a. Phương pháp sản xuất dây chuyền:
Sản xuất dây chuyền được coi là phương thức sản xuất tiên tiến, đem lại hiệu quả kinh tế về nhiều mặt như: tăng sản lượng của một đơn vị máy móc và diện tích sản xuất, rút ngắn quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động… theo phương thức này, quá trình công nghệ được phân ra thành nhiều bước công việc có số lượng lao động bằng nhau hoặc thành quan hệ bội số với bước công việc nhỏ nhất và được xác định theo trình tự hợp lý tức là theo quy trình công nghệ. Các nơi làm việc được sắp xếp theo đối tượng, được chuyên môn hóa và được tổ chức thành dây chuyền. Đối tượng lao động được vận chuyển theo một hướng nhất định và trong một thời điểm nào đó được đồng thời chế biến trên tất cả các nơi làm việc trên dây chuyền, nó thường áp dụng cho loại hình sản xuất khối lượng lớn và hàng loạt lớn.
- Quá trình công nghệ được chia thành nhiều bước công việc theo một trình tự hợp lý nhất, thời gian chế biến bằng nhau hoặc lập thành quan hệ bội số với cong việc ngắn nhất. Đặc điểm quan trọng nhất của dây chuyền là liên tục, mà muốn đảm bảo liên tục thì phải chia quá trình công nghệ ra những bước công việc theo trình tự hợp lý và có quan hệ với thời gian sản xuất.
- Nới làm việc chuyên môn hóa rất cao, được tổ chức theo hình thức đối tượng. Mỗi nơi làm việc được phân công chuyên trách một đối tượng nhất định. Do vậy sử dụng máy móc thiết bị chuyên dùng, trình độ tổ chức lao động rất cao. Đối tượng lao động được vân động theo một hướng cố định với đường đi ngắn nhất.
- Đối tượng lao động được chế biến đồng thời trên tất cả các nơi làm việc của dây chuyền và được chuyển từ nơi làm việc này đến nơi làm việc khác bằng nhiều phương tiện vận chuyển đặc biệt. Đây là đặc điểm nhằm đảm bảo tốt nguyên tắc tổ chức sản xuất và cũng là đặc điểm tiêu biểu cho loại hình sản xuất dây chuyền hoàn chỉnh nhất.
Hiệu quả kinh tế của sản xuất dây chuyền:
- Tăng số lượng của đơn vị máy móc và đơn vị diện tích sản xuất, giảm được thời gian gián đoạn trong sản xuất.
- Rút ngắn chu kỳ sản xuất, sản phẩm dỡ dang ít, do đó làm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
- Nâng cao năng suất lao động nhờ chuyên môn hóa.
- Chất lượng sản phẩm nâng cao do quá trình công nghệ được chuẩn bị chu đáo, sản phảm khó biến chất trong quá trình sản xuất.
- Hạ giá thành sản phẩm do tổ chức sản xuất hợp lý, tiết kiệm được nguyên vật liệu, giảm tiền lương trong đơn vị sản phẩm, giảm chi phí quản lý.
Tuy vậy sản xuất dây chuyền cũng có nhược điểm: phân công lao động quá sâu, công nhân chỉ thực hiện vài động tác đơn giản, trạng thái lao động buồn tẻ, đơn điệu. Sản xuất dây chuyền cũng đòi hỏi một số điều kiện sau: sản xuất tương đối ổn định, số lượng lớn, sản phẩm phải có kết cấu hợp lý, bảo đảm tính công nghệ cao, các chi tiết bảo đảm độ dung sai quy định.
Công tác quản lý dây chuyền: công tác quản lý dây chuyền muốn đạt được hiệu quả cao cần phải giải quyết một số vấn đề sau:
- Cung cấp nguyên vật liệu, dụng cụ đúng quy cách, số lượng, tuân thủ theo chế độ quy định.
- Giữ gìn, bảo quản và sữa chữa tốt các máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, đảm bảo nơi làm việc sạch sẽ, trật tự, coi trọng vệ sinh công nghệ và môi trường.
- Bố trí công nhân đúng tiêu chuẩn nghề nghiệp, bảo đảm an toàn lao động.
b. phương pháp sản xuất theo nhóm:
Đặc điểm: không thiết kế quy trình sản xuất công nghệ, bố trí máy móc thiết bị dụng cụ để sản xuất từng loại chi tiết các biệt mà làm chung cho cả nhóm dựa trên chi tiết tổng hợp đã lựa chọn, các chi tiết trong cùng một nhóm được gia công trong cùng một lần điều chỉnh, phương pháp này phù hợp với loại hình sản xuất hàng loạt vừa và nhỏ.
Nội dung:
- Tất cả các loại chi tiết của các loại sản xuất cần chế tạo trong doanh nghiệp sau khi đã thống nhât hóa, tiêu chuẩn hóa được phân loại thành từng nhóm, căn cứ vào kết cấu công nghệ giống nhau yêu cầu về máy móc thiết bị cùng loại.
- Lựa chọn chi tiết tổng hợp của nhóm, đó là chi tiết phức tạp hơn cả và tổng hợp được các yếu tố của các chi tiết khác nhau trong cùng một nhóm. Lập quy trình công nghệ cho nhóm thay cho chi tiết tổng hợp đã lựa chọn.
- Tiến hành xây dựng định mức thời gian các bước công việc của chi tiết tổng hợp từ đó so sánh để quy định hệ số cho các loại chi tiết khác trong cùng nhóm.
- Thiết kế, chuẩn bị dụng cụ cho cả nhóm và bố trí máy móc thiết bị để sản xuất.
Hiệu quả kinh tế của phương pháp sản xuất theo nhóm: - Giảm bớt thời gian chuẩn bị kỹ thuật.
- Giảm nhẹ công tác xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, công tác kế hoạch và điều độ sản xuất.
- Tạo điều kiện cải tiến định mức lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp và năng suất lao động.
- Giảm bớt chi phí về trang bị kỹ thuật, giảm chi phí hao mòn làm cho giá thành sản phẩm ngày càng hạ.
Điều kiện để áp dụng tổ chức sản xuất theo nhóm: - Phải ổn định nhiệm vụ sản xuất của doanh nghiệp. - Tăng cường công tác thống nhất hóa, tiêu chuẩn hóa.
- Nâng cao trình độ chuyên môn hóa sản xuất, mở rộng phạm vi hợp tác hóa giữa các doanh nghiệp.
- Ổ định đội ngũ cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp và nâng cao trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất cho họ bằng nhiều phương pháp.ss