Điểm nhìn trần thuật bên trong

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong thiên thần sám hối và giã biệt bóng tối của tạ duy anh (Trang 49 - 53)

CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TỰ SỰ VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG THIÊN THẦN SÁM HỐI VÀ GIÃ BIỆT BÓNG TỐI CỦA TẠ DUY ANH

2.1. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN

2.2.2. Điểm nhìn trần thuật bên trong

Điểm nhìn trần thuật bên trong tức là điểm nhìn của nhân vật trong tác phẩm văn học, là phương tiện tất yếu và quan trọng nhất giúp nhà văn khái quát cái tính cách xã hội và mảnh đời sống gắn liền với nó, tài năng của nhà văn là gắn cái điểm nhìn của nhân vật vào trong tác phẩm với những sáng tạo.

Thế giới nhân vật trong sáng tác của ông có một ý nghĩa đặc biệt. Qua thế giới nhân vật làm hiện lên rõ hơn những kiến giải của nhà văn về con người (Con người là ai? Vì sao nó đau khổ? Vì sao nó tha hóa?) cũng như ghi nhận rõ nỗ lực thể nghiệm cách viết để đem đến cho bạn đọc một kinh nghiệm thẩm mỹ mới của nhà văn.

Điểm nhìn trần thuật bên trong của các nhân vật đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm Tạ Duy Anh. Gắn với quan niệm về hiện thực và con người, điểm nhìn bên trong của nhân vật cũng là phương tiện biểu hiện và soi chiếu trung thực thế giới tinh thần của nó. Trong thế giới của nhân vật, chúng đối thoại với nhau. Điểm nhìn bên trong nhân vật, ngôi kể liên tục dịch chuyển, thay đổi. Các nhân vật chính đều có khả năng thay thế chỗ nhà văn trong việc kể chuyện. Mỗi cá nhân như một “nguyên tử” được đặt vô số các giao điểm. Nó tự kể chuyện mình, kể về cái nhìn của mình với người khác trong tác phẩm. Trong tác phẩm Thiên thần sám hối, nhân vật tự kể về nỗi khổ mang thai của mình và nỗi đau lúc sắp sanh đẻ và khi đẻ ra là nợ mà người ta không muốn có. Cũng vì mục đích riêng để lợi dụng nhau nên đành để lại hậu quả. “Thằng chó họ Sở nó lừa em. Nó có vợ ở quê rồi mà em thì cả tin. Khi bụng em ễnh ra nó khuyên em đi nạo. Em sợ nó chạy làng, cố giữ để ép nó nên mới ra cơ sự này. Số nó đã thế, có tránh cũng chả được. Anh ta có quan tâm đến cô không mới là điều quan trọng - Không dám ra mặt Vì đang

nhõm cái chân thủ trưởng. Em đoán thế vì có lần anh ta bảo em: Cái lão xếp của anh cứ ốm quặt ốm quẹo mà chả chết cho. Hắn không chết thì anh còn phải chờ. Em giúp anh nhé - Em hỏi: Giúp bằng cách nào - Anh ta bảo: Đừng làm gì khiến anh có thêm kẻ thù. Từ hồi em có thai anh ta đều dặn tài trợ tiền cho em qua một thằng đàn em. Em cho luôn thằng này “tráng men” để chính cả nó cũng phải cung phụng em” [2, tr.13]. Qua điểm nhìn trần thuật bên trong của nhân vật, Tạ Duy Anh mạnh dạn nói ra những mặt trái trong xã hội đương thời. Cán bộ bất chấp mọi thủ đoạn bê bối ngoại tình, tham lam quyền chức. Qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật người đi sinh trong bệnh viện cho ta thấy xã hội đương thời, kẻ hám quyền, người lợi dụng đã bộc lộ rỏ bản chất của họ, từ đó phê phán xã hội một cách rất trung thực và sâu sắc hơn.

Cũng như trong tác phẩm Xưa kia chị đẹp nhất làng, ta nhận thấy trong Thiên thần sám hối có nhiều điểm nhìn và các điểm nhìn khác nhau. Có khi là điểm nhìn của một người trần thuật đầy tính triết lí, có khi là điểm nhìn của người mẹ trẻ, có lúc là điểm nhìn của đứa bé nhưng cũng có khi điểm nhìn lại được đặt trong chính nhân vật. Tạ Duy Anh đã tạo cho người đọc một cảm giác đầy đủ khi theo dõi diễn biến một câu chuyện bằng các điểm nhìn khác nhau ở cả bên trong lẫn bên ngoài.

Nếu đối thoại là một cách để nhân vật tự bộc lộ tính cách nhân vật trong sự đối mặt của nó với người khác, thì độc thoại là khu vực ngôn ngữ nhạy cảm để nhân vật tự nói lên chính mình. Đối thoại trở thành thủ pháp nghệ thuật hiệu quả khi diễn tả quá trình tự ý thức của nhân vật, cho phép đi sâu vào thế giới nội tâm đầy bí ẩn của nhân vật.

“Cái chị kia về phòng của mình đi !. Mẹ ngẩng lên và nhìn thấy một bà hộ lý to béo đứng chống nạnh chờ cửa ra vào.

- Lang thang vào chỗ người lau rửa làm gì cơ chứ, chị định bắt tôi thành con hầu của riêng chị chắc .

Mẹ cười phân trần.

- Em tranh thủ thăm cô em họ : - Ai là em họ nhà chị ?

Mẹ chỉ vào cô thiếu phụ đang ngủ như một đứa trẻ .

- Thế à ! - Bà hộ lý vụt thay đổi nét mặt - Chị với cô ta là chỗ bà con?

Ô, sao không nói ngay - Bà hạ giọng : Này, Chú ấy tốt tính đáo để.

- Cô chú ấy vất vả quá .

- Chị nói sao ? Cô chú ấy mà vất vả ư ? Tôi xem cung cách ăn tiêu của chú ấy thì ngược lại mới phải chứ.

Mẹ buồn bả thở dài” [ 2, tr.30 - 31].

Qua cách đối thoại trên cho thấy lời đối thoại của người mẹ sắp sanh với bà hộ lý, phong cách và lời lẽ sắc cạnh, đanh đá không giống người thầy thuốc làm việc trong bệnh viện cứu người. Có thể thấy tính cách bà hộ lý thiếu đi tính lịch sự và tình thương đối với bệnh nhân.

Một điều dễ nhận thấy trong cách xây dựng nhân vật của Tạ Duy Anh là nhà văn ít chú ý đến việc miêu tả ngoại hình nhân vật. Ông cũng không tập trung vào tính cách nhân vật. Ông đặc biệt chú trọng tổ chức ngôn ngữ đối thoại, để nhân vật tự bộc lộ tính cách của mình, đó cũng là sở trường của nhà văn.

Trong cuộc sống hiện tại, Tạ Duy Anh còn miêu tả một kiểu người mới mẻ. Nhân vật xưng tao ẩn mình trong bóng tối: “Những kẻ hợm hỉnh, đui mù, không biết lại cứ hay dạy khôn người khác, đã gọi tao như vậy với ngụ ý miệt thị rõ ràng. Nhưng tao nói trước cho mà biết, chả nhằm nhò gì đâu. Sự nguyền rủa tao còn chả sợ, ba cái trò chữ nghĩa ấy, chắc là bọn văn sĩ văn siếc cò mồi, bồi bút bịa ra. Có mà gãi ghẻ. Tao ngang bằng với triết học, triết học triết hiếc. Tao ngồi xổm lên đạo đức. Tao mà lại thêm tự ái à?

Phải nói ngay là tao cóc quan tâm đến thiên hạ ai iếc, ngủ nghiếc, làm

tình làm tiếc, chết chiếc ra sao. Tao chỉ làm theo ý thích của mình. Và tao nhảy tót vào làm nhân vật của cuốn sách này, ngồi hẳn mâm nhất thây mặc đứa nào thích hay không thích. Còn lâu đây mới theo đôi quần chúng nhé”

[7, tr.67].

Nhân vật xưng “tao” như hóa thân và chuyển vai vào nhân vật người kể chuyện trong xã hội hiện đại đầy bịp bợm, cách gọi miệt thị với cách ứng xử phản hồi của những kẻ chạy theo lợi nhuận mà bịa ra những việc không có ý nghĩa, không có ích, không có giá trị nhân văn. Và nhân vật xưng “tao” còn hóa thân vào nhân vật trong sách để người đọc thấy được quan niệm của nhân vật muốn nói gì đó, cũng có khi là hóa thân của chính tác giả.

Như trong truyện ngắn Tạ Duy Anh, điểm nhìn bên trong giúp độc giả có thể hình dung ra được “chân dung” của nhà văn một hình hài cụ thể không phải trong đời sống mà trong thế giới của câu chuyện. Trong trường hợp này, điểm nhìn bên trong chính là dấu hiệu để khám phá người khác của người cầm bút trong thế giới nghệ thuật ngôn từ.

“Bên ngoài thời gian”, một con người khác họ sống tích cực. Họ biết sống và luôn nhìn thấy những mặc lạc quan trong đời sống này. Nhân vật có cuộc sống tĩnh lặng và yên bình, sống được như vậy con người thấy thanh thả hơn mà không phải đau khổ. Một cụ già ngoài tám mươi tuổi mà vẫn khỏe mạnh thanh thoát bởi với cụ giờ đây những bon chen cuộc đời đã không còn nghĩa lý gì nữa. Với cụ, thời gian không còn là vấn đề bởi cụ luôn có “linh hồn cụ ông” bên cạnh. Đọc câu chuyện ta cảm tưởng như là một câu chuyện kỳ ảo. “Có lần nói anh dừng cười, ông ấy đến tận chỗ con trai cả của ông ấy, khi tôi đang bế cháu cho nó, vào tận chỗ tôi nằm bảo: bà định dứt tình với tôi thật ấy à? “ ở đó hai con người của hai thế giới gặp nhau chia sẻ với nhau.

Và có lẻ đó là niềm an ủi duy nhất để bà cụ sống vui vẻ tuổi già. Cụ là con người lúc nào cũng đầy lạc quan mà ta luôn nhìn thấy sự hạnh phúc trong

mắt và trong từng hành động của cụ. Nó ngược lại hoàn toàn với xu thế hiện nay xã hội đua nhau đi tìm hạnh phúc lớn lao mà họ không biết rằng hạnh phúc có ngay ở những điều nhỏ nhất. Với quan niệm vô cùng đơn giản: Nói người ta đem nạo bén cái thai trong bụng đi thì tân tiến để làm gì” [6, tr.376].

Chính câu nói này đã khái quát được bao hệ lụy của cuộc sống hiện đại từ con người mà ta vẫn cho là còn lại của quá khứ, lạc hậu. Qua đó, ta đã nhận thấy rõ hơn những mặt trái của cuộc sống hiện đại. Và chợt nhận ra:

“giữa họ và tôi ai là người thực sự đang có cuộc sống theo đúng nghĩa linh thiêng của nó?”.

Từ điểm nhìn trần thuật bên trong nhân vật, làm ngược đọc nhìn từ bên trong tâm lý nhân vật hơn, góp phần làm tác phẩm trở nên hấp dẫn và thú vị hơn.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong thiên thần sám hối và giã biệt bóng tối của tạ duy anh (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)