CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU VÀ KẾT CẤU TRONG THIÊN THẦN SÁM HỐI VÀ GIÃ BIỆT BÓNG TỐI CỦA TẠ DUY
3.2.2. Giọng điệu thanh bạch, suồng sã
Thể hiện giọng thanh bạch, suồng sã Tạ Duy Anh giúp người đọc thấy sự đồi bại, xuống cấp của đời sống xã hội và con người. Theo một câu chuyện vui, cứ hai người đàn bà thêm một con vịt thì thành ra cái chợ. Khu bệnh dành cho sản phụ hóa thành cái chợ lớn. Vì trong đó có đủ cả nhân vật quan trọng nhất, lưu thông mọi hoạt động. Trong khu bệnh viện phụ sản, nghe nhân vật người mẹ đi sanh kể một người con gái lấy bốn bố con gái nghe mà loạn luân quá và lời phát ngôn nghe ra quá chợ búa, lạnh lùng.
“Lão già mà ba đứa kia gọi bằng bố, thường ngủ muộn nhất, một hôm lão sang chỗ em, quỳ xuống lạy, mong được em đoái đến. Thế là chúng em đi lại với nhau. Em chỉ yêu cầu lão cấm được làm em chửa, bằng cách nào mặc kệ ... Rồi em đâm nghiện lão. Đến hẹn lại lên, có hôm em cởi quần sẵn để lão mò sang cứ thế mà làm.
Bỗng một hôm em thấy khang khác. Nó không được như lần trước. Em túm tóc thằng đàn ông lật ngược lên thì té ra không phải lão già. Em hất
thằng trẻ ranh xuống định cào nát mặt nó ra ...
Em quát:
- Nghe đây! gọi tất cả sang bên này...
Trước bốn gã đàn ông, em tuyên bố:
- Các người là một lũ đàn ông chó đẻ !
Cả bốn đều quỳ mọp xuống. Thế là em thành vợ của bốn bố con lão già. Chúng to lớn như nhau và đều hiền như đất ấy. Chúng tốt bụng lắm chị ạ. Không phải đêm nào chúng cũng cắt lượt mà sang em đâu, mà có lịch hẳn hoi” [2, tr.58-59- 60].
Cái xã hội thu nhỏ trong khu bệnh phụ sản mà lắm chuyện loạn luân, chợ búa báo hiệu một sự xuống cấp đạo đức của xã hội đương thời. Đúng giọng bà hộ lý thì the thé, sa sả, giọng chửi rủa của những gã trai không thích làm bố, giọng chê bai của những kẻ giàu có lắm tiền vào bệnh viện nhìn ngó như một mặt hàng đã quá hạn sử dụng. Có cả giọng đau xót, tức tưởi của người mẹ mất con, giọng hả hê của người đàn bà trút con ra như bỏ đi một gánh nặng. Những thanh âm đó làm nên cái chua chát và cay đắng, cái khốc liệt, tàn nhẫn trong giọng trần thuật của Tạ Duy Anh.
Cung bậc ấy còn được dấy lên một bậc cao hơn cái âm vực chua chát của “chợ búa”... Thiên thần sám hối có thứ ngôn ngữ thanh bạch, suồng sã xuất phát từ sự toan tính, lừa lọc của con người. Đó là thứ ngôn ngữ dung tục, đồi bại mà nhà văn muốn cảnh tỉnh người đời.
“Mẹ kêu toáng lên:
- Ối ... Chị ơi nó tụt ra đến nơi rồi đây này.
- Cô tưởng phúc nhà cô to thế hả! Còn khốn nạn với nó - Tiếng bà hộ lý the thé và từ đây tôi gọi bà là bà the thé - Đừng có ầm ĩ lên thế. Cô tưởng một mình cô phải đau đẻ chắc.
- Em không nói sai đâu - Giọng mẹ van vĩ - Nó cựa dữ quá.
- Nó cựa cho là may. Cứ im như thóc thì liệu xác nhé. Đây đỡ đẻ đã ba chục năm, nói cho mà biết.
- Vâng cảm ơn chị . Nhưng mà ..” [2, tr.8 -9].
Ấn tượng đầu tiên có thể nhận ra khi đọc Tạ Duy Anh là sự xâm thực mạnh mẽ của thứ ngôn ngữ đời sống càng ngày càng xuống cấp. Tạ Duy Anh dùng phổ biến chất giọng thanh bạch, suồng sã là để nói lên một thực tế là con người đã thực sự có dấu hiệu của sự xuống cấp về đạo đức. Trong Thiên thần sám hối, nhà văn thể hiện đậm đặc chất giọng này.
“ - Cô là người nhà à? Bà bĩu môi - cô nhanh nhẹn lên một chút không được à?
- Dạ ... Cậu cháu bảo ... cô chìa ra cuộn giấy bạc.
- Thôi được! - Bà ta cầm số tiền quẳng vào ngăn kéo - tên nó là gì?
- Khốn ... nạn ạ!
- Cô nói cái gì thế? Ai làm gì cô?
- Cô chân quê dường chữa thẹn:
- Cậu cháu đặt tên nó là khốn nạn.
- Cậu cô điên à? Nhưng chợt nhớ ra cuộn tiền, bà y sĩ bảo : - Thôi được. Cũng là một cái tên ... Bà lia bút.
- Đổi tên là mất tiền đấy nhé. Xong. Cô ra được rồi”.
Bà y sĩ nói vóng vào bên trong, nơi cô sản phụ đang nằm hồi sức.
- Chế độ Hoàng Hậu nhé ...
....
- Mày muốn nói gì?
- Cháu xin hết tháng này về quê ạ.
- Mẹ khỉ ! về quê có việc gì?
- Cháu vì hẳn. Gã cười to.
- Mày mót chồng rồi phải không? Mày thấy người ta đẻ cũng muốn đẻ chứ gì. Khốn nạn thân mày, báu gì cái trò ấy. Ta đang chán ớn trẻ con đây...”
[2, tr.35-36]. Từ ngữ suồng sã của người bố có con vừa mới sinh nghe sao mà chua chát thế, đau đớn qúa, sinh con ra là một điều thiêng liêng của người cha, người mẹ và là thiên chức trời cho. Vậy mà người bố lạnh lùng phát ngôn: “Tạo đang chán... trẻ con đây” và chính cái tồi tệ đạo đức đó thể hiện qua hành động đặt cho con với một cái tên hận thù “Khốn nạn”. Tác phẩm của Tạ Duy Anh, phần nào đã cảnh tỉnh con người hướng về điều thiện; đồng thời cũng chỉ ra cho con người thấy được sự xuống cấp của chính con người, đặc biệt là giới trẻ đang bước chân vào đời, để họ vươn lên những giá trị Chân – Thiện – Mỹ mới. Có thế, xã hội mới trở nên tốt đẹp và xã hội từng bước tạo ra “bầu không khí vô trùng” như nhà văn Nguyễn Minh Châu đã mơ ước.