Giọng điệu gần gũi, đời thường

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong thiên thần sám hối và giã biệt bóng tối của tạ duy anh (Trang 69 - 72)

CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU VÀ KẾT CẤU TRONG THIÊN THẦN SÁM HỐI VÀ GIÃ BIỆT BÓNG TỐI CỦA TẠ DUY

3.2.1. Giọng điệu gần gũi, đời thường

Bản chất của giọng điệu là gì? Giọng điệu có phải là toàn bộ đời sống tâm hồn của nhà văn không? Giọng điệu trung thành với ý tưởng hay giọng điệu trung thành với tâm hồn? Khi giọng điệu trung thành với tâm hồn đó là giọng của chủ âm, là giọng điệu chính trong bản đàn muôn điệu của nhà văn.

Vì vậy, giọng của nhà văn bao giờ cũng là giọng chủ trong mọi hoàn cảnh, nhà văn có thể thâm nhập hoặc hóa thân vào nhân vật trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Từ mỗi nhân vật trong mỗi hoàn cảnh mà ta có thể nhận diện giọng của từng kiểu loại nhân vật.

Theo một cách đọc riêng, người đọc sẽ thấy được biến diễn ý đồ sáng tạo, thậm chí, thấy cả sự dịch chuyển tinh vi trong tâm hồn nhà văn, tạo thành giọng điệu riêng rất đa dạng. Trong từng thời điểm khác nhau, nhà văn sẽ mượn những giọng khác nhau, qua đó, phản ánh lại một cách trung thành các giai âm của đời sống.

Giọng điệu làm nên tình cảm, thái độ và chủ đích giao tiếp của nhà văn, phản ánh tâm hồn nhà văn. Đọc tác phẩm, người ta có thể cảm nhận được giọng điệu của nhà văn, thông qua sự thể hiện của nhân vật. Nhưng để hoàn tất các cung bậc, để ngấm vào mình cái dư vị giọng nói tác giả, đó lại là yếu tố của tác phẩm. Sau khi ta đã thâm nhập được vào những kiến thức bề sau của tác phẩm, những tầng lớp nghĩa, người đọc nhận ra giọng điệu của tác phẩm. Trong tác phẩn của Tạ Duy Anh, ta bắt gặp phổ biến giọng gần gũi, đời thường, thể hiện tính dân chủ và bình đẳng trong giao tiếp của nhân vật.

Trong Thiên thần sám hối, người hộ lý và người mẹ đi sinh đối thoại với nhau rất là gần gũi, với ngôn ngữ mộc mạc, đời thường: “Chồng đâu?

Tiếng bà khàn khàn cất lên cuộc lốc - nhà em đi công tác xa. Đi Tây à?

không... ối, em đau quá !.

Đẻ thì phải đau chứ, rõ chán, dạng háng ra để tôi xem nó mở chưa. Mẹ tôi khó nhọc làm theo, cứ là còn sơi, bà khàn khàn vỗ vào bụng mẹ - ngừng giao hợp từ bao giờ ?.

Nhà em .. đi vắng ... đã lâu.

Thế là phúc đấy. Ở nhà nó lúc cho vở ối. Tởm - chả rõ bà bảo ai - Đàn ông tớm lớm, - bà bảo tiếp:

Đi ra đến cửa chợ bà quay lại nói với mẹ:

- Mới đau giả thôi !” [ 2, tr.9-10]

Với giọng trần thuật gần gũi, rất đời thường, lời nhân vật phát ra trong thời gian ngắn, không cần phải suy nghĩ và lời trả lời của người đối thoại cũng đáp lại ngay. Qua cách tường thuật nhập thân vào nhân vật để nhân vật tự nhiên trả lời như vậy, người đọc dễ dàng nhận xét và đánh giá nhân vật.

Tng Thiên thần sám hối, ni hộ lý là người nhà nước, sống làm việc trong một môi trường văn minh và đầy tình thương trách nhiệm như vậy mà lời nói,hành động chẳng có một chút gì văn hóa và động viên đối với bệnh nhân (người đi

sinh đẻ đau đớn). Qua đó, tác giả muốn nói đến sự vô trách nhiệm và thói thơ ơ, lãnh cảm của những cán bộ nhà nước.

Qua giọng điệu, người đọc hình dung được những quan hệ, hoàn cảnh khác nhau của nhân vật, qua sự hóa thân khác nhau của tác giả vào từng nhân vật. Giọng điệu luôn luôn trung thành với ý tưởng, thậm chí khai sinh ra ý tưởng, một cảm xúc bất ngờ mà nhà văn không bao ngờ tới. Điều này cho phép chúng ta tránh phân tích những nhân vật một cách rời rạc. Vì như thế sẽ khó có thể tìm ra ý tưởng của người viết. Giọng điệu không đơn giản là sự phân vai nhân vật, phân bố phạm vi ngôn ngữ cho nhân vật mà đó là một tính toán cho sự xuất hiện của các giọng mượn, giọng giả, và giọng chủ. Trong tiểu thuyết Tạ Duy Ạnh, ta bắt gặp nhiều cảnh huống với giọng điệu bất ngờ.

Một cảnh cô sinh viên đẻ khó, được Tạ Duy Anh miêu tả: “Nó cũng chính là những tờ giấy của một cô sinh viên đưa cho ông bác sĩ khi ông kéo cô vào phòng đẻ khó ... Cô sinh viên nghiến răng ken két. Lát sau ông bác sĩ tháo đôi găng đỏ máu ném vào sọt, miệng làu bàu:

Lần sau thì bảo cái thằng nào đó “đi ủng” vào nhé. Đây là sinh viên mà cứ chửa lên chửa xuống là không hay đâu.

- Vâng ! cô đáp yếu ớt

- Có ai đi cùng cô đến đây không ? - Bạn em đang chờ ở ngoài kia.

- Cái thằng chó ấy phỏng ?

- Không thằng chó nó tếch đi nước ngoài rồi. Nó là con ông cốp, chả ai làm gì được. Bạn em ngoài kia lớp trưởng đứng đắn và bao dung lắm. Làm gì có thứ đàn ông đứng đắn, lại còn bao dung nữa. Có là hoạn quan! Tôi khuyên cô đừng quan hệ với anh ta. Nó biết rõ cả, sau này có nên vợ nên chồng thỉnh thoảng nó móc lại việc này cũng đủ phát điên.

- Thôi, tùy cô. Việc chuyên môn của tôi xong rồi. Xin lỗi vì tôi không thể bớt khiếm nhã hơn. Cô thanh toán ...” [2, tr.19-20].

Như vậy, qua việc phân bố phạm vi ngôn ngữ cho nhân vật mà Tạ Duy Anh có sự tính toán để cho nhân vật Bác sĩ tự bộc lộ rõ bản chất và tự đánh giá về người có trọng trách trong bệnh viện. Ở đây, bác sĩ vì tiền mà làm những việc vô nhân đạo được nhà văn đúc kết một cách cả quyết: “Làm gì có thứ đàn ông đứng đắn, lại còn bao dung nữa. Có là hoạn quan !”. Tác giả muốn thông điệp đến người đọc tình trạng tha hóa đạo đức và vai trò của đồng tiền trong xã hội hiện đại có quyền năng như thế nào. Nhân vật cô sinh viên như là một nạn nhân trong xã hội, bị lôi cuốn lừa phỉnh, lợi dụng. Đó là giọng điệu đời thường gần gũi của các mà các nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh đối thoại và độc thoại.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong thiên thần sám hối và giã biệt bóng tối của tạ duy anh (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)