CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU VÀ KẾT CẤU TRONG THIÊN THẦN SÁM HỐI VÀ GIÃ BIỆT BÓNG TỐI CỦA TẠ DUY
3.3.3. Kết cấu tiểu thuyết lồng tiểu thuyết
Các nhà văn đương đại Việt Nam trong sự đổi mới ưa thích kiểu kết cấu tiểu thuyết lồng tiểu thuyết vì đó là kỹ thuật làm nên tính phân mảnh về cốt truyện, đa thanh về giọng điệu, đa diện về điểm nhìn trần thuật, đa phương, đa tầng về cấu trúc không gian và thời gian, bức tranh hiện thực trong tác phẩm được khái quát “phì đại”.
Giã biệt bóng tối được tổ chức theo chu trình thời gian nghịch đảo tác phẩm gồm ba phần, mỗi phần lại gồm những phần nhỏ (tác giả không chia thành chương).
Phần một: “Đầu năm hai ngàn” gồm các phần nhỏ:
- Tường thuật trên một bản tin thời sự.
- Dư luận của dân làng Thổ Ô xung quanh những cái chết kỳ lạ.
- Tiếp lời của người tường thuật.
- Nhân vật xưng tôi : Thằng bé - Lời người dẫn chuyện.
- Lời người dẫn chuyện (lặp lại).
- Nhân vật xưng tao: Kẻ ẩn trong bóng tối.
Phần hai: “Cuối năm một ngàn chín trăm chín mươi” gồm các phần nhỏ:
- Những kẻ xấu số.
- Lời người dẫn chuyện nhưng bị chen ngang.
Phần ba: “Chuyện giữa hai thế kỷ “gồm các phần nhỏ:
- Nhân vật phụ thứ nhất: Gã đào mỏ, xưng tớ cho thân tình và dễ phân biệt.
- Giữa năm hai ngàn, ngày đầu tháng. Nhân vật phụ thứ nhất chuyển sang xưng tôi mà không giải thích lí do.
- Nhân vật phụ thứ hai: Nhà thiết kế
- Lời tác giả chen ngang và bị chen ngang.
- Một buổi chiều tại trại phục hồi nhân phẩm - Lời người kể chuyện.
- Trích từ chuyện của một ca ve.
- Loạn khẩu.
- Lời kết hay là sự trở lại bất đắc dĩ của người dẫn chuyện.
Nhìn vào cách “giật tít” ở trên, nếu không cẩn thận, chúng ta dễ nhầm tưởng, kết cấu tiểu thuyết Giã biệt bóng tối chẳng có gì mới so với kết cấu tiểu thuyết Lão Khổ. Trước hết trong Giã Biệt bóng tối, kết cấu mỗi phần có sự khác biệt, hoặc chỉ là những dòng tin, những dòng bình luận trên phương tiện thông tin đại chúng hay của người dẫn chuyện về sự kiện xảy ra ở làng Thổ Ô, hoặc những câu chuyện tự kể của các nhân vật được kết cấu hoàn chỉnh như một tác phẩm tự sự ngắn. Các “tít” trên nhấn vào thời gian và người kể chuyện chứ không hé lộ nội dung chuyện sẽ kể nhưng trong Lão Khổ. :Ma trận” của cấu trúc ấy theo lời kể, tuyến kể ấy, khiến Giã biệt bóng tối như một “khối vuông ru - bích” đòi hỏi tác giả và độc giả phải đủ trí thông minh trong trò chơi đồng sáng tạo nghệ thuật. Mặt khác, điểm khác biệt lớn ở hai tiểu thuyết này là điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật, ngôi trần thuật và người kể chuyện.
Kết cấu tiểu thuyết trong tiểu thuyết ở Thiên thần sám hối đã tạo ra kiểu cốt truyện phân mảnh với nhiều người kể chuyện liên tục dịch chuyển, hoán đổi ngôi kể và điểm nhìn trần thuật. Chúng tôi tạm đánh số thứ tự một cách ngẫu nhiên về các câu chuyện như sau : 1/ Một cô gái bị “Thằng chó họ Sở nó lừa em. Nó có vợ ở quê mà em thì cả tin. Khi bụng em ễnh ra nó khuyên em đi nạo”. Khi bị tình nhân bỏ rơi, cô vào bệnh viện trút con ra như một nghiệp chướng. 2/ Một bà chửa hoang, sau khi đẻ xong “hằn học nhìn chiếc bọc lùng nhùng, nói rin rít - Thằng chó, con mày đấy, cái ách của mày đấy, đến mà nhận về. Bà hết việc với mày rồi. Bà xóa nợ cho mày bởi món nợ này mày trả cả đời cũng không hết”. 3/ Một thanh niên bị đâm nhưng “có trời
mới biết vì lão bố vung vãi con ở khắp nơi, giọng rặt mùi máu. Trước sau bọn chúng cũng giết bố”. 4/ Một phụ nữ tin rằng “con của anh ta đều bị bốp cổ trước khi ra đời.” bởi hồn ma của một kẻ cave bị chồng cô giết khi chồng cô còn là anh bốc vác thuê, đâm chém để kiếm tiền. 5/Một gã con trai đầu đinh đi bốt cao, giắt quanh mình những vật bằng kim khí sáng loáng ... Kinh tởm nhổ nước bọt, gồng lên: đang chết dở vì trẻ con đây. Chúng nó chỉ chờ mình sơ suất một tẹo là chui ra rông rổng rồi ngoác miệng đòi cuộc sống, tương lai. 6/ Một cô gái “kiếm một liều thuốc tẩy gia truyền của một người dân tộc Mường trên Hòa Bình. Cái thai sao ra đã rõ hình một đứa con trai. Nó không chờ đâu lâu bằng dùng tay kéo. Chả biết thế nào mà cái thai đứt đôi ... Một nửa chiếc tay rơi tòm xuống hố phân và bị một con chó chực sẵn tha đi”.
Điểm đặc sắc của tiểu thuyết này là kiểu cốt truyện phân mảnh, gồm nhiều vòng tròn đồng tâm theo chiều xoáy trôn ốc. Tâm điểm chính là việc chối bỏ sự ra đời hay quyền làm người của những đứa trẻ. Xoay quanh tâm điểm ấy là rất nhiều câu chuyện đời do các nhân vật tự kể lại. Từ điểm nhìn bên trong của bào thai trong vai trò người kể chuyện: “Ái chà xem ra cái cuộc đời ngoài kia cũng bất trắc và nguy hiểm lắm nhỉ”. Chỉ biết bao tai vạ khó lường mình con chưa cắt nghĩa được bằng từ ngữ thì hàng loạt các câu chuyện đời đầy cay đắng, chua chát do các nhân vật đóng vai trò người kể chuyện xưng “tôi” tự kể về bi kịch của mình. Lúc này bào thai chuyển giao ngôi kể thứ nhát - xưng “tôi” cho các nhân vật khác và xuất hiện ở ngôi thứ ba, trong vai trò dẫn chuyện, các câu chuyện cứ thế chuồi ra mà không tuân theo bất cứ một trật tự nào, các sự kiện đang diễn ra ở bệnh viện vì thế mà trở nên phức tạp, lộn xộn hơn. Bạn đọc có thể thay đổi trật tự đọc tùy ý đối với các mảnh truyện mà vẫn không làm xô lệch lôgíc tác phẩm.
Điểm nhìn nghệ thuật là vị trí, chỗ đứng để xem xét, miêu tả, bình giá sự vật, hiện tượng trong tác phẩm. Cũng có hàm ý khác, điểm nhìn nghệ thuật
bao hàm quan điểm, tư tưởng, lập trường chính trị, xã hội của người kể. Nếu điểm nhìn của tiểu thuyết Lão Khổ là điểm nhìn bên ngoài, chủ yếu là điểm nhìn của Lão Khổ mang sắc thái thù hận, lập trường tư tưởng không đội trời chung với kẻ thù, cho nên tác phẩm này dường như là sự miêu tả lại xã hội làng Đồng, ít lời bình luận phân tích ... Trong khi đó, điểm nhìn của Giã biệt bóng tối là điểm nhìn bên trong với nhiều chủ thể kể chuyện là các nhân vật.
Tác giả sử dụng biện pháp nhiều chủ thể kể chuyện nhằm gia tăng chiều cự li trần thuật, nhiều điểu nhìn trần thuật, qua đó câu chuyện kể trở nên sinh động hơn, nhịp kể do đó mà thay đổi linh hoạt cách kể chuyện đơn tuyến, theo đường thẳng đã bị phá vỡ, thay vào đó là cách kể đa tuyến, mạch truyện được kể đứt quãng liên tục từ tuyến nhân vật này chuyển sang tuyến nhân vật khác, từ chương đoạn này chuyển sang chương đoạn khác. Sự di chuyển đối tượng kể, tác trong tiểu thuyết là cách tác giả “giấu mặt”, tránh can thiệp vào các sự kiện được miêu tả. Tác giả có mặt ở khắp nơi nhưng lại không ở ổn định bất cứ một nơi nào, con người và cuộc sống xã hội dưới cái nhìn của nhà văn không hề đơn nhất, lí tưởng, hiện tượng, sự kiện diễn ra ở làng Thổ Ô được nhìn bằng nhiều nhãn quan khác nhau, được soi chiếu từ nhiều góc độ, nhiều tiêu điểm.
Đi tìm nhân vật cũng là tiểu thuyết có nhân vật là nhà văn. Trước hết, chúng tôi muốn tìm lấy hệ thống nhân vật làm nhà văn - tác giả “ảo” của những trang nhật kí chiến trường. Trong thời gian qua, nhật kí chiến trường của Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc, Chu Cẩm Phong ... được ấn bản và bạn đọc đón nhận như là những tác phẩm văn học đích thực nên không có gì ngạc nhiên, nếu chúng tôi xem những trang nhật kí của anh lính trẻ - Quyết trong Đi tìm nhân vật là một tác phẩm văn học. Song điều lạ lẫm ở chỗ tác giả của những trang nhật kí không phải là một người lính “chân trần mắt thịt”
ngoài trời mà là một tác giả hư cấu / ảo, tác phẩm - những trang nhật ký này,
không được ấn hành thành quyển sách độc lập mà được lồng ghép trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật. Hơn nữa, chúng ta tiếp cận những trang nhật ký và hiện thực chiến tranh ở đây qua nhân vật kể chuyện xưng “tôi” - Chu Quý và qua sự kể của tiến sĩ N. Sự thể quẩn quanh này là từ chỗ Chu Quy có quen biết tiến sĩ N trên hành trình đi tìm hung thủ gây ra cái chết của thằng bé đánh giày, nhận được tin tiến sĩ N giết vợ và tự sát, anh quay ra tìm động cơ nào thúc đẩy tiến sĩ N hành động như vậy, tại đây, Chu Quý phát hiện ra những trang nhật kí của Quyết được tiến sĩ N giữ lại sau khi anh tự tử. Như vậy, một hệ thống nhà văn ảo xoay quanh tác phẩm - những trang nhật kí đã đưa lại nhiều điểm nhìn khác nhau về chiến tranh.
Có thể nói, kết cấu tiểu thuyết Đi tìm nhân vật rất lạ lẫm và phức hợp vì có nhiều tiểu thuyết trong một tiểu thuyết, nhiều nhà văn trong một nhà văn, nhiều nhân vật trong một nhân vật. Tác phẩm vì thế mà trở nên đa thanh về giọng điệu, đa bội về điểm nhìn trần thuật !.
Trong mặt bằng chung của tiểu thuyết đương đại Việt Nam, tiểu thuyết lồng trong tiểu thuyết được Tạ Duy Anh quan niệm như một trò chơi, đề cao dân chủ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, phá bỏ lối kết cấu đơn tuyến đơn điệu làm nên kết cấu đa âm trong tiểu thuyết. Lối kết cấu cũng mang lại hiệu quả nhất định trong việc chuyển tải thông tin khi mô hình “tiểu thuyết ngắn”
đang thịnh hành hiện nay.
* * *
Trong hành trình chuyển động đổi mới văn học, văn xuôi đương đại Việt Nam nổi lên nhu cầu đổi mới chất liệu ngôn ngữ. Các nhà văn đương đại nói chung và Tạ Duy Anh nói riêng sử dụng nghệ thuật giễu nhại từ vựng, giễu nhại cấu trúc câu và giễu nhại phong cách chức năng ngôn ngữ với ý thức từ chối lớp từ ngữ “Diễm lệ, thú lãng mạn” thay vào đó là lớp từ ngữ
“thô nhóm xù xì”, bình dân vận dụng trong tiểu thuyết. Với tinh thần trên đã phá vỡ tan rã cấu trúc ngữ pháp để giải thiêng tất cả những gì chuẩn mực, lý tưởng “lệch tâm” “phi cấu trúc”, Tạ Duy Anh còn tạo ra một phong cách ngôn ngữ riêng cho mình để lột tả cái nhìn và bày tỏ quan điểm của nhà văn. Tạ Duy Anh còn sử dụng giọng điệu trong sáng tác: Giọng gần gũi, đường thường và giọng thanh bạch, suồng sã, giọng chiêm nghiệm triết lí: Với giọng điệu của nhà văn đã phản ánh trung thành với những diễn tiến mang tính chất dự báo của hiện thực xã hội. Bên cạnh tác giả còn sử dụng hình thức kết cấu văn bản tiểu thuyết: Kết cấu đồng hiện, kết cấu liên văn bẳn và kết cấu tiểu thuyết lồng tiểu thuyết: Với các kiểu kết cấu trên tác giả làm giảm bớt những quy chiếu không gian lịch sử bằng cách gợi nhớ lại những biến cố và hành trình trong mối quan hệ nhân quả giữa chúng, và kết cấu trên sử dụng nhiều dạng thức của văn bản khác nhau vào văn bản văn học. Liên kết trên như một trò chơi đề cao dân chủ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, phá bỏ kết cấu đơn tuyến, đơn điệu làm nên kết cấu đa âm trong tiểu thuyết - lối kết cấu cũng mang lại hiệu quả nhất định trong việc chuyển tải thông tin khi mô hình “Tiểu thuyết ngắn” đang thịnh hành hiện nay.