ ba
Theo lý thuyết tự sự học định nghĩa thì người kể chuyện ngôi thứ ba, tức là câu chuyện được kể lại bởi một người không phải là nhân vật trong truyện, kể chuyện nằm ngoài những biến cố, sự kiện của câu chuyện được kể lại. Đây là kiểu trần thuật dấu mặt, không công khai lộ diện. Người kể chuyện đứng đằng sau nhân vật để “bài trí, tổ chức, sắp xếp” câu chuyện.
Trong tác phẩm của Tạ Duy Anh, ngôi kể chuyện thứ ba này được chia làm hai dạng: Một dạng gọi là dạng người kể chuyện di sự - toàn năng. Anh ta đứng ngoài nhưng lại “lộng quyền” phán xét tất cả mọi vấn đề liên quan đến câu chuyện - gọi là biết tuốt hay thượng đế. Dạng thứ hai là kể chuyện di sự - hạn định : ở đây vẫn sử dụng hình thức trần thuật ngôi ba, giấu mặt, nhưng
không đóng vai trò kể chuyện ngang bằng, hoặc thậm chí nhân vật khống chế. Ở đây, sự hiểu biết của nhân vật, quy chiếu sự hiểu biết của người trần thuật; ngược lại, ở dạng di sự - toàn năng, sự hiểu biết của người trần thuật quy chiếu sự hiểu biết của nhân vật.
Dạng này phát huy vai trò người kể chuyện hàm ẩn. Điểm nhìn đa chiều và rất khó xác định rõ ràng giọng điệu trần thuật. Các tác phẩm hậu hiện đại, dường như đang nghiêng sang xu hướng lựa chọn phương thức trần thuật này (ngôi thứ ba). Nhờ kiểu kể chuyện này, mà tác phẩm có thể đi sâu phân tích tâm lý nhân vật. Nó dồn toàn bộ chức năng cung cấp thông tin, chức năng chứng thực sự kiện, cũng như khả năng bộc lộ tư tưởng tác giả vào nhân vật chính. Vì vậy, hầu như điểm nhìn hướng nội, xác định hành động, sự kiện bộc lộ qua việc miêu tả tâm lý nhân vật, nhiều hơn là kể lại sự kiện ...
Tạ Duy Anh đi sâu nắm bắt và phản ánh, tố cáo một xã hội như loạn luân, chuyện chửa hoang, ngoại tình giết nhau, giành tài sản... Người kể chuyện ngôi thứ ba như đứng nghe thuật lại từng sự việc đan xen nhau, nhưng khi nghe ta sẽ hiểu từng sự việc cụ thể của xã hội đang hiện ra mồn một: “Báo chí bây giờ nhạt như nước ốc. Chỉ toàn chuyện chửa hoang, ngoại tình, giết nhau. Sợ quá thôi mất. Dạo này người ta giết nhiều trẻ em quá “ [2, tr.16].
Xã hội mà ông thẳng thắng miêu tả, cụ thể ở đây là các bệnh viện!
“Hóa ra nơi mẹ tôi đang nằm chờ ngày tôi chui ra là một cái bệnh viện. Thế mà lúc đầu “tôi” cứ ngỡ nó là một cái lò mổ gia súc. Thì cũng dao kéo, máu me, quát tháo, kêu khóc ... có còn thiếu cái gì không làm người ta chết khiếp đâu” [2, tr.15-16].
Một xã hội tưởng chừng văn minh công bằng, văn hóa đến từng gia đình thế nhưng đâu có như vậy, được Tạ Duy Anh phản ánh thẳng thắn không một chút gì bao che, giấu giếm: “Anh ta làm sao thế nhỉ ? Anh ta đâm nhau vì
chia tài sản ... Thằng bị đâm là thằng thứ mấy? Có trời mà biết vì lão bố vung vãi con ở khắp nơi. Hình như đám con của Lão nghiện hút cả, thằng nào mặt cũng hầm hố, giọng rặt mùi máu, trước sau bọn chúng cũng giết bố” [2, tr.17].
Với giọng kể chuyện bỗ bã ấy, người kể chuyện ngôi thứ ba đang chứng kiến một xã hội tệ nạn, dâm tặc, trộm cắp đã và đang diễn ra trước mặt thiện hạ. “Sao bỗng dưng hôm nay mày lại ườn xác ra ở đây ? Hả? Hỏng hết cả việc làm ăn của tao. Mày là tay chân của công an à ? Em bị đuổi việc, chưa biết ở đâu thì gá tạm ở đây - Tôi thật thà kể lại sự việc ban chiều và tình cảm của mình - Sao không phải là hôm khác mà đúng vào hôm tao ế xưng ế xỉa cơ chứ. Hả giời cao đất dày - Chị có hàng gì bán à? -Tôi hỏi chị ta. Người đàn bà cười khanh khách, cười chảy nước mắt, ho sặc sụa nhưng sau đó chị đốt thuốc lá rít từng hơi dài và bổng dưng khóc tức tưởi, khóc như ai đó bị nghi oan - Mày còn bé quá chứ không tao cũng cho mày tập tọng vào đời. Chỉ một nhát thôi là nghiện em ạ. Nhưng không phải tao bán thuốc phiện đâu. Tao bán trôn nuôi miệng ... có tiền ăn sáng chưa - Em vẫn còn tiền - Tôi thật thà. Giữ cho cẩn thận, trộm cắp, cướp giật nhiều như rươi ấy ...” [7, tr.50 - 51].
Tạ Duy Anh đã nói lên cái mặt trái của xã hội ở chỗ người dân sống trong cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo khó, họ không tự mình làm ra hạt thóc bằng sức lao động mà họ đáng được hưởng. Kể cả họ tìm ra cho mình con đường thoát khỏi sự nghèo đói cũng không thể tự mình quyết định lấy vận mệnh, số kiếp.
Những sai lầm ấu trĩ, căn bệnh quan liêu của cán bộ cải cách đã được Nguyễn Khắc Trường, Lê Lựu, Võ Văn Trực phân tích thật sâu sắc, nhưng với tác phẩn của Tạ Duy Anh, nhà văn đã mang lại ấn tượng riêng, đó là nỗi đau của con người muốn chạy trốn quê hương mình. Ra đi vì lòng thù hận của hai dòng họ và khát vọng tình yêu của mình dẫn đến cha hận thù con.
Nhìn lại quá khứ, mối quan tâm lớn nhất của Tạ Duy Anh được thể
hiện đồng quy ở những kiếp người trôi nổi, bèo bọt, vật vờ. Sáng tác của ông luôn vọng lên những âm vang khắc khoải, cất lên từ những cảm giác bị lưu đầy, từ sự nhỏ bé của thân phận con người.
2.2. ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT
2.2.1. Điểm nhìn trần thuật bên ngoài
Một số ý kiến cho rằng điểm nhìn trần thuật là một mánh khóe hay là một thủ thuật trong việc trần thuật của tác giả đứng bên ngoài tác phẩm, để nhà văn tổ chức, sắp xếp và thể hiện tư tưởng, quan điểm của mình vào tác phẩm. Như vậy, điểm nhìn trần thuật bên ngoài là khả năng nhìn nhận lý giải con người của tác giả, hay được quy chiếu vào phương diện trần thuật trong cấu trúc truyện kể. Truyện kể bao giờ cũng kể từ một điểm nhìn nhất định và bởi một người kể chuyện nào đó. Pospelov khẳng định vai trò quan trọng của điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm tự sự: “Trong tác phẩm tự sự điều quan trọng là tương quan giữa các nhân vật và chủ đề trần thuật, hay nói cách khác điểm nhìn trần thuật bên ngoài, người trần thuật đối với những gì mà anh ta miêu tả...”. Thật ra, trong các tác phẩm văn học, chọn điểm nhìn nào để người kể chuyện kể lại chuyện, chính là do tổ chức “truyện” có dụng ý của nhà văn đứng bên ngoài tác phẩm. Đó chính là điểm nhìn trần thuật bên ngoài. Dù nhà văn kể với tư cách là người kể chuyện hàm ẩn hay trao quyền cho nhân vật xuất phát từ điểm nhìn, đều thể hiện (trực tiếp hay gián tiếp). Đó là quan điểm tư tưởng của chủ thể sáng tạo bên ngoài tác phẩm. Trong nghệ thuật kể chuyện, có những tác phẩm phối kết hợp nhiều điểm nhìn hoặc luân phiên trượt điểm nhìn từ ngôi kể chuyện thứ nhất, hoặc ngôi kể thứ ba bay cả hai cách trên.
Việc nhà văn sử dụng điểm nhìn như thế nào nó gắn với quan điểm và khả năng luận giải của con người trong từng thời kỳ văn học. Với Tạ Duy Anh, ông đã sử dụng điểm nhìn của mình trên nhiều bình diện và điểm nhìn
người trần thuật, mang đến nhiều thành công mới mẻ về nghệ thuật tự sự cho các tác phẩm của ông.
Cái nhìn hiện thực trong quan niệm sáng tác Tạ Duy Anh không phải là cái nhìn xuôi chiều, dễ dãi, lạc quan. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nhà văn luôn có xu hướng đi sâu vào những vấn đề gai góc. Ông khẳng định: Mỗi cá nhân đều có mỗi cái nhìn hiện thực được quy định trước hết bởi môi trường sống, khả năng nhận thức những ám ảnh về hạnh phúc và tương lai mà họ trải qua, chiều hướng tư tưởng mà họ theo đuổi ... nó thuộc về sự bí ẩn cá nhân, không thể lý giải bằng các quy định bịa đặt chủ quan như phần lớn các nhà nghiên cứu thô thiển vẫn làm. Tôi được chuẩn bị từ chính cuộc đời để khai thác hiện thực như những gì mọi người cho là gai góc. Có nhà phê bình khẳng định: Văn chương của anh bao giờ cũng đau đáu, riết nóng chuyện tà ác, liêm sĩ và vô lương. Tạ Duy Anh từ điểm nhìn trần thuật bên ngoài của người kể chuyện đã khai thác, dẫn lối cho bạn đọc hiểu về nhiều khía cạnh của cuộc sống và tuổi thơ của chính ông. Tuổi thơ của một thằng lang thang khốn cùng với mẹ rồi với bà ngoại, bà ngoại chết đi trở thành trẻ mồ côi đánh giày, làm đủ mọi việc để kiếm sống “Tôi ở với bà ngoại, nghe chính bà nói thế và tôi cũng tin như thế cho đến khi bà qua đời năm tôi mười hai tuổi.
Trước khi bỏ tôi lại một mình bà tôi làm trăm thứ nghề trong đó chủ yếu là nghề quét thóc vãi và lạy giời hóa ra đấy là nghề có thể sống khá giả trong hoàn cảnh mọi người đều xanh xao vàng vọt vì đói ... lang thang qua nhiều nơi mà bà không bao giờ nhắc đến... Ngày bà tôi mất bà trút hơi thở cuối cùng trong một ngôi nhà tồi tàn, sau khi chỉ kịp dặn tôi cứ bỏ mặc việc chôn cất bà cho thiên hạ- cũng là ngày tôi thành đứa trẻ mồ côi thanh lang, vô gia cư. Đầu tiên tôi theo bọn trẻ đánh giầy ...” [7, tr.27-28]. Với điểm nhìn bên ngoài của tác giả, người trần thuật kể chuyện xưng tôi như đang kể về cuộc đời mình như dẫn dắt người đọc đi theo chân nhân vật đến một miền quê đầy
đau đớn đói khổ và tội nghiệp.
Nhà văn Tạ Duy Anh thẳng thắn nói đến cái nhạy cảm, cái ngóc ngách mà người ta ngại chạm đến. “Mày có biến thời gian vừa rồi mày làm gì không
? Mày tưởng mày đưa thư giúp những kẻ thích trò mèo chuột ư. Chúng nó thiếu gì cách để hẹn đi đ... nhau, cần gì đến mày. Mày tiếp tay cho tội phạm đấy mà là tội buôn bán vận chuyển hê rô in con trai nhé. Nằm trong khung hình phạt có mức án tử hình đấy, bất kể là người lớn hay trẻ con ... “ [7, tr.33]. Cái thứ hàng nguy hiểm chết người, khi khai thác vào dễ mang tai vạ vào thân. Thế mà Tạ Duy Anh có ngán gì đâu, sẵn sàng xả thân vào bụi rậm, nơi mà người ta né tránh để tìm ra lối đi mới cho riêng mình.
Người trần thuật bên ngoài chính là tác giả khi tác giả xuất hiện trực tiếp, xưng danh và dùng những lời lẽ “bao biện” cho hành động ghi chép lại và kể lại của mình. Hoặc muốn thâu tóm toàn bộ tác phẩm để rút ra vài giả thiết về số phận nhân vật. Điểm nhìn trần thuật bên ngoài với sức mạnh ý chí chủ quan mà tác giả đã vạch trần, cái lòng tin mù quáng của kẻ khác để mưu cầu lợi ích riêng của mình. Dạng nhân vật này có vẻ đông hơn và nhiều biến tướng tinh vi hơn chính cuộc đời hiện thực này. Cả khi nó chỉ là đại diện là cá nhân nhưng có khi nó là cả một cộng đồng.
Con người với bản chất là ích kỷ, thờ ơ, thường ngoảnh mặt đi, “không dính” vào những vụ lôi thôi có thể gây phiền hà cho mình cũng như chính hắn, con người vụ lợi, ưa nói xấu nên sẵn sàng bôi nhọ, phết hồ vào những điều hắn biết vì sợ sệt vì quyền lợi, vì vô tình, vì ác ý ... vì tất cả những lý do có thể mường tượng được. Cho nên anh ta có thể anh là người khác, không ai nhận diện được ai cũng như chẳng ai nhận diện được mình.
Chúng tôi cho rằng với điểm nhìn trần thuật bên ngoài phê phán quan niệm duy lý qua các mẫu người như vừa nói trên, đó chính là nhà văn đã đi đến quan niệm đầy đủ hơn, hợp lý hơn về con người, bởi nó góp phần thức
tỉnh chân lý mà trước hết thức tỉnh trước quy luật muôn thuở của cuộc sống con người, đó cũng là quy luật tự nhiên.