Giễu nhại từ vựng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong thiên thần sám hối và giã biệt bóng tối của tạ duy anh (Trang 56 - 60)

CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU VÀ KẾT CẤU TRONG THIÊN THẦN SÁM HỐI VÀ GIÃ BIỆT BÓNG TỐI CỦA TẠ DUY

3.1.1. Giễu nhại từ vựng

Mỗi phong cách ngôn ngữ điều có một lớp từ vựng riêng. Mục đích của ngôn ngữ là vạch trần bản chất của đối tượng, gọi đúng tên sự vật. Nhằm mục đích giải thiêng tính chính thống của ngôn ngữ, đồng thời qua đó bày tỏ thái độ chế giễu, chỉ ra cái khôi hài của nhà văn được đề cập. Tạ Duy Anh đã cố ý đặt nhầm vị trí các lớp từ vựng của các phong cách ngôn ngữ khác nhau, làm nên sắc thái giễu nhại trong tiểu thuyết của mình theo cách này. Chẳng hạn, lớp từ ngữ ngoại giao tinh tuyển trộn lẫn với lớp từ ngữ bình dân được vận

dụng vào việc đàm phán của các nhà khoa học khi họ không tìm được nguyên nhân những cái chết bất đắc kỳ tử” của dân làng Thổ Ô, và đổ lỗi cho kẻ địch là cách thức truy ra bản chất “không khoa học của khoa học”.

“Các tri thức hàng đầu phân công nhau bóp trán suy nghĩ trước hết tìm lối thoát cho chính họ ... cuối cùng thật kỳ lạ gần như một trăm phần trăm các thành viên đều ơ - rê ca - tìm ra rồi ... Giờ đây, các nhà khoa học chỉ còn thêm động tác: thuyết phục bà con bằng lòng với kết luận kẻ địch là nguyên nhân của những cái chết. ... Ngay tối hôm ấy đoàn công tác phải cử người đi đàm phán với lão (chủ tịch xã) trên tinh thần hiểu biết, lấy ổn định lòng dân và lợi ích lâu dài làm trọng, hai bên cùng có lợi. Đàm phán đến nửa đêm, cò kè bớt một thêm hai mãi mới đi đến ngã ngũ. Người đi, người ở đều rạng rỡ, mặt mày ... người ở lại người đi đều hỉ hả bắt tay, ôm hôn, chúc may mắn, hẹn gặp lại ... y như làng có hội” [7, tr.142 - 144].

Lớp từ ngữ chính luận, từ ngữ quân sự trộn lẫn trong Biên bản về vụ hủ hóa bắt quả tang nói lên tinh thần cảnh giác với kẻ địch của những kẻ mang danh bảo vệ “chế độ” máy móc đến thái quá: “tổ tuần tra với tinh thần cảnh giác cao độ do được trang bị vũ khí lý luận. Sắc bén chủ động tiến công kẻ địch, nên có thời triển khai lực lượng áp sát mục tiêu. Sau khi cân nhắc tổ tuần tra đã chọn phương án xộc thẳng vào sào huyệt” và bắt quả tang “tên Hoàng viết lại đang đè ả Trần Thị Bé phụ trách vườn ươm, trong tình trạng cả hai đều cởi truồng” [7, tr.94].

Đối với tiểu thuyết cũng thế, Tạ Duy Anh luôn có khuynh hướng sử dụng ngôn ngữ thanh bạch, suồng sã trong một cuộc mặc cả đã vạch rõ bản chất của kẻ lọc lõi sành đời - ả gái điếm “bán dưới nuôi trên” trong Thiên thần sám hối.

“Thì anh vào đây đã rồi hẳng ra giá. Em lấy rẻ thôi ... Ông anh cho chỗ khác bao nhiêu thì cho chỗ em bấy nhiêu. Giá chung thôi mà. Nhưng

riêng em thời gian không hạn chế. Suốt đêm nhấn nhá cũng được, tàu nhanh lướt ván cũng được, ở đây hay về chỗ anh cũng được, nằm ngữa, nằm sấp, nằm nghiêng , ngồi xổm, chổng mông, ghếch chân kiểu chó đái, trăn gió cuốn mồi, thằn lằn giãy chết, nhái ôm măng, khỉ cõng con hay đại bàng cắp thỏ như cách của người Nhật... em cũng chiều hết. Kiểu chó, kiểu rắn.. ô kê. Kem mút, gặm ngô non, thổi kèn, bật bông, xóc đĩa ... em biết đủ cả... cho em tờ

“cụ xanh” có được không” [7, tr.129].

Lớp ngôn ngữ chính trị trang nghiêm, duy lí mang tính giai cấp cũng được nhà văn đem ra giễu nhại, bằng cách, để cho các nhân vật phát ngôn không đúng với vị trí xã hội hay hoàn cảnh giao tiếp, qua đó lật tẩy bản chất ba lơn, tạo ra giọng điệu giả danh tri thức, giễu cợt trong trò chơi “chiêm chuột” ở đời. Lời của vua chuột dạy thằng Thượng thực hiện lời nguyền rủa những kẻ gây đau khổ cho nó: “Tình thế phải chín muồi cộng với thời cơ. Vả lại, nói như bọn lừa khách hàng chuyên nghiệp, quà tặng luôn có hạn” [7, tr.155]. Đã nói lên tất cả sự rình rập, cơ hội, tiềm ẩn cái xấu xa, cái ác. Lời ông Thìn hẹn hò tình nhân ngoại tình tại miếu thành hoàng “ừ, anh sẽ rút kinh nghiệm. Thực tiễn quyết định lý luận mà. Đoàn kết một lòng, cảnh giác kiên định lập trường, bách chiến bách thắng nhé” [7, tr.178] đã khêu ra các mã giả danh trí thức rất vô văn hóa của ông tổ trưởng phụ trách an ninh Thìn.

Vòng luẩn quẩn của ngôn từ khiến thời gian cứ đẩy lên đến đỉnh điểm của phi lý, kiến giải sự rối bời, mất khả năng nhận thức của chủ thể phát ngôn khiến Chu Quý bế tắc, vô vọng khi tìm hung thủ gây nên cái chết của thằng bé đánh giày. Ngôn ngữ ấy tự nó còn nói lên thái độ lãnh cảm của chính con người trước đồng loại là nguyên nhân của mọi tội lỗi.

Miêu tả cuộc đời và con người như vốn có, ngôn ngữ tiểu thuyết không chỉ soi sáng bởi ngôn ngữ tác giả mà còn được soi sáng bởi ngôn ngữ nhân vật. Vì là một chủ thể độc lập trong thế giới của mình, mỗi nhân vật có một

tiếng nói, một thứ ngôn ngữ riêng. Ngôn ngữ là phương tiện biểu hiện và soi chiếu một cách trung thực thế giới tinh thần, nhân cách của nhân vật.

Trong Giã biệt bóng tối, vua chuột - hồn ma quái quỷ đại diện cho thế lực hắc ám, đen tối, thất học - ẩn mình trong bóng tối, đội mồ sống dậy rồi nhảy tót vào làm nhân vật trong cuốn sách được nhà văn, bằng nhiều phương thức khác nhau, “đặt cách” cho hắn một thứ ngôn ngữ rất riêng làm nên giọng giễu nhại độc đáo.

Khi thì hắn chơi trò đánh vần, chiết tự cho chữ:

“Vài buổi theo lớp bình dân học vụ chỉ đủ cho tao biết đánh vần đờ iết giết sắc giết. Thề là thoát mù, nhưng hóa ra cũng chỉ cần biết đánh vần là đọc được câu thần chú. Nờ ơ nơ hỏi nở rờ a ra, nờ ơ nơ hỏi nở, rờ a ra, nờ ơ nơ hỏi nở rờ a ra ... Ta đánh vần tiếp những chỉ dẫn: Hờ ay hay ngã hãy lờ ên lên đờ ương đương huyền đường, vờ a va huyền và, mờ ang mang, vờ ê vê huyền về, đờ ây đây, cơ ang cang huyền càng, nhờ iêu nhiêu huyền nhiều, lờ inh linh, hờ ôn hôn huyền hồn, cờ ang cang huyền càng, tơ ốt tốt” [7, tr.149-150].

Khi thì ngôn lời của hắn chủ yếu là lớp từ láy giàu sắc thái tượng hình tượng thanh: “đỏ lòe, đỏ loẹt, thối nông thối nặc, trống huếch trông hoắc, lanh tanh lạnh ngắt ... Để anh em tao đen đặc đen đặc, để đội ngũ chúng ta dằng dặc dằng dặc” [7, tr.264]. Trong một ngôn cảnh khác: “Những kẻ đang ngoác miệng hát theo đều là những con chuột đủ cỡ, từ mốc đầu đến đỏ hon hơn, cứ nhung nhúc nhung nhúc. Những bước chân lũn cũn nhún nhảy ... thế là tất cả lại đồng loạt dướn cổ lấy hơi. Bè cao đi trước, bè trầm theo sau. Cả một đoàn dài dằng dặc, dài vô tận ... trung trung điệp điệp. Bạt ngàn, đen đặc... “Bóng tối đen đặc trải ra mênh mông” [7, tr.251].

Hoặc khi hắn vận dụng kỹ thuật nhắc vở kịch để ra oai quyền năng đáng chế ngự và gây sự chú ý của mọi người về mình: “Mày chết đến nơi rồi.

Nguyền rủa nó đi. Nào, thằng oắt con chết tiệt kia. Thằng oắt con chết tiệt

kia. Mày có thấy công trình của tao dang dở không ? Mày có thấy công trình của tao dang dở không ? ... Thể hiện là quan trọng. Thể hiện là quan trọng.

Còn lại kệ mẹ đưa nào dại thì cứ việc tin. Kệ mẹ đứa nào dại thì cứ việc tin.

Nhắc vở khéo lắm ...” [7, tr.293].

Nét đặc sắc của Giã biệt bóng tối là nghệ thuật trần thuật, với nhiều điểm nhìn về hiện thực và con người. Nhưng có lẽ hai điểm nhìn trần thuật vừa bao quát vừa song hành là điểm nhìn thằng Thượng và gã vua chuột.

Giọng điệu vần vè bằng thứ ngôn ngữ xó chợ và vỉa hè của những kẻ lưu manh “ăn không nên đợi nói không nên lời” trên đây rất phù hợp với tính cách của hắn - một con rối, vừa dốt nát vừa ma lanh. Những lời độc thoại, đối thoại, “diễn ngôn” dẫn dắt vấn đề bằng lớp ngôn ngữ giễu nhại đã thể hiện điểm nhìn phủ định của hắn về hiện thực cuộc sống. Với những điều đang diễn ra là vô nghĩa, chế giễu thời bình dân học vụ quá lắm là dạy cho người ta, trong đó có hắn, biết đánh vần con chữ (nghĩa là thoát mù chứ chưa thoát dốt: vẫn còn tăm tối) chưa tương xứng với mong ước nâng cao trình độ dân trí mà một thời tự hào ca ngợi với hắn “cuộc đời Y như là sân khấu của những thằng hề. Hề lớn, hề bé, hề dài cẳng, hề ngắn lũn chũn, hề tròn ung ủng ... cứ là đông nhung nhúc mà hắn muốn biết tất cả thành dân chợ trời” [7, tr.51].

Bên cạnh việc trộn lẫn mọi “tầng lớp ngôn ngữ” trong một văn bản để tạo nên tính giễu nhại, việc nhà văn chú trọng xây dựng lớp ngôn ngữ riêng cho mỗi nhân vật đã làm cho tính cách các nhân vật được bộc lộ rõ nét. Điều hiển nhiên nhiệm vụ trong tác phẩm văn học không thể là “vật tự nó”, vô nghĩa thông qua nhân vật, nhà văn bày tỏ thái độ về các hiện tượng diễn ra trong đời sống, phải chăng ở đây, là cái nhìn đầy châm biếm và xót xa về xã hội và cuộc sống hiện nay.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong thiên thần sám hối và giã biệt bóng tối của tạ duy anh (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)