Công tác quản lý thu mua nguyên vật liệu:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị sản xuất tại công ty cổ phần mía đường tuy hòa (Trang 69 - 71)

Nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản và vô cùng quan trọng của quá trình sản xuất, là thực thể cấu thành nên sản phẩm. Đảm bảo cung ứng đầy đủ về mặt số lượng, chất lượng và quy cách thì sẽ đảm bảo cho công tác quản trị sản xuất đạt hiệu quả tốt. Đi đôi với việc cung ứng là việc sử dụng nguyên liệu sao cho có hiệu quả hợp lý và tiết kiệm. Những vấn đề trên đều cần thiết và quan trọng vì nếu thực hiện tốt các vấn đề trên thì sẽ làm tăng sản lượng, tăng năng suất.

Nguyên liệu chính sử dụng trong sản xuất của Công ty cổ phần mía đường Tuy Hòa là mía cây. Các phụ liệu gồm có bao PP+ PE, chỉ may bao, lưu huỳnh, Axit H3PO4, Sút NaOH, thuốc tẩy, phèn đơn, vôi đá nung …

Nguyên liệu mía cây chủ yếu được Công ty mua dưới 2 hình thức:

+ Mua tận nơi: cán bộ thu mua của Công ty có nhiệm vụ đến tận nơi để chọn lựa hàng, mua hàng rồi vận chuyển về Công ty.

Việc thu mua nguyên vật liệu của Công ty dựa vào kế hoạch sản xuất mà Công ty đưa ra để xác định lượng nguyên liệu mía cần sử dụng, từ đó Công ty xác định lượng nguyên liệu cần thu mua.

Tuy nhiên, do đặc thù nguyên liệu mía cây là không có dự trữ không có tồn kho, nên việc quản lý nguyên vật liệu tồn kho của Công ty là không có.

Để mua được nhiều nguyên liệu, đảm bảo quá trình sản xuất của Công ty diễn ra liên tục thì Công ty cần linh hoạt, đa dạng phương thức mua bán mía, bám sát với từng địa bàn để có chính sách phù hợp kịp thời nhằm mua được nhiều mía thỏa thuận.

Đồng thời Công ty cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc chủ động vùng nguyên liệu mía như:

- Công ty đã chủ động đầu tư phát triển vùng nguyên liệu tập trung có khả năng cung cấp đủ mía nguyên liệu theo kế hoạch sản xuất vụ ép năm, vận động đầu tư mở rộng diện tích mía ở các huyện Tây Hòa, Sông Hinh, phối hợp với các địa phương nhằm quản lý diện tích mía đầu tư.

- Đầu tư trồng mới 3383 ha nâng tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 13 tỉ đồng. - Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ để tiếp cận với đồng ruộng, hướng dẫn kiểm tra theo dõi đôn đốc nông dân trồng mía thực hiện đúng qui trình đầu tư chăm sóc nhằm nâng cao năng suất, chất lượng mía, mở rộng diện tích để đủ nguyên liệu cho những năm đến.

- Xây dựng kế hoạch, qui mô, chiến lược ngắn hạn, dài hạn và tổng thể cho vùng nguyên liệu, định hướng lâu dài trên cơ sở tiềm lực hiện có của Công ty không để tình trạng thiếu nguyên liệu nhiều năm và phải mua thêm ở vùng xa, vùng sâu mía kém chất lượng chi phí vận chuyển cao, bao tiêu chữ đường không hiệu quả trong sản xuất.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được thì việc thu mua nguyên vật liệu của công ty vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như:

- Cán bộ địa bàn chưa sâu sát, việc thu đốn mía chưa tập trung, chưa tự chủ trong công việc, công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật hướng dẫn nông dân trồng và chăm sóc mía chưa thật sự quan tâm.

- Giai đoạn mía 5-6 tháng tuổi thời tiết nắng hạn kéo dài, trước và sau tết Nguyên đán thời tiết mưa liên tục làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và sự phát triển của thân cây mía, dẫn đến năng suất và chất lượng mía giảm đáng kể.

Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hơn cả là nguồn nguyên liệu mía của Công ty đang ngày càng bị thu hẹp, nguyên nhân là do cuối năm 2009 mùa mía ở Phú Yên phải chịu hậu quả nặng nề từ những đợt lũ lụt và hạn hán của thiên nhiên, cây mía bị ngập úng, trốc gốc năng suất mía giảm đáng kể. Ngoài ra, trong những năm 2008-2009 tại Phú Yên các vùng đất thổ và kề núi cây mía bị thay bằng cây Sắn (mỳ) vì lúc này giá mía giảm mà giá mỳ lại tăng nhanh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị sản xuất tại công ty cổ phần mía đường tuy hòa (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)