CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TỰ SỰ VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG THIÊN THẦN SÁM HỐI VÀ GIÃ BIỆT BÓNG TỐI CỦA TẠ DUY ANH
2.1. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN
2.1.2. Hình tượng người kể chuyện - tác giả
Chưa cần lộ diện trực tiếp ngay từ đầu tác phẩm, tự sự có khi đã cho thấy tác giả - người kể chuyện, không có vai trò gì ảnh hưởng đến diễn tiến câu chuyện mà chỉ ghi chép và kể lại. Đây chính là cách vào đề khách quan của tiểu thuyết.
Tác giả chỉ xuất hiện trực tiếp - chỉ xưng danh khi dùng những lý lẽ
“bao biện” cho hành động ghi chép lại của mình, cũng như muốn thâu tóm lại toàn bộ tác phẩm để rút ra vài giả thiết về số phận nhân vật. Vẫn ở phần một, dáng dấp tác giả có trong lời dắt dẫn: “Có thể ai đó khổ tai mà mắng rằng:
“Thật phí giấy chép chuyện một kẻ vô danh tiểu tốt. Thiên hạ đã hết anh hùng rồi ư? Nếu được thế, tác giả được coi là may mắn lắm. Bởi nghệ sĩ, như một nhà thơ nói tự do như gió mà cũng vô dụng như gió” [7, tr.5]. Hình tượng người kể chuyển là tác giả xưng “tôi” với tư cách là người dẫn truyện “Thời trẻ cha tôi có tham gia một việc gì đó trong chính quyền. Tôi không biết chính xác là việc gì nhưng theo suy đoán của tôi thì có lẽ ông là đội trưởng của một thôn và cũng chỉ trong một thời gian ngắn. Khi tôi lớn lên thì cha tôi đã là một nghệ nhân nuôi ong, lấy mật ong và không bao giờ, cho đến tận khi chết, cha tôi mới cho tôi biết những việc ông làm cho đến khi làm nghề nuôi ong.
Sau khi cha tôi qua đời trong số mấy tờ giấy để lại cho tôi mà quan trọng nhất là bản di chúc trao quyền thừa kế tài sản, có cả cuốn sổ ghi chép đã cũ nát... còn có tờ giấy hoen ố còn sót lại một bản tự kiểm điểm của cha tôi do không sao ngăn được những vụ cháy nhà mà thủ phạm là một kẻ biết tàng hình. Có lẽ cha tôi sau đó xin nghỉ.” [7, tr. 5-7- 8].
Hình tượng người kể chuyện là tác giả với tư cách là người dẫn truyện đứng bên ngoài khách quan để cho nhân vật tôi kể lại sự việc của cha mình, người trong cuộc bộc lộ hết quan điểm cũng như đứng ở góc nhìn khác, điểm nhìn cụ thể để phản ánh lại một cái xã hội thời bao cấp mà một anh đội trưởng phải chịu trách nhiệm hết toàn bộ những sự việc tưởng chừng như có lý mà phi lí vô cùng, tưởng chừng như phi lí mà lại có lí ở một xã hội nông thôn lạc hậu. Với bộ máy độc đoán, chuyên quyền đối với người dân, đối với nhiệm vụ chính trị nhỏ nhất trong xã hội của cán bộ quản lý cũng được tác giả khắc họa chân thật đến lạnh lùng. Đó là cái nhìn thẳng thắn mà Tạ Duy Anh muốn dắt
dẫn đến cho bạn đọc những câu chuyện cực kỳ hấp dẫn và lôi cuốn trong tác phẩm của ông.
Hình tượng người kể chuyện còn diễn ra với vai tường thuật lên trên một bản tin thời sự: “Người làng Thổ Ô đang vô cùng hoảng loạn khi phải chứng kiến những sự kiện lạ lùng xảy ra liên tiếp trong vòng có vài tuần lễ.
Đầu tiên là việc ông Tung đang buổi trưa nắng chang bỗng lên cơn thèm rượu bèn sang làng bên mua thì giữa đường bộ sét đánh chết cháy thành than trong tay vẫn cầm chiếc chai không. Đúng một tuần lễ sau, khi những lời bàn tán kèm nỗi hoang mang chưa kịp lắng xuống thì anh San chuyên làm nghề chôm chỉa chỉ kịp lăn từ bụng vợ xuống là tắt thở, cơ thể tím tái, mặt méo xẹo.
Rồi tiếp đến vụ ông Thìn. Ông này chỉ vướng vào bó rau muống ai đó đánh rơi, chưa kịp nhặt, cũng ngã sấp xuống mặt đường, trán đập vào hòn gạch sùi, thủng một lỗ bằng hạt mít đủ để phòi óc ra và chưa kịp đưa vào nhà đã tắt thở ...” [7, tr.15]. Mọi sự kỳ lạ diễn ra liên tiếp dân làng Thổ Ô thi nhau mời thầy cúng để trấn yếm. Bất chấp cho chính quyền cấm đoán về việc mê tín dị đoan. “Làng Thổ Ô thi nhau mời thầy cúng về trấn trạch, yểm bùa, làm lễ dâng sao giải hạn bất chấp lời khuyên và cả lệnh cấm của chính quyền.
Tuy những cứ liệu khoa học đưa ra khá hùng hồn bác bỏ mọi giả thuyết mang màu sắc mê tín dị đoan nhưng đa số vẫn tin rằng long mạch của làng bị động chạm hoặc có kẻ ác nào đó dùng phép thuật yểm vào chỗ hiểm. Chả hiểu có phải nhờ thành tâm khấn nguyện mà tai họa cũng tạm lắng xuống, nhưng tình hình lại xấu đi ở một hướng khác” [7, tr.18]. Với tài kể chuyện như là một phóng viên đang tường thuật lại từng vụ việc, Tạ Duy Anh góp nhặt lại từ những mảnh vỡ của cuộc sống sôi động, phức tạp làm người đọc phải căng tròn theo dõi, chờ đợi sự việc tiếp sẽ ra sao, như thế nào và cứ cuốn hút như vậy. Đó chính là tài kể chuyện của tác giả Tạ Duy Anh.
Khi tác giả hóa thân vào nhân vật đứng ra làm người kể chuyện “tôi” ở
tiểu thuyết, nhân vật bào thai trong bụng mẹ ở Thiên thần sám hối thực chất là mặt nạ tác giả. Hình thức này làm tác phẩm được trình bày linh hoạt và nhân vật thoải mái đưa ra chủ kiến của mình.
Giọng điệu “mặt nạ của tác giả” trong Thiên thần sám hối đã chứng tỏ được cá tính nhà văn ở những lập luận ghê gớm và tai quái với lời giáo đầu vào câu chuyện của mình: “Đừng ai nghi ngờ chuyện này như kiểu những độc giả thiếu trí tưởng tượng. Bởi xét cho cùng các bị không phải là tôi nên làm sao biết rằng tôi không hề và không thể bịa tạc. Từ đây trở đi tôi sẽ không mất thêm một giây nào nữa vào chuyện thanh minh”. Cứ thế, với một giọng điệu tự tin và hoàn toàn chủ động, nhân vật bào thai say sưa kể về những gì nó nghe được và nhìn thấy từ cuộc sống bên ngoài, một thế giới thu nhỏ trong cái bệnh viện bình thường.
Hình tượng người kể chuyện là tác giả. Dẫu là người đứng ngoài tác phẩm, không trực tiếp kể chuyện, không ảnh hưởng đến diễn tiến của câu chuyện hay là người hóa thân vào nhân vật xưng tôi hoặc là “mặt nạ tác giả”
đều là do ý đồ nghệ thuật của nhà văn.