Tình hình sử dụng công suất của máy móc thiết bị

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị sản xuất tại công ty cổ phần mía đường tuy hòa (Trang 78 - 80)

Công suất thiết kế: 1.250 tấn nguyên liệu/ngày, trong đó: Đường kính RS: 25.000 tấn/ năm

Cồn thực phẩm cao cấp: 20.000 lít/ ngày, 6 triệu lít/ năm Phân vi sinh: 15.000 tấn/ năm.

Đây là những sản phẩm chính của Công ty. So với công suất trung bình của các nhà máy đường trong cả nước như nhà máy đường Quảng Ngãi có công suất 300.000 tấn thì công suất này còn thấp.

Để thấy rõ được công suất sản xuất của Công ty ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu của sản phẩm đường sau:

Bảng 16: Tình hình sử dụng công suất của máy móc thiết bị năm 2009, 2010 Chênh lệch Chỉ tiêu Đvt Năm 2009 Năm 2010 +/- %

Sản lượng đường ứng với công suất

thiết kế Tấn 25.000 25.000 0 0

Sản lượng đường ứng với công suất

mong đợi Tấn 21.500 21.500 0 0

Sản lượng đường thực tế đạt được Tấn 12.437 8.752 -3.685 -29,6 Mức độ sử dụng công suất có hiệu

quả 0,86 0,86 0 0

Hiệu suất sử dụng 0,58 0,4 -0,18 -31

Nhận xét:

Ta thấy, công suất của máy móc thiết bị không biến động nhiều lắm từ năm 2009 sang năm 2010. Cụ thể, công suất thiết kế và công suất mong đợi vẫn giữ nguyên, chỉ có sản lượng thực tế năm 2010 thấp hơn năm 2009 là 3.685 tấn tương đương 29,6 %.

Công suất mong đợi qua 2 năm 2009, 2010 của Công ty chỉ bằng 86 % công suất thiết kế hay với khả năng của Công ty chỉ hi vọng sản xuất được 21.500 tấn. So với công suất mong đợi thông thường là lấy tối đa bằng 90 % công suất thiết kế sau khi đã loại trừ các điều kiện sản xuất bất thường, những trục trặc kỹ thuật, tổ chức, cung cấp đầu vào... thì vẫn chưa đạt yêu cầu.

Về hiệu suất sử dụng, năm 2009 mức sản lượng thực tế sản xuất được thấp hơn sản lượng mong đợi là 9.063 tấn đạt 42,1% và năm 2010 là 12.748 tấn đạt 59,3%. Con số này tương đối thấp, nên Công ty cần phải nổ lực hơn nữa để công suất mong đợi bằng 90% công suất thiết kế và công suất thực tế bằng 100% công suất mong đợi. Có như vậy, Công ty mới tăng được sản lượng sản xuất qua các năm và để sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị.

nhu cầu của Công ty như thế nào so với thị trường. (Giả sử Công ty huy động mọi nguồn lực sản xuất đạt mức sản lượng tối đa là 25.000 tấn/năm ).

Bảng 17: So sánh công suất của công ty với

sản lượng toàn ngành đường Việt Nam năm 2010

Đvt: Tấn Chênh lệch Sản lượng thực tế của ngành đường Việt Nam Công suất của Công ty +/- % 904.000 25.000 -879.000 -97,23

( Nguồn: tham khảo trên mạng )

Năm 2010 ngành mía đường Việt Nam kết thúc với những thống kê ảm đạm, tổng sản lượng đường chỉ đạt 904.000 tấn giảm 5000 tấn so với niên vụ trước, tỉ lệ phát huy công suất chế biến của các nhà máy chỉ đạt 61,2 % so với thiết kế. Nếu so với công suất tối đa Công ty có thể đạt được là 25.000 tấn, thì công suất của Công ty vẫn thấp hơn đến 879.000 tấn đường so với tổng sản lượng đường cả nước trong năm 2010 hay khả năng đáp ứng nhu cầu của Công ty thấp hơn tới 97,23 % khả năng đáp ứng nhu cầu ngành đường Việt Nam. Con số này thật sự quá cách xa, do đó hướng lâu dài Công ty nên huy động vốn để đầu tư nâng cao công suất hiện có của mình.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị sản xuất tại công ty cổ phần mía đường tuy hòa (Trang 78 - 80)