Các nhân tố ngoại vi ảnh hưởng đến công tác quản trị sản xuất:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị sản xuất tại công ty cổ phần mía đường tuy hòa (Trang 60 - 100)

2.2.1 Các nhân tố khách quan:

Tình hình kinh tế chính trị có nhiều diễn biến trên thị trường thế giới, ở Việt Nam nói chung và ngành mía đường nói riêng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Công ty.

Yếu tố kinh tế:

Đường, các sản phẩm từ đường là những mặc hàng mang tính thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của mọi người được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ăn uống, thực phẩm, dược phẩm,… Do vậy, khả năng và mức độ ảnh hưởng của nền kinh tế đến các sản phẩm của Công ty có thể nói là không cao lắm, ngay cả khi nền kinh tế bị suy giảm hay bị khủng hoảng. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, với xu hướng nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế được đánh giá là một trong những nước có chỉ số tăng trưởng cao trên thế giới, đạt xấp xỉ 8 % và dự báo cho các năm tới sẽ còn cao hơn, thì đây cũng là một điều kiện thuận lợi cho ngành mía đường trong nước nói chung và cho Công ty nói riêng.

Tuy nhiên việc sản xuất đường trong nước vẫn giậm chân tại chỗ và không đạt được mục tiêu phấn đấu đã đưa ra năm 2010 là 1,5 triệu tấn đường. Ngoài ra giá đường chưa bình ổn nên mấy năm qua ngành đường không phát triển được, do giá cả bấp bênh, sức ép của đường nhập khẩu nên nông dân chưa mặn mà với cây mía. Giá bán lẻ đường trong tám tháng giữa năm 2009 đã tăng bình quân 900-1.200 đồng/kg và đạt 15.500-16.000 đồng/kg vào tháng 10. Nhìn từ một góc độ khác, theo một chuyên gia ngành đường quốc tế, giá đường của Việt Nam vẫn thường xuyên cao hơn giá thế giới 100 đô la Mỹ/tấn, thậm chí có thời điểm đầu năm nay còn cao hơn đến 200 đô la Mỹ/tấn. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho ngành đường trong nước.

Tuy nhiêu ngành đường nước ta cũng đã có nhiều cố gắng trong sản xuất như tăng cường đầu tư máy móc thiết bị, công tác quản lý nên tiết kiệm được lượng tiêu hao nguyên vật liệu và lao động giảm chi phí quản lý.

Cơ cấu sản phẩm thay đổi tỉ lệ đường trắng là 474.000 tấn chiếm 46,7% đường luyện 290.000 tấn chiếm 28,6 % và đường thủ công 250.000 tấn chiếm 24,7

%. Chất lượng sản phẩm được nâng cao đáp ứng được nhu cầu cho người tiêu dùng, cho sản xuất công nghiệp, chế biến thực phẩm, đạt tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.

Yếu tố chính trị:

Môi trường chính trị của quốc gia và của thế giới có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời đại toàn cầu hóa mạnh như hiện nay, Công ty cổ phần mía đường Tuy Hòa cũng nằm trong số đó.

Việt Nam được xem là một trong những nước có nền chính trị ổn định, đây là điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế, các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần mía đường Tuy Hòa nói riêng mở rộng được quy mô sản xuất, mở rộng thị trường.

Thấy được tiềm lực của ngành mía đường Việt Nam, chương trình mía đường đã được đưa vào nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII với mục tiêu đạt 1,5 triệu tấn năm 2010 đáp ứng nhu cầu trong nước và thay thế nhập khẩu vì vậy nhà nước đã thường xuyên đặt ra các chính sách thích hợp để hỗ trợ giải quyết các vấn đề khó khăn cho ngành.

Ngân sách nhà nước cho vay với lãi suất ưu đãi đối với chương trình trồng mía, những hộ trồng mía ngân hàng cho 1 hộ vay đến 10 triệu đồng mà không phải thế chấp, các địa phương và nhà máy sản xuất đường thì có chính sách trợ giá, miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, để giải quyết các khó khăn cho các cơ sở chế biến thủ tướng chính phủ có các quyết định cho giảm lãi suất, tăng thời hạn cho vay, bù chênh lệch tỉ giá, cho vay ưu đãi trả nợ, giảm thuế, cấp vốn cho các nhà máy dự trữ.

Để bảo trợ cho ngành đường trong nước nhà nước đang áp dụng mức thuế nhập khẩu đường là 35 % tuy nhiên việc kiểm soát hàng nhập khẩu còn kém cho nên hàng nhập lậu đang cạnh tranh quyết liệt với hàng sản xuất trong nước.

Yếu tố xã hội:

Do đường là nguyên liệu đầu vào của rất nhiều ngành sản xuất công nghiệp như công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm y tế, công nghiệp chế biến bánh kẹo, rượu cồn, bánh kẹo, nước giải khát, chất dẻo, cao su, cho nên sản xuất đường

ngược trở lại đối với sản xuất kinh doanh mía đường, nó là cơ sở cho ngành mía đường mở rộng sản xuất.

Mặc dù sản phẩm đường là sản phẩm thiết yếu nhưng các sản phẩm sau đường lại mang tính của hàng hóa xa xỉ, nó phụ thuộc vào thu nhập của người tiêu dùng, phụ thuộc vào tính mùa vụ như ngày lễ tết.

Yếu tố công nghệ:

Công nghiệp phát triển nó ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong công nghiệp làm tăng năng suất lao động, giảm hao hụt, tận dụng được phụ phẩm,...giúp hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm đường trong nước so với đường nhập khẩu.

Nhà cung cấp:

Các thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ sản xuất đường của Công ty được hãng chuyên sản xuất thiết bị công nghệ về xi măng và đường của Ấn Độ FCB.KCP lắp đặt. Dây chuyền công nghệ sản xuất cồn tinh luyện và phân vị sinh thì được nhập từ Pháp.

Nguyên liệu mía cây chủ yếu được Công ty mua dưới hai hình thức:

+ Mua tận nơi: cán bộ thu mua của Công ty có nhiệm vụ đến tận nơi để chọn lựa hàng, mua hàng rồi vận chuyển về Công ty.

+ Hộ nông dân mang bán trực tiếp cho Công ty.

Tuy nhiên để mua được nhiêu nguyên liệu, đảm bảo quá trình sản xuất của công ty diễn ra liên tục thì Công ty cần linh hoạt, đa dạng phương thức mua bán mía, bám sát với từng địa bàn để có chính sách phù hợp kịp thời nhằm mua được nhiều mía thỏa thuận.

Khách hàng tiêu thụ:

Sản phẩm chính đường RS và cồn tinh luyện của Công ty chủ yếu tiêu thụ tại 2 thị trường chính là:

+ Thì trường TP.HCM chiếm 90 %

+ Thị trường Phú Yên và các tỉnh lân cận chiếm 10 %

Đối với sản phẩm phân vi sinh thì công tác tiêu thụ phân bón trên thị trường chưa hình thành chủ yếu phục vụ đầu tư cho vùng nguyên liệu mía.

Đối thủ cạnh tranh:

Đối thủ cạnh tranh của Công ty là các doanh nghiệp kinh doanh đường mía như Công ty mía đường KCB, Công ty Vạn Phát,…

2.2.2 Các nhân tố chủ quan:

Tiềm lực của trung tâm: là một doanh nghiệp mới chuyển đổi cơ cấu thành Công ty cổ phần nên còn khá nhiều khó khăn đặc biệt là nguồn vốn cho kinh doanh, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, tuy nhiên Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ kinh nghiệm, tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng có năng lực nhiệt tình trong công việc.

Từ môi trường kinh doanh như vậy có thể thấy được những cơ hội và thách thức đối với Công ty:

Các cơ hội:

Nhu cầu tiêu dùng đường ngày càng cao, cả tiêu dùng trong sản xuất và trong xã hội.

Sự quan tâm giúp đỡ, trợ giúp của chính phủ đối với ngành đường mía, đây là rào cản, cản trở sự cạnh tranh của đường nhập khẩu, Công ty có cơ hội vay vốn từ ngân hàng nhà nước với lãi suất thấp, thời hạn dài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Ngành mía đường ngày càng phát triển với quy mô lớn, chất lượng được nâng cao, sản phẩm sau đường đa dạng và phong phú, dễ dàng trong công tác tạo nguồn và mua hàng của Công ty, nhằm đáp ứng đúng, đủ nhu cầu của khách hàng.

Thách thức:

Với sự chênh lệch quá lớn giữa giá đường trong nước và thế giới thì sự có mặt của đường nhập lậu là sức ép đối với ngành mía đường và ảnh hưởng đến Công ty trong việc mở rông thị trường kinh doanh của mình.

Hoạt động của Công ty chịu ảnh hưởng của thu nhập người dân, người cung ứng, tính thời vụ trong sản xuất.

Nguồn vốn kinh doanh hạn chế phải vay ngân hàng, cổ đông, hàng tháng trả lãi lớn.

Rủi ro về nguyên vật liệu:

Trong giai đoạn từ năm 2003 trở về trước, hầu hết các nhà máy đường ở Việt Nam chịu tình trạng thua lỗ và gánh những khoản nợ lớn do chủ yếu ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt trầm trọng của nguồn nguyên liệu. Đại đa số các nhà máy đường hoạt động cầm chừng, dưới công suất thiết kế.

Việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu cho ngành đường Việt Nam có thể nói do nhiều nguyên nhân khách quan tác động. Thứ nhất, ngay từ ban đầu, với sự quản lý lỏng lẻo trong việc lập kế hoạch phát triển ngành đường, tổng công suất thiết kế của tất cả các nhà máy đường được cấp phép thành lập vượt xa so với nguồn cung ứng nguyên liệu mía ở tại các địa phương. Thứ hai, sự biến động về giá đường trong nước cũng như quốc tế cũng đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì việc trồng mía để cung cấp cho các nhà máy đường trong nước và đã có sự canh tranh gay gắt giữa cây mía và các loại cây trồng khác như cây cao su, cây sắn, cây điều...làm giảm diện tích trồng mía. Thứ ba, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà máy đường với nhau trong việc thu gom mía nguyên liệu trong giai đoạn thiếu hụt nguyên liệu làm cho giá mía tăng kỷ lục. Thí dụ như, tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vào cuối vụ sản xuất đường 2005/2006, giá mía đang từ 400.000 đồng/tấn tăng lên đến 600.000 đồng – 700.000 đồng/tấn đã làm cho đại đa số các nhà máy sản xuất đường trong khu vực phải chịu lỗ do chi phí giá thành nguyên vật liệu quá cao.

Rủi ro trong đầu tư vùng nguyên liệu:

Với đặc thù của Công ty trong việc để đảm bảo nguồn mía nguyên liệu cho sản xuất, Công ty đã phải hợp tác và cho người nông dân vay để mua cây giống, phân bón, hệ thống tưới tiêu hoặc thuê đất... Song song với việc ổn định nguồn nguyên liệu, phương thức này cũng đã làm Công ty phải đương đầu với một số khó khăn trong việc thu hồi các khoản đầu tư từ người nông dân. Trước đây đã có một số trường hợp việc thu hồi các khoản đầu tư cho các hộ nông dân đã phải kéo dài trong nhiều năm, một số đã bị thất thoát và cũng có một số trường hợp không còn khả năng chi trả nữa.

Rủi ro về giá đường

Một trong những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các Công ty trong ngành đường trong thời gian qua đó là tình hình biến động về giá đường. Trong những năm 1999 đến năm 2001, giá đường bị sụt giảm trầm trọng làm các Công ty sản xuất đường phải chịu thua lỗ nặng nề. Tuy nhiên từ đó đến nay, giá đường đang có dấu hiệu phục hồi và dự báo có chiều hướng ổn định và tăng trưởng tốt hơn theo những nhận định của các chuyên gia trong ngành.

Tuy nhiên, nếu tình hình biến động về giá đường trên thế giới không diễn ra như dự báo, sụt giảm như giai đoạn trước đây thì sẽ ảnh hưởng đáng kể đến ngành đường nói chung và Công ty nói riêng.

Các rủi ro khác:

Ngoài các yếu tố rủi ro kể trên, còn có một số rủi ro mang tính bất khả kháng, ít có khả năng xảy ra nhưng nếu xảy ra sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty như: các hiện tượng thiên tai, hạn hán, bão lụt, dịch bệnh, hỏa hoạn, v.v... ảnh hưởng đến sản lượng nguyên liệu đầu vàn đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của Công ty.

Công ty luôn thực hiện nghiêm chỉnh công tác an toàn lao động, phòng cháy nổ, bảo vệ môi trường; cũng như mua bảo hiểm cho con người, nhà xưởng, máy móc thiết bị, vật tư, thành phẩm, bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba…để hạn chế những rủi ro này trong hoạt động kinh doanh của mình.

2.3 Đánh giá tình hình thực hiện công tác quản trị sản xuất

2.3.1 Đánh giá công tác lập kế hoạch:

Trong cơ chế thị trường thường xuyên có cạnh tranh, kế hoạch đã trở thành một công cụ quản lý quan trọng để xác định mục tiêu, phương hướng của các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó xác định phương hướng phát triển và đầu tư mở rộng hay thu hẹp quy mô của doanh nghiệp cho thích hợp với môi trường kinh doanh. Nhờ có kế hoạch doanh nghiệp có thể tạo được thế chủ động trên mọi lĩnh vực. Nếu không có kế hoạch hay chất lượng kế hoạch không cao thì không bao giờ đạt hiệu quả cao và liên tục, rồi sẽ bị phá sản trong cơ chế thị trường.

Trong bộ phận kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là bộ phận trung tâm và chủ đạo của kế hoạch hàng năm, là mục tiêu của mọi hoạt động trong doanh nghiệp, là cơ sở tính toán các chỉ tiêu của các bộ phận kế hoạch khác trong doanh nghiệp.

Phương pháp lập kế hoạch của Công ty:

Để lập kế hoạch sản xuất trong thời gian tiếp theo, Công ty cổ phần mía đường Tuy Hòa luôn dựa vào vùng nguyên liệu mía của Công ty, dựa vào năng lực sản xuất của máy móc thiết bị, đồng thời dựa vào những đơn đặt hàng của khách hàng. Việc lập kế hoạch sản xuất do phòng kế hoạch kinh doanh đảm nhiệm.

Ví dụ:kế hoạch sản xuất năm 2010, Công ty đã dựa trên nhiều căn cứ để lập kế hoạch như:

- Dựa vào kết quả thu mua nguyên liệu mía của Công ty năm 2009 như sau: Kết quả thu mua :

Mía qua cân : 137.549 tấn Tạp chất : 3,60% Chữ đường B/q : 9,021

Bảng 10: Kết quả thu mua nguyên liệu mía của Công ty năm 2009

Kết quả thực hiện thu mua (tấn) %

Đạt Địa phương

SL Mua theo

(Tấn) Mía có đầu tư Mía thỏa

thuận Tổng sản lượng thu mua H. Tây Hòa 43.859 19.567 24.097 43.664 99,60 H. Sông Hinh 92.901 54.119 22.021 76.140 81,96 H. Tuy An 18.240 459 14.516 14.975 82,10 Ngoài vùng - - 2.770 2.770 - Cộng 155.000 74.145 63.404 137.549 88,74

(Nguồn: p.Kinh doanh)

- Dưa vào công suất máy móc thiết bị 1.250 tấn nguyên liệu/ ngày.

- Dựa trên số liệu thực tế về lượng sản phẩm sản xuất ra năm 2009 là 12.437 tấn/ năm.

- Dựa trên lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm 2009 là 7.230 tấn/năm.

- Kết hợp với những hợp đồng của những khách hàng quen thuộc ( nhóm khách hàng công nghiệp tiêu dùng sản phẩm đường của Công ty ) hàng năm đã tiêu thụ một lượng đường nhất định của Công ty như:

+ Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà: tiêu thụ khoảng 250 – 300 tấn/tháng, tức trung bình khoảng 3.000 tấn/ năm.

+ Xí nghiệp lương thực thực phẩm Việt Yuta tiêu thụ 200 – 250 tấn/tháng, tức trung bình khoảng 2.500 tấn/năm.

+ Công ty TNHH Kim Hoàng Gia tiêu thụ dưới 100 tấn/tháng, tức trung bình khoảng 1.000 tấn/ năm.

+ Công ty TNHH Toàn Trẻ tiêu thụ khoảng 100 tấn/tháng, tức trung bình khoảng 1.000 tấn/ năm.

Ngoài ra còn phát sinh thêm một số của hàng, đại lý bán lẻ, …

Tổng lượng sản phẩm tiêu thụ của các khách hàng này khoảng 8.000 tấn/năm.

Dựa vào những căn cứ trên cộng với kinh nghiệm thực tế Công ty đã lập kế hoạch sản xuất cho năm 2010, ta có thể tổng hợp thành bảng căn cứ sau đây:

Bảng 11: Các căn cứ lập kế hoạch năm 2010.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị sản xuất tại công ty cổ phần mía đường tuy hòa (Trang 60 - 100)