Kết cấu đồng hiện

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong thiên thần sám hối và giã biệt bóng tối của tạ duy anh (Trang 78 - 83)

CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU VÀ KẾT CẤU TRONG THIÊN THẦN SÁM HỐI VÀ GIÃ BIỆT BÓNG TỐI CỦA TẠ DUY

3.3.1. Kết cấu đồng hiện

Đồng hiện được dùng như một kỹ thuật kết cấu tiểu thuyết, nhằm làm giảm bớt những quy chiếu không gian trong thời gian lịch sử, bằng cách gợi nhớ lại các biến cố và hành động đồng thời mà không trình bày mối quan hệ

nhân quả của chúng... khôi phục lại sự phức hợp đa thanh của hiện thực, tạo tính khách quan cho tác phẩm, góp phần tạo nên đặc tính phi thời gian mà Tiểu huyết mới phuwong Tây quan tâm. Chúng tôi phân tích kết cấu đồng hiện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh ở hai kiểu đồng hiện thời gian và đồng hiện không gian.

Kết cấu đồng hiện thời gian: Khi kết cấu tác phẩm theo trình tự thời gian tuyến tính đã trở thành cái khung chật hẹp, gò bó việc miêu tả hiện thực cuộc sống, thì lối kết cấu đồng hiện đã mở ra biên độ rộng lớn cho việc khái quát muôn mặt khác nhau của hiện thực. Hai loại thời gian tuyến tính (vật lí) và thời gian phi tuyến tính (thời gian tâm lí, thời gian ảo giác, thời gian giấc mơ, thời gian hồi tưởng) luôn đan cài vào nhau làm cho mạch truyện có sự đảo lộn, soi chiếu hiện thực và con người đồng thời ở cả ba chiều: quá khứ - hiện tại - tương lai. Kết cấu thời gian đồng hiện làm nên tính phân mảnh, gấp khúc của cốt truyện. Mạch truyện phi tuyến tính tiến đến sự phá bỏ “kinh nghiệm đọc” của độc giả.

Lão Khổ, cuốn tiểu thuyết thuật lại cuộc đời Lão Khổ trước những biến cố của lịch sử cũng được Tạ Duy Anh thể hiện hiện kiểu kết cấu này.. Câu chuyện được mở đầu ở thời hiện đại.

“Lão Khổ đành ngồi uống rượu lì tì... Lão bắt đầu lục lọi kí ức, lôi ra cả dây những thằng ăn cháo đá bát, những thẳng phản thầy, những thằng ngậm máu phun người, những thằng tàn hại cuộc sinh nhai của lão, những thằng khẩu phật tâm xà... Sao cái giống hại nhân nó nhiều đến thế? “Dẫn chúng nó ra đây !” Lão tưởng tượng đang ngồi ở ghế quan tòa, ít ra là thế tiếng nói vang lên tận trời. Lão sẽ thành biểu tượng công lí của làng Đồng tăm tối này. Bấy giờ lão mới cho gọi cổ thằng con hỗn láo của lão về, bảo vào mặt nó để nó biết mặt thằng bố nó. “Mày mở mắt ra mà xem, đừng tự phụ con ại. Bố ăn đứt thiên hạ lẽ nào chịu để mày nhờn !” [1, tr.9].

Thời gian quá khứ - hiện tại - tương lai và các sự kiện tương ứng đồng hiện ở thời hiện tại khi Lão Khổ ngồi uống rượu, lục tìm quá khứ và mơ tưởng đến tương lai. Gần giã biệt cuộc đời, lão ra hầu tòa, thì toàn quá khứ hiện về trong tâm trí, mọi vật xung quanh như có mệnh hệ nhắc lão nhớ về

“một thời đã xa”. Tại phiên tòa, chứng kiến cảnh mọi người vỗ tay khi bí thư huyện - ông Bùi- kết thúc bài diễn văn, lão thấy “tràng vỗ tay ở đâu và lúc nào cứ giống nhau đến thế !” Tràng vỗ tay làm lão nhớ lại quá khứ vinh quang một thời “Giống như hai chục năm trước đây khi có người quỳ xuống ôm chân lão, nhay nhay vạt áo để tỏ lòng sùng ngưỡng” [1, tr.57], “Cả hội trường đứng dậy vỗ tay thành nhịp” [1, tr.63]. Lão nhớ lại lần bị ở tù, rồi ra tù làm chủ tịch xã Hoàng, mắc bẫy mụ Quản. Điều đáng sợ nhất của quá trình phát triển xã hội chính là sự lặp lại những hành vi mang tính lịch sử. Xã hội làng Đồng đeo mặt nạn lên con người của các thế hệ đều giống nhau. Hai mươi năm trước, một bần nông Tạ Khổ “Trúng số độc đắc”, leo lên làm chủ tịch xã Hoàng, được tung hô bằng những tràng vỗ tay. Hai mươi năm sau, ông Bùi - anh phó cối, kẻ ăn cắp mạt hạng - bí thư huyện cũng được mọi người tung hô vỗ tay như thế. Phải chăng đấy là bản chất của “Cuộc sống tồn tại phải chăng bằng sự vờ vĩnh” [1, tr.56]. Ba ngày trước phiên tòa, lão nhớ lại đêm đột kích nhà Chánh tổng, rồi chuyện Vũ Xuân bị bắn ... Hiện tại, “Đêm nay, có lẽ vì quá cô đơn lão Khổ bỏ ra vườn một mình” [1, tr.28]. Lão nhớ về quá khứ “năm ấy”, “đêm ấy’, lão - gã chân sào - tỏ tình với bà Khổ thế nào, chuyện lão mai mối cho nhiều cặp vợ chồng ra sao ... Toàn bộ “cái sự đời”

xoay quanh lão khổ từ quá khứ đến hiện tại được trình bày vừa song hành vừa đối sánh nhau, con người quá khứ và con người hiện tại cùng xuất hiện trong hiện tại để soi chiếu cho nhau, giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về nhân vật và sự kiện.

Quay lại với giấc mơ, “đêm ấy”, trong cơ giông sấm sét, tôi như con

thú xé xác, ăn sống con chim bồ câu sa vào cửa sổ. Nửa đêm, “tôi” kêu hãnh vì tìm lại được bản năng đàn ông, tôi hùng hổ lao xuống phòng cô gái, hành động như một con thú.

“Tôi đẩy cô vào, lạnh lùng khép cửa lại như xác quyết quyền lực tuyệt đối... cô nhìn đi, nhìn cho kỹ xem tôi là ai? ... Là ai? Tôi quát nhỏ nhưng rõ ràng và đanh thép... Tôi chỉ còn nhảy chồm lên như con thú. Tôi nhìn cô như một tên kẻ cướp nhìn con mồi... phải khó khăn lắm cô gái mới ngoi lên được giữa những đợt sấm sét, giọng cô lạc đi : anh hiếp tôi à? “. Lão ân hận và tự thú: “Tôi ân hận vừa làm một việc tội lỗi bởi vì tôi không yêu cô. Tôi trở về phòng mà tưởng mình bước vào địa ngục. Những giọt máu hồng rực lên trong giấc ngủ chập chờn... Hồi đó, khi sáng bạch tôi trở dậy thì cô gái đã bỏ đi, biệt tăm như chưa hề có cô trên đời. “Em về trời đây”... sau đó tôi như tuyệt giao với đàn bà” [2, tr.34].

Tác phẩm Giã biệt bóng tối gồm ba phần lớn, được kết cấu theo mạch thời gian đảo ngược: quá khứ - hiện tại. Thời gian tuyến tính bị đảo vị trí hoặc hòa trộn vào nhau.

Phần một : Đầu năm hai ngàn.

Phần hai : Cuối năm một ngàn chín trăm chín mươi Phần ba : Chuyện giữa hai thế kỉ.

Truyện được kể theo độ giật lùi của thời gian. Sự việc xảy ra sau, gần với hiện tại, được kể trước. Bạn đọc phải ngược thời gian, trở về quá khứ để tìm kiếm nguyên nhân gây nên kết quả ở hiện tại. Thời gian tiếp tục bị đảo tuyến đến chóng mặt khi vai trò, vị trí người dẫn chyện, người kể chuyện, người tường thuật, người biên tập... luôn luôn hoán đổi ngôi. Xuất hiện ở ngôi thứ nhất, các nhân vật tự dẫn, tự kể về cuộc đời và những sự kiện mình từng chứng kiến qua hồi ức và giấc mơ của hồi ức. Yếu tố thời gian thực gần như mất dấu để thời gian của những giấc mơ, của các chiều ảo giác tồn tại. Đôi

khi, “lời tác giả chen ngang và bị chen ngang”, “loạn khẩu” theo đó, thời gian trở nên vỡ vụn thành những mẫu, những mảnh được lắp ghép ngẫu nhiên, tình cờ không tuân theo một trật tự nào. Song hành với thời gian quá khứ - hiện tại - tương lai cùng đồng hiện trong thì hiện tại là những mảnh hiện thực huyền ảo, tâm linh và hiện thực đang diễn tiến.

Đồng hiện không gian: Mỗi tác phẩm văn học là “một không gian được khu biệt theo một cách nào đó, phản ánh trong cái hữu hạn của mình một đối tượng vô hạn là thế giới ngoài tác phẩm. Cho nên, các nhà văn rất chú ý thủ pháp nghệ thuật xây dựng không gian trong tác phẩm, nhằm biểu đạt “thế giới bên ngoài” rộng lớn kia.

Trong các tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, có sự đồng hiện của hai cõi không gian quá khứ - hiện tại. Không gian hiện tại trở thành không gian sám hối, tự thủ của con người . Nhà văn tổ chức các sự kiện trên hai chiều không gian đồng hiện luân phiên theo mạch hồi ức tự sự: không gian tòa án với những tay bảo vệ cũng ra oai cửa quyền, hách dịch, nơi ông Bùi - bí thư huyện được tung hô theo những tràng vỗ tay đã kêu gọi không gian hội nghị hai mươi năm trước, lão Khổ được mời kính trọng. Không gian vườn, nơi lão đang ngồi uống rượu lì tì, nơi lão đâm đơn kiện cấp trên để bảo vệ cho bằng được gợi nhắc về khu vườn nhà Chánh tổng, trước đây, bị lão cùng đám tay chân tàn phá khi truy quét bọn lí trưởng, cường hào địa phương.

Không gian tầng bậc đa chiều kích cùng đồng hiện theo bước chân lang thang và khát vọng của thằng Thượng.

“Những bước chân lang thang vô địch của nó tiếp tục in dấu lên những con đường lẩn dưới bóng cây, lên từng thảm cỏ, lên lớp đất cát pha mịn và mát. Đôi khi nó dừng lại ngửa cổ nhìn sao, cảm nhận thấy hơi thở vọng lại từ xa xôi. Đó là tiếng của mùa màng mà chỉ những người cả đời gắn bó với đất như bà ngoại mới có thể nghe được. Giờ này bà đang ở đâu,

có nhìn thấy nó không ? Hẳn bà sẽ theo che chở cho nó qua mọi tai ương hoạn nạn” [7, tr.175].

Mỗi không gian là mỗi hoàn cảnh xã hội giao tiếp khác nhau. Để được sống trong những không gian khác ấy, con người luôn phải đeo nhiều mặt nạ, có lúc họ chỉ tồn tại trong khoảnh khắc hành động hoặc bị chi phối bởi bản năng, hoặc bị chi phối bởi tâm linh, hoặc bị chi phối bởi xã hội. Điều đó kiến giải vì sao họ luôn đặt ra câu hỏi Tôi là ai ? và khắc khoải đi tìm câu trả lời.

“Ở bầu thì tròn/ Ở ống thì dài”, phải chăng không gian sống đã làm nên kiểu con người lát cắt, con người mảnh vỡ trong xã hội ?

Giã biệt bóng tôi Thiên thần sám hối có điểm khác biệt trong việc tổ chức không - thời gian đồng hiện gắn với người kể chuyện. Đặc biệt là Thiên thần sám hối. khi câu chuyện được kể bởi bào thai - nhân vật người kể chuyện chính và cũng là người dẫn chuyện, thì đó là hiện thực đầy tội lỗi diễn ra ở bệnh viện mà bào thai “thẩm” được qua người mẹ. Khi câu chuyện được kể bởi các nhân vật khác, thì đó là hiện thực của quá khứ, ám ảnh trong ký ức được kể lại. Phần lớn hiện thực diễn ra thời quá khứ là nguyên nhân, hiện thực diễn ra ở hiện tại là kết quả. Hai chiều hiện thực này luôn luôn đan cài, hòa quyện và đấu tranh theo sự dẫn dắt dẫn của người dẫn chuyện và người kể chuyện. Từng khoảnh khắc tâm trạng nhân vật được chiếu rọi từ đấy.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong thiên thần sám hối và giã biệt bóng tối của tạ duy anh (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)