Giới thiệu chung về Công ty

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị sản xuất tại công ty cổ phần mía đường tuy hòa (Trang 43 - 100)

2.1.1 Sơ lược về Công ty:

Công ty Mía đường Tuy Hòa là tiền thân của Công ty cổ phần mía đường Tuy Hòa, được thành lập theo quyết định số 10NN-TCCB/QĐ ngày 11/10/1995, Công ty cổ phần mía đường Tuy Hòa được hình thành theo quyết định số 3081/QĐ/BMDN ngày 08/11/2005 của Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.

TÊN GỌI CỦA CÔNG TY:

*. Tên Việt Nam: CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG TUY HÒA

*.Tên quốc tế: TUY HÒA SUGAR CANE AND SUGARJOINT STOCKCOMPANY

*. Trụ sở làm việc:

Thôn Lương Phước - xã Hòa Phú – huyện Tây Hòa – tỉnh Phú Yên *. Tên viết tắt: TUCSUCO

*. Điện thoại: (057) 3590122 – (057)3590123 *. Fax: 057.590138

Công ty cổ phần mía đường Tuy Hòa thực hiện sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đăng ký, đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ pháp luật kinh doanh, đảm bảo chất lượng sản phẩm, không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Ngành nghề kinh doanh chính:

- Sản xuất kinh doanh công nghiệp chế biến đường, mật và các sản phẩm sau đường (bánh, kẹo, cồn, men thực phẩm, nước giải khát, rượu bia, phân bón, ván ép, thức ăn gia súc).

- Dịch vụ kỹ thuật mía đường, cung ứng vật tư, hàng hóa nguyên liệu, máy móc phục vụ vùng nguyên liệu, chế biến các sản phẩm cơ khí và phụ tùng thiết bị chuyên ngành mía đường và sau đường

Đặc điểm hoạt động kinh doanh :

Công ty Cổ phần Mía Đường Tuy Hòa hoạt động theo thời vụ, phụ thuộc vào vùng mía của Công ty, thông thường bắt đầu vào vụ ép sản xuất từ tháng 12 và kết thúc vụ vào cuối tháng 06 hàng năm.

Đặc điểm của ngành sản xuất mía đường hoạt động 07 tháng liên tục, sau đó dừng sửa chữa lớn máy móc thiết bị chuẩn bị cho vụ ép năm sau .

Công tác báo cáo quyết toán tài chính hàng năm theo quy định của Bộ tài chính. Bắt đầu niên độ ngày 01 tháng 01 và kết thúc niên độ ngày 31 tháng 12 hàng năm. Ngoài ra Công ty còn thực hiện công tác báo cáo phục vụ cho ngành quản lý theo vụ ép sản xuất.

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ:

Chức năng:

Sản xuất, chế biến đường mật và các sản phẩm sau đường.

Nhiệm vụ:

+ Quản lý, khai thác và nghiên cứu phát triển vùng nguyên liệu mía của Công ty, đảm bảo chất lượng và số lượng đường thành phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thi trường.

+ Trên cơ sở khả năng của Công ty và nhu cầu xã hội Công ty cổ phần mía đường Tuy Hòa xây dựng các kế hoạch sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm của Công ty sản xuất, kế hoạch lao động, kế hoạch tài chính đảm bảo cho quá trình sản xuất, kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao, sau đó tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch sản xuất kinh doanh và xây dựng các chiến lược dài hạn.

+ Mở rộng và phát triển sản xuất trên tất cả các lĩnh vực theo hướng chuyên môn hóa và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động.

+ Tạo mối quan hệ mật thiết với chính quyền địa phương và nông dân trồng mía để trở thành một khối thống nhất, quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung bền vững lâu dài.

+ Chủ động đào tạo nguồn lao động của Công ty và giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh góp phần ổn định xã hội.

+ Chăm lo, cải thiện và từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên Công ty.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và sản xuất

Các địa bàn NL Quan hệ trực tuyến Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Giám đốc Phó GĐ KT Phó GĐ NL Phòng NLVT Phòng KT - KCS Phòng TCKT Phòng TCHC Phòng KHKD Phân xưởng phân vi sinh Phân xưởng cơ điện Phân xưởng đường Phân xưởng cồn Ka C Ka B Ka A Đội vận tải Trạm mía

đường Văn phòng giao dịch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cửa hang

Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận:

 Hội đồng quản trị:

- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng.

 Ban Kiểm Soát:

- Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông thực hiện giám sát HĐQT trong việc quản lý tình hình hoạt động của công ty.

- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính.

 Giám đốc công ty:

- Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

- Giám đốc thay mặt Công ty giao dịch với các cơ quan nhà nước và các đơn vị kinh tế khác, chịu trách nhiệm trước HĐQT và về trách nhiệm pháp lý điều hành Công ty.

 Phó Giám đốc kỹ thuật:

- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả quyết định của mình. Những vấn đề lớn mà kết quả của nó có ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của Công ty thì phải xin ý kiến chỉ đạo của Giám đốc.

 Phó Giám đốc nguyên liệu vận tải:

- Tham mưu giám đôc trong công tác thu mua nguyên liệu. Nếu có vấn đề gì lớn ảnh hưởng đến hoạt động chung của Công ty thì tham mưu Giám đốc để có ý kiến quyết định.

 Phòng tổ chức – hành chính: - Quản lý nhân sự trong Công ty.

- Quản lý công văn giấy tờ các loại sổ sách về hành chính và con dấu, thực hiện lưu trữ hồ sơ, dữ liệu.

- Tổ chức việc giao tiếp, tiếp khách đến liên hệ công tác tổ chức cuộc hội nghị, họp của Công ty.

 Phòng tài chính kế toán:

- Thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính.

- Tham mưu cho Giám đốc thực hiện các chế độ và quản lý tài chính theo quy định của Bộ tài chính và cơ quan chủ quản. Quyết toán tài chính quý, năm.

- Thực hiện ghi chép, tập hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có sự chuyển dịch đồng tiền theo đúng quy định pháp lệnh kế toán thống kê Nhà nước. Tổ chức hạch toán kế toán về quan hệ kinh doanh và tập hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê.

- Ngân quỹ thực hiện quản lý tiền mặt, theo dõi ghi chép, thu, chi tiền mặt của đơn vị.

 Phòng kế hoạch kinh doanh:

- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tham mưu giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh, mua bán, quản lý sản phẩm, nhập, xuất kho nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất.

- Quản lý các hợp đồng kinh tế, quan hệ với khách hàng và tiêu thụ sản phẩm.

 Phòng kỹ thuật -KCS:

- Quản lý, kiểm tra sản phẩm theo đúng quy trình công nghệ.

- Quản lý định mức kỷ thuật của đơn vị. Đồng thời tổ chức bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị.

- Phân tích các mẫu sản phẩm trên dây chuyền sản xuất, kiểm tra chất lượng đường thành phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Phòng nguyên liệu vận tải:

- Quản lý công tác đầu tư vùng nguyên liệu và tổ chức điều hành các địa bàn thu mua nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Điều động việc vận chuyển mía từ vùng nguyên liệu về nhà máy.

 Phân xưởng sản xuất đường:

- Nghiên cứu cải tiến gia công, thiết bị phụ tùng phục vụ cho dây chuyền sản xuất.

 Phân xưởng cồn tinh luyện:

- Dùng phụ phẩm mật rỉ để sản xuất cồn.

 Phân xưởng sản xuất phân vi sinh:

- Dùng bã bùn của dây chuyền sản xuất đường thải ra để sản xuất phân vi sinh phục vụ vùng nguyên liệu mía của Công ty.

Sơ đồ 8: Quy trình sản xuất sản phẩm đường RS của công ty.

Thuyết minh quy trình:

-Công đoạn xử lý, ép mía: mía được chuyển đến nhà máy bằng xe ô tô,

sau đó cân xác định trọng lượng bằng thiết bị điện tử cân cả xe, mía được đưa lên bàn lùa, được lùa xuống băng tải, qua máy khỏi băng, qua hai dao chặt, qua búa đập, qua 4 máy ép để lấy nước mía, nước mía được lấy mẫu kiểm nghiệm KCS để trả tiền KCS cho người dân, bã mía được đem đi đốt lò hơi.

Xử lý, ép mía Xử lý hóa học và cô đọn g nước mía Nấu Ly tâm Sấy, sàn Thành Phẩm

Để lấy được nhiều đường ra khỏi bã mía, máy ép 4 dùng nước nóng thẩm thấu cho máy ép số 3, nước mía ở máy ép 3 dùng để thẩm thấu cho máy ép 2, nước mía ở máy ép số 1 và 2 là nước mía hỗn hợp được đưa sang khu hoá chế xử lý.

-Công đoạn xử lý hoá học và cô đọng nước mía:

Nước mía hỗn hợp được gia nhiệt sơ bộ đến 530C, sau đó đưa qua thiết bị gia nhiệt 0, rồi xử lý sơ bộ đến pH=7,2 nước mía được gia nhiệt lần 2 đến 1200C, sau đó qua kết tủa hơi rồi được bơm vào thiết bị lắng lọc. Tại đây nước mía được tách thành nước mía trong và nước mía bã bùn. Nước mía có bã bùn được đem đi lọc chân không, đồng thời bã bùn được thải ra làm phân vi sinh còn nước lọc dư bơm trở lại cùng nước mía hỗn hợp.

Nước mía trong khi ra khỏi thiết bị lắng lọc được bơm qua gia nhiệt lần 3 nhiệt độ 1120C. Sau đó nước mía được bơm qua hệ thống bốc hơi 4 hiện có Bx=55÷60, pH=6,5 sau đó siro được bơm đi hấp thụ khí S02 lần 2 đem nấu đường có trị số pH=5÷ 5,5.

-Công đoạn nấu: Siro sau khi xử lý vào lọc được bôm 5A bơm lên thùng

chức công C02. Siro được hút vào nồi đường non A

-Công đoạn ly tâm: Sau khi nấu xong được xả xuống trợ tâm COSrồi được ly tâm A phân ra thành mật A và đường RS.

-Công đoạn sấy, sàn: Đường RS được xả xuống băng tải C qua gầu nâng C xuống sấy đường C.

-Công đoạn đóng bao: Sau khi sấy đường, sàn và phân loại đường. Đường được kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn, rồi đưa đi đóng bao và bán ra thi trường, đường bụi được đưa đi hồi dung lại.

2.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: 2.1.4.1 Khái quát năng lực kinh doanh của doanh nghiệp: 2.1.4.1 Khái quát năng lực kinh doanh của doanh nghiệp: a) Vốn:

Bảng 1: Bảng tình hình nguồn vốn của nhà máy qua các năm

(Đvt: triệu đồng) Chênh lệch (%) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 09/08 10/09 Nợ phải trả 169.484 173.094 166.818 2,13 -3,63 Nguồn vốn chủ sở hữu 24.212 34.618 45.572 42,98 31,64 Tổng nguồn vốn 193.696 207.712 212.390 7,24 2,25

(Nguồn: p.Kinh doanh)

Bảng 2: Bảng tỷ trọng các nguồn vốn của nhà máy qua các năm (Đvt: triệu đồng)

2008 2009 2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Nợ phải trả 169.484 87,5 173.094 83,3 166.818 78,5 Nguồn vốn chủ sở hữu 24.212 12,5 34.618 16,7 45.572 21,5 Tổng nguồn vốn 193.696 100 207.712 100 212.390 100

(Nguồn: p.Kinh doanh)

Qua 2 bảng trên ta thấy, tổng vốn kinh doanh của Công ty năm 2008 giảm 7,24 % so với năm 2009 nguyên nhân chủ yếu là do sự suy giảm của nền kinh tế thế giới và lạm phát ở nước ta tăng cao 22% người dân thắc chặt chi tiêu, nên Công ty giảm nguồn vốn đầu tư.Và năm 2009, 2010 nguồn vốn kinh doanh của Công ty đều tăng, điều này chứng tỏ khi nền kinh tế ổn định thì Công ty không ngừng đầu tư cho sản xuất.

Cũng qua bảng trên ta thấy, tổng vốn chủ sở hữu cũng liên tục tăng mạnh qua các năm, năm 2009 tăng tới 42,98 % so với năm 2008 và năm 2010 tăng 21,5 % so với năm 2009. Ngoài ra theo bảng 2 ta thấy tỷ trọng của vốn chủ sở hữu luôn chiếm dưới 50% trên tổng vốn kinh doanh. Điều này chứng tỏ Công ty phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn đi vay, tính tự chủ về tài chính của Công ty là không cao.

Về nguồn vốn vay, theo bảng 2 ta thấy nợ phải trả năm 2009 giảm 4,2 %, năm 2010 giảm 4,8 % điều này chứng tỏ Công ty có khả năng trả nợ tốt.

b) Lao động:

Bảng 3: Trình độ lao động của Nhà máy qua các năm 2007-2009.

ĐVT: Người

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

2009/2008 2010/2009 Trình độ số lượng % số lượng % số lượng % số lượng % số lượng % Đại học và trên đại học 49 31,8 56 25 63 13 7 14,28 7 12,5 Cao đẳng và trung cấp 12 7,79 22 9,8 42 8,6 10 83,3 20 90,9 Phổ thông 93 60,41 146 65,2 381 78,4 53 56,9 235 160,9 Tổng số 154 100 224 100 350 100 70 45,45 126 56,25

(Nguồn: p.Kinh doanh)

Qua bảng trên ta thấy:

Số lượng lao động của Nhà máy liên tục tăng qua các năm, năm 2009 tăng 45,45 % so với năm 2008 tương ứng 70 người và năm 2010 tăng 56,26 % so với năm 2009 tương ứng 126 người. Kết quả hoạt động của Công ty liên tục tăng trưởng qua 3 năm vì vậy nhu cầu tăng số lượng lao động của Công ty là hoàn toàn hợp lý

Trình độ lao động của Công ty là tương đối cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm khoảng gần 50%, tỷ lệ có tình độ đại học tuy có giảm nhưng số lượng có tăng qua các năm, đặc biệt là năm 2010. Tương tự công nhân có trình độ cao đẳng và trung cấp cũng ngày càng tăng lên.

2.1.4.2 Phân tích, đánh giá kết quả kinh doanh:

a. Tình hình sản xuất của Công ty:

Bảng 4: Sản xuất sản phẩm Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Sản phẩm Đvt 2008 2009 2010 +/- % +/- % Đường RS Tấn 12.333 12.437 8.752 104 0,84 -3.685 -29,63 Cồn tinh luyện Lít 5.054.275 5.002.500 5.004.000 -51.775 -1,02 1.500 0,03 Phân vi sinh Tấn 1.813 1.700 2.748 -113 -6,23 1.048 62,64

(Nguồn: p.Kinh doanh)

Qua bảng trên ta thấy:

- Đường RS năm 2009 tăng 104 tấn tương đương 0,84 % so với năm 2008. Năm 2010 sản lượng này lại giảm 3.685 tấn tương đương giảm 29,63 % so với năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn nguyên liệu mía của Công ty năm 2008, 2010 giảm so với năm 2009.

- Cồn tinh luyện năm 2009 giảm 51.775 lít tương đương giảm 1,02 % so với năm 2008, và giảm 1.500 lít tương đương giảm 0,03 % so với năm 2010. Như vậy sản phẩm cồn tinh luyện có xu hướng giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do giá nhiên nguyên vật liệu đầu vào tăng làm cho giá thành của sản phẩm cồn tinh luyện cao trong khi giá sản phẩm cồn tinh luyện trên thị trường tăng rất ít ảnh hưởng đến công tác sản xuất cồn. Ngoài ra, phân xưởng cồn sử dụng hoàn toàn điện lưới cho sản xuất, tuy nhiên nguồn điện này trong mùa cao điểm thường bị cắt sa thải, nhiều lúc cắt điện đột ngột không báo trước, dẫn đến công suất sản xuất giảm, chất lượng thành phẩm khó ổn định và tổn thất sản phẩm.

- Phân vi sinh năm 2009 giảm 113 tấn tương đương giảm 6,23 % so với năm 2008, và giảm 1.048 tấn tương đương giảm 62,64 % so với năm 2010. Như vậy, sản phẩm phân vi sinh có xu hướng tăng mạnh trong năm 2010, nguyên nhân chủ yếu là do Công ty đã có chính sách tiêu thụ hiệu quả, cung cấp kịp thời sản phẩm phân vi

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị sản xuất tại công ty cổ phần mía đường tuy hòa (Trang 43 - 100)