Giễu nhại phong cách chức năng ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong thiên thần sám hối và giã biệt bóng tối của tạ duy anh (Trang 65 - 69)

CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU VÀ KẾT CẤU TRONG THIÊN THẦN SÁM HỐI VÀ GIÃ BIỆT BÓNG TỐI CỦA TẠ DUY

3.1.3. Giễu nhại phong cách chức năng ngôn ngữ

Trong cái “kho ngôn ngữ” toàn dân “rất giàu và rất đẹp”, nhà văn phải tạo cho mình một hệ thống, một phong cách ngôn ngữ riêng. Lớp ngôn ngữ ấy, phải đảm bảo sự tập trung lột tả được cái nhìn, bày tỏ được quan điểm của nhà văn về đối tượng được nói đến trong tác phẩm, phải làm nên giọng điệu riêng trong nghệ thuật tự sự.

Xóa bỏ khoảng cách sử thi, tiểu thuyết của nhà văn họ Tạ đã tự dung nạp vào nó nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau “diễn đạt chân thật cái đời sống phồn tạp, đa chiều - nơi con người là những cá nhân riêng biệt với tất cả những “đa đoan” , “đa sự” của kiếp người. Lớp ngôn ngữ sinh hoạt - thế sự, nhất là ngôn ngữ dung tục được nhà văn sử dụng như “món nộm suồng sả” để

“nói thẳng nói thật” những mặt trái của xã hội và con người. Lớp từ ngữ

“lóng” của bộ phận “đàn anh đàn chị” được dùng rất nhiều trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối, phần lớn là người hạ đẳng, của ả ca ve và bọn người bất hảo. Những từ trong bảng liệt kê sau được Tạ Duy Anh sử dụng với tần suất cao trong tác phẩm:

Đan rỗ, khét lẹt, thiệt kép, chộp đúng con “ba ba” của mụ ta, “lỡi”

quá còn gì, càng nói càng tức dái, cơm không muốn ăn lại định ăn cứt chắc!

Ông cho mày “nát bét” bây giờ, vừa đặt đít xuống, ngứa hết của “buồi”, cho em tờ “cụ xanh”, hàng bãi mà đòi cao thế, “ba que”, ưng thì “bập” luôn, em còn “nuột”, lắm, biến, nhét cức vào mồm nó cho tôi, tiền ông để trong

“bướm” vợ ấy, nỡm, biết cái gì ? Biết rằng (ý a) của cô có mười tám cái lông, cái rụng cho chồng còn cái xoăn tít thì cho anh... tình tình tình chát ý a, mẹ khỉ, có thể hình dung họ như sau: hụng to, đầu bé, chim rụt, miệng hôi ...

Sự xâm thực mạnh mẽ của chính lớp ngôn từ ấy đã làm nên giọng điệu chao chát, chợ búa trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối.

Đón Tư Vọc trở về trong niềm hạnh phúc bất tận vì sắp được trả thù lão Khổ, ông Năm mở tiệc chiêu đãi. Không khí bữa tiệc tại ngôi nhà thờ tổ hiện ra thật ô hợp. Tất cả những gì thiêng liêng, tất cả những gì tục tĩu đã lộn nhào vào nhau dưới lớp ngôn ngữ dung tục ấy.

“Ngày hôm nay một dòng họ tái sinh. Ngày hôm nay một thế lực ghê gớm trở lại thời của nó. Ngày hôm nay ... là ngày luật quả báo ứng nghiệm...

Hình như có ai đó đang gào lên như điên... tái sinh hay tái dê ... nghe cứ lớ lớ

như nhau. “Mâm kia còn thiếu món thịt luộc ...”,“Cha tông ngôn bố thằng trời đánh, mày để dái vào mặt các cụ đấy à ? . Nước xuýt đâu, mâm kia thiếu nước xúyt”, “Thằng nào đánh tiết canh thế, khác đéo gì của vợ mày”. Trong chớp mắt chỉ thấy đen đặc đầu. Tiếng ồn ào im bặt, thay vào đó là tiếng ngốn ngấu, rào rào, thun thút, sụp soạp ...” [1, tr.67- 77].

Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh thường là một thể hỗn hợp, thu hút được hầu hết các phong cách ngôn ngữ. Biên bản của tổ an ninh trật tự :

“Biên bản về vụ hủ hóa bị bắt quả tang “ [7, tr.94], “Biên bản về việc ngôi miếu hoang của làng bị tụt xuống đất và biến mất” [7, tr.305] là hình phạt nhại phong cách ngôn ngữ hành chính; mẫu tin về việc thằng bé đánh giày bị đâm chết “Quãng 10 - 12 tuổi, bị một gã đàn ông đâm chết ngay tại chỗ.

Hung thủ được tạm mô tả như là kẻ mắc chứng thần kinh, ăn mặc khá sang trọng. Việc truy bắt đang được tiến hành ráo riết” [3, tr.10] là hình thức nhại phong cách ngôn ngữ báo chí; những đoạn xưng danh: “Tạo có cần phải xưng danh nữa không nhỉ ? Kịch kiệc phải có lớp lang, có mở màn, có thay cảnh màm phụ, nghỉ giải lao, diễn tiếp rồi mới hạ màn ... hậu cảnh đâu, nhắc vở đâu” [7, tr.171 -172] hoặc qua trò diễn đồng ca theo bè từ trang 247 đến trang 250 trong Giã biệt bóng tối là hình thức nhại phong cách sân khấu chèo dân gian; những bức thư, những trang nhật kí là hình thức nhại phong cách ngôn ngữ sinh hoạt giao tiếp thường ngày. Sự pha trộn nhiều kênh ngôn ngữ, nhiều phong cách ngôn ngữ sẽ gia tăng điểm nhìn trần thuật, tạo nên nhiều giọng điệu trần thuật trong tác phẩm.

Tác giả Tạ Duy Anh sử dụng phong cách chức năng ngôn ngữ để tạo ra nhiều điểm nhìn và nhiều giọng điệu trần thuật, nhất là giọng điệu giễu nhại thể hiện rõ nhất qua tiểu thuyết Giã biệt bóng tối. Nhại lại cấu trúc của một vở kịch, bắt đầu bằng lời miễu, giới thiệu hoàn cảnh - sân khấu cho các nhân vật diễn viên bắt đầu đối thoại, độc thoại, tương tác với nhau. Các màn, các cảnh

trước khi xuất hiện nhân vật đều có lời giới thiệu của người dẫn trò. Tính kịch được đẩy lên cao bằng những câu ngắn, gọn, nhanh. Và điều đặc biệt, trong Gĩa biệt bóng tối, có màn kịch rất “đúng nghĩa” mà gã vua chuột đầu đàn cũng các “diễn viên quần chúng không chuyên” - đàn chuột lố lổn nhổn, diễn đầy khập khiểng, chọc phá, ngang ngược, khiêu khích:

“Tôi ra đây có phải xưng danh không nhỉ ? Tiếng đế : trò hề à ?

...

Kính thưa các ngài

Ngài nghiệc rách việc, cứ mày tao chỉ tờ cho thân tình.

Kính thưa các dị chí.

Kính thưa các bạn.

Thưa các đồng lõa.

Thưa các chú em từ bé đến lớn.

Thưa các cụ cố.

Thưa bà con cô dì chú bác

Nào, nổi trống lên anh em ơi, diễn tiếp, không thì đời buồn chết đi được. Hậu cảnh, nhắc vở, phụ trách phông màn, ánh sáng ai vào chỗ của người ấy, cấm có được sơ suất.

Bè thứ nhất ...

Bè thứ hai ...

Bè thứ ba ...

Bè thứ tư ...

Bè thứ năm ...

Nào anh em ta cùng nhau xông pha (điệp khúc)” [7, tr. 210-250].

Ngôn từ ấy, lời lẽ ấy, giọng lưỡi ấy đã lột trần bản chất xấu xa, kinh nhờn, tự đắc của tên vua chuột. Và, điều quan trọng, làm nổi bật giọng điệu giễu nhại, soi tỏ những mặt nạ mà con người phải đeo bấy lâu nay.

Tiểu thuyết - đó là những tiếng nói xã hội đa thanh, khi là những ngôn ngữ xã hội khác nhau và những tiếng nói cá nhân khác nhau được tổ chức lại một cách nghệ thuật. Vậy nên, “từ ngữ không thể vô cớ mà thoát khỏi thân phận kí hiệu để có đời sống cũng không ai làm được cái việc thâu tóm chúng rồi sắp xếp lại cho có hồn. Quá trình này luôn gắn với một chú ý sáng tạo đầy phức tạp, thậm chí bí ẩn và luôn luôn hữu lí từ vô thức [2, tr.147]. Đối với văn chương, ngôn ngữ không chỉ là cái vỏ của tư duy mà còn là cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Nhại gắn liền với sự giải thiêng. Giải thiêng không có nghĩa là bôi đen, phủ nhận quá khứ, thần tượng hay nhạo báng con người trong xã hội. Mục đích của nhà văn là giúp con người tỉnh táo nhận thức đầy đủ nhất, chân thật nhất các mặt, hiện tượng diễn ra trong đời sống hiện tại.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong thiên thần sám hối và giã biệt bóng tối của tạ duy anh (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)