Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong thiên thần sám hối và giã biệt bóng tối của tạ duy anh (Trang 75 - 78)

CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU VÀ KẾT CẤU TRONG THIÊN THẦN SÁM HỐI VÀ GIÃ BIỆT BÓNG TỐI CỦA TẠ DUY

3.2.3. Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý

Giống với Nam Cao, Tạ Duy Anh giữ cho mình một sự lãnh đạm của một người trí thức trong lối mô tả hiện thực, nhất là về những cái xấu cái ác.

Tuy nhiên, nếu nhân vật trí thức của Nam Cao là đại diện cho tầng lớp mình một cách xa xót, nhiều khi bất lực trước những nghiệt ngã đời thường, nhưng vẫn giữ lương tri, thì nhân vật ở tiểu thuyết Tạ Duy Anh chỉ mượn danh trí thức “tôi” để hành động theo bản tính và bản năng cá nhân của mình. Thường nhan vật trong vai một kẻ trí thức “trắng trẻo”, “thư sinh” bước chân đến phố G, để nếm trải cảm giác - thường gặp, ở họ - ý thức rõ - mình - là trí thức, nhưng lại có cảm giác xa lạ (với cộng đồng với chính mình) và cô đơn.

Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý thường ở nhân vật trí thức trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh không nhiều nhưng lại mang đặc điểm lạnh lùng, xa lạ và trống rống trước hiện sinh đời người.

Trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật, dọc theo hành trình đi tìm nguyên nhân cái chết của thằng bé đánh giày, nhân vật “tôi” chua chát đi đến kết luận:

“ Đa cảm là một biểu hiện quá xa xỉ của tình cảm trong thời buổi hiện nay.Những điều anh ta chứng kiến và ghi lại - buồn thay - nó cho thấy sự trống rổng và vô luân, bản năng ích kỷ là nét phổ biến của con người trong xã hội hiện đại. Người ta phản ứng như thế nào trước cái chết của đồng loại?

Giọng điệu trần thuật của nhân vật “tôi” trong suốt hành trình “Đi tìm nhân vật” là giọng mượn trí thức. Biểu hiện rõ rệt nhất của sự mượn giọng này là những triết lý kiểu trí thức, ra vẻ trí thức. Với Tạ Duy Anh, giọng triết lý cũng chỉ nhẹ nhàng, thiên về những cảm nhận cay đắng về thế sự (hơn là khuyên bảo người đời). Triết lý do vậy mà quen thuộc, không xa lạ, nhưng bao giờ cũng pha chất giễu nhại, mỉa mai: “Ai đó chết chứ không phải ta, thằng bé đánh giày nào đó bị đâm chết chứ không phải con trai ta, cháu ta”,

“Đứa nào chết mặc mẹ chúng nó không thích thì chết liên quan gì đến tôi”.

Có thể người ta sẽ trách tác giả đã đưa ra cái nhìn bi quan hoặc tàn nhẫn với con người. Nhưng không dám đối mặt với cái ác, không đánh trống rung chuông thì độc giả làm sao ý thức được nhưng đau xót và phi lý quanh mình. Nguyễn Minh Châu khái quát “cuộc sống trên trái đất này thời nào ở đâu cũng đầy rẫy oan khiên, oan khuất. Cái ác bao giờ cũng mạnh mẽ lẫm liệt đầy mưu ma chước quỷ, còn cái thiện thì ngu ngơ và ngây thơ, lại thường cả tin”. Hồ Anh Thái rung chuông cảnh báo ngày tận thế của cõi người.

Nguyễn Khắc Trường khiến người đọc giật mình ghê sợ trước mảnh đất người - ma lẫn lộn. Tạ Duy Anh không nghĩ đến sự nghiệt ngã của cõi người ngày tận thế, không nghĩ đến những hiện tồn trong Mảnh đất lắm người nhiều ma mà với Tạ Duy Anh, trong “tiếng chuông gõ vào cõi ác để lay thức cõi thiện”, nhà văn hướng đến thế hệ tương lai vì ông còn đầy niềm tin tưởng.

Ông quan niệm “Khi con người dám nhìn thẳng vào cái xấu xa, bỉ ổi mà mình không thể vô can, không một ai được miễn trừ mà không bị phán xét. Chính là vì họ còn đầy ước vọng, đầy niềm tin vào điều tốt đẹp” [2, tr.184]. Với chất

giọng triết lý và chiêm nghiệm, Tạ Duy Anh đã chỉ ra cái xấu, gõ vào cái xấu, để thức tỉnh cái thiện mà người cầm bút phải có trách nhiệm. Nói như Nguyễn Minh Châu “nhà văn rất cần thiết phải có mặt ở trên đời để làm công việc cảnh tỉnh nhân loại và báo trước tai vạ”.

Trong xã hội hiện đại, Tạ Duy Anh đã không ngần ngại phơi bày cái xấu xa của con người. TrongNếu một mặt, ám ảnh trong tác phẩm của ông là những đeo đẳng mặc cảm về quá khứ, thì mặt khác, tác giả Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối cũng ráo riết bày tỏ nỗi bất an trước cái ác, sự băng hoại của nhân tính con người ở thời điểm hiện đại. Ham muốn bản năng, lối sống thực dụng, đồng tiền làm vấy bẩn nhân tính . Con người bị tha hóa và trở thành con thú lớn nhất. Loạn luân, giết người, lừa đảo, tình già, tình trẻ... đều mang bộ mặt con người. Có người bố cho con uống thuốc sâu, đặt tên con là Trần Văn Khốn Nạn. Có một gái điếm bị “thằng chó nó lừa” đã trả thù “Trao dắt con gái tao, tức con gái hắn đến cho hắn”, “thằng dê cụ ấy vồ lấy, xơi ngay mà hắn không biết hắn đang loạn luân”. Có một bà mẹ sung sướng khi được bồi dưỡng bốn triệu đồng mà chỉ “phải ký xác nhận đồng ý cho người ta ngâm cồn những đứa con chưa thành người của mình”. Người ta khuyên nhau “Trẻ con à ? Nếu nó bị dị dạng ? Chuyện ấy quá đơn giản : “Tống cổ nó ra rồi làm đứa khác. Nó có khác gì trứng vịt lộn đâu. Nếu cần anh sẽ chén luôn, thế thì chẳng bỏ đi đâu tí nào. Của sê - da lại trả cho sê - da” [2, tr.41].

Trong Thiên thần sám hối, với giọng chiêm nghiệm, châm biếm, nhà văn đã trực tiếp bằng tác phẩm đả kích thái độ dâm dục, độc ác của một bộ phận xã hội tha hóa, biến chất về đạo đức.

Một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nét đặc trưng riêng cho mỗi loại hình lời văn nghệ thuật là giọng và giọng điệu. Không những thế, giọng và giọng điệu còn khu biệt đặc trung phong cách của mỗi nhà văn, mỗi khuynh hướng sáng tác. Giọng và giọng điệu được làm nên từ ngôn ngữ, ngôi

kể, âm thanh, nhịp điệu ... Nếu ngôi kể chuyện trong Lão Khổ là ngôi thứ ba thì ngôi kể trong Giã biệt bóng tối đa dạng và đa trị hơn. Giọng điệu trong Giã biệt bóng tối rất đa thanh, được thiết kế trên cơ sở những giọng điệu riêng, khu biệt của mỗi người kể chuyện. Khi là giọng trung tính của người dẫn chuyện hay của người tường thuật bản tin; khi là giọng điệu chua xót của Thằng Thượng; khi là giọng giễu nhại, hài hước của gã vua chuột; khi là giọng điệu mỉa mai, châm biếm của ông chủ quán nhậu, ả ca ve ; khi là giọng điệu lạnh lùng của nhà thiết kế hay gã Bình ...

Viết về tính ác của con người, Tạ Duy Anh không nhằm tuyên bố hay rao giảng những bài học đạo đức này nọ. Văn của Tạ Duy Anh là văn chất vấn, gây hấn, nhưng chủ ý của nhà văn không gì khác là “đánh thức ái thiện trong mỗi con người”. Mỗi tác phẩm là sự nhắc nhở lương tâm, là sự tự phán xét mỗi khi con người không còn đủ nghị lực để đối diện với mình. Phải phơi bày cái ác đồng thời cảnh tỉnh con người đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt tình thương, bị tha hóa và bị nghiền nát. Điều này cần có một thái độ tỉnh táo, lạnh lùng và quyết liệt. Phải xát muối vào lòng bạn đọc (trong khi tâm lý phổ biến của con người là thích được vuốt ve, ca tụng). Dưới ngòi bút của Tạ Duy Anh, các nhân vật đều bị đặt trong sự vật lộn giằng xé, đấu tranh quyết liệt với cái ác, cái xấu, cái thấp hèn... Nhà văn đã giao cho nhân vật cái quyền tự lên án và bộc lộ, tự giải thoát vừa là bị cáo vừa là quan tòa xử tội trước tòa án hương tâm. Đây là cách can dự tích cực của nhà văn có lương tâm vào cuộc sống đương đại.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong thiên thần sám hối và giã biệt bóng tối của tạ duy anh (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)