Đánh giá công tác quản lý, tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị sản xuất tại công ty cổ phần mía đường tuy hòa (Trang 86 - 88)

Để có thể quản lý sản xuất một cách có hiệu quả đòi hỏi Công ty phải có một phương pháp quản lý thích hợp, đúng đắn.

Nhìn vào quy trình công nghệ của Công ty cổ phần mía đường Tuy Hòa, ta thấy quá trình sản xuất được chia thành nhiều bước công việc chi tiết với nhiều công đoạn chính. Đây là dây chuyền sản xuất liên tục, tính cân đối nhịp nhàng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, nếu một công đoạn nào đó trong dây chuyền ngừng hoạt động thì cả dây chuyền sẽ ngừng sản xuất. Vì vậy đòi hỏi Công ty phải có phương pháp quản trị hợp lý nhằm đảm bảo cho sản xuất được diễn ra bình thường.

Công tác sản xuất đường:

Ngay từ đầu vụ Công ty đã tăng cường công tác quản lý thiết bị, các thông số kỹ thuật hoạt động của máy móc thiết bị đều được theo dõi nghiêm ngặt. Thiết bị sản xuất đường mới được tu bổ, nâng cấp nên công suất hoạt động cao hơn. Và một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản đạt được trong năm 2008 như sau: Hiệu suất ATSX đạt 79,64%, hiệu suất an toàn thiết bị đạt 93,06%, hiệu suất tổng thu hồi đạt 79,35% và tỉ lệ mía/đường: 9,69 mía sạch, qui về 10CCS).

Tuy nhiên công tác sản xuất đường của công ty còn mắc phải một số hạn chế sau:

- Thời tiết không thuận lợi, mưa lớn và kéo dài nhiều ngày trong những ngày đầu vụ và trong thời điểm chính vụ ép, kết hợp với vùng nguyên liệu của Công ty nằm ở vùng sâu vùng xa, địa thế vận chuyển khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến công suất ép, hiệu suất ép, hiệu suất an toàn sản xuất và nhất là hiệu suất tổng thu hồi đường do thời gian ngừng ép và số lần ngừng ép do trời mưa nhiều.

- Hệ thống lắng nổi mới đưa vào hoạt động vụ đầu tiên nên công nhân vận hành chưa thành thạo, kinh nghiệm xử lý sự cố chưa có.

- Công tác vận hành hệ thống xử lý nước chưa chú trọng đúng mức, chất lượng nước xử lý chưa đạt yêu cầu và lượng nước tràn chảy quá lớn làm tăng chi phí điện năng.

- Trong vụ ép 2007-2008, các thiết bị: tuabin ép, tuabin cấp nước hoạt động tốt. Riêng tuabin phát điện bị sự cố ngay từ đầu vụ ép đã ảnh hưởng rất nhiều đến

hiệu quả sản xuất của Công ty. Tổng cộng thời gian dừng ép do sự cố tuabin phát điện khoảng 150 giờ và phải dừng dây chuyền để xử lý trên 20 lần.

- Trong vụ ép qua, công tác kiểm tra chất lượng chưa nghiêm ngặt nên có một số lượng đường bụi, đường độ ẩm cao nhập kho, làm giảm uy tín thương hiệu của Công ty trên thị trường.

Công tác sản xuất cồn tinh luyện

Trong thời gian qua phân xưởng sản xuất Cồn hoạt động ương đối ổn định nhưng cũng có những sự cố do khách quan làm ảnh hưởng đến sản xuất của phân xưởng như :

- Trong giai đoạn đầu Cán bộ kỹ thuật và công nhân vận hành còn mới chưa có kinh nghiệm đặc biệt là công đoạn xử lý nước thải và vận hành bồn Biogas.

- Nguồn điện lưới bị cắt liên tục gây tổn thất và làm cho tổng số giờ vận hành ổn định thấp, mặt dù có sự hổ trợ tối đa của phân xưởng đường nhưng chỉ duy trì hoạt động được khâu lên men, công đoạn chưng cất phải dừng hoạt động.

- Trong giai đoạn đầu và cuối vụ ép, lượng hơi cấp từ phân xưởng đường có lúc bị gián đoạn phải sử dụng dầu FO để bổ sung.

Công tác sản xuất phân vi sinh

Công tác sản xuất phân vi sinh chủ yếu bằng thủ công, thiết bị cũ kĩ chủ yếu dùng sức người do đó năng suất không cao. Nhà xưởng, sân bãi, trang thiết bị sản xuất của phân xưởng qua sử dụng nhiều năm xuống cấp chưa được cải tiến, sửa chữa, phục hồi, không có kho chứa thành phẩm nên khi tiêu thụ không kịp làm ách tắc sản xuất.

Ngoài những công tác sản xuất chính như trên thì Công ty còn có những công tác hỗ trợ sản xuất như công tác xử lý nước, chất thải. Công ty đã cho xây dựng một hệ thống bệ xử lý nước thải, chống ô nhiễm môi trường. Hệ thống bể được xây dựng vững chắc, lót dưới là lớp nylon, giấy dầu chống thấm, bên trên gạch xây nghiêng. Nước thải từ các phân xưởng đưa vào bể cách biệt, có men phân hủy độc tố, sau đó được bom ra hệ thống bể lọc, khi thì ngấm xuống cát, khi thì trồi qua lớp đá để vào bể chứa chính, lại tiếp tục lọc sạch nược theo mương dẫn thoát ra sông Đồng Bò. Dung tích bể chính là 5000 m3 mõi ngày lọc sạch 500 m3 nước trả

Nhìn chung, quá trình sản xuất của Công ty còn gặp rất nhiều bất cập. Do đó, để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục, không có trục trặc sai soát thì Công ty cần nhanh chóng khắc phục những tồn tại trên. Đồng thời việc quản lý quá trình sản xuất cũng phải diễn ra nghiêm ngặt hơn và được thực hiện bởi đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề, đội ngũ kiểm tra chất lượng sản phẩm của cÔng ty.

Để đảm bảo cho quá trình sản xuất trên dây chuyền công nghệ được diễn ra liên tục đạt hiệu quả, Công ty đã tiến hành quản lý tổ chức nhân sự như sau:

Sản xuất gồm 3 ca: ca 1 từ 2h sáng – 10h trưa, ca 2 từ 10h trưa – 6h chiều và ca 3 từ 6h chiều – 2h sáng. Trước khi vào ca, công ty tổ chức cho công nhân đến trước khoảng 30 phút để tiếp cận công việc, chuẩn bị sản xuất, làm vệ sinh ... Trong mỗi bộ phận có tổ trưởng để điều độ và chịu trách nhiệm về các hoạt động của bộ phận mình, đồng thời phân rõ trách nhiệm của từng công nhân trên từng vị trí thao tác.

Qua thực tế cho thấy công tác tổ chức lao động trên dây chuyền công nghệ của Công ty là hoàn toàn hợp lý, đảm bảo sử dụng tiết kiệm có hiệu quả nguồn lao động. Bên cạnh đó, Công ty đã tiến hành phân công trách nhiệm rõ ràng trên từng thao tác. Điều này có tác dụng giúp cho công nhân làm việc có tinh thần trách nhiệm đối với công việc của mình, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản trị sản xuất.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị sản xuất tại công ty cổ phần mía đường tuy hòa (Trang 86 - 88)