Định giá, lượng hóa, hạch toán TN&MT

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số biện pháp kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường và một số ứng dụng tại tỉnh hòa bình (Trang 30 - 40)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẨY MẠNH KINH TẾ HOÁ NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1.2. Tiếp cận thị trường trong QLTN&BVMT

1.2.3. Định giá, lượng hóa, hạch toán TN&MT

(1) Định giá TN&MT và áp dụng trong QLTN&BVMT Khái niệm về định giá tài nguyên và môi trường÷

Các Nhà kinh tế học theo trường phái Mark – Lênin cho rằng, giá cả là phạm trù trung tâm của kinh tế hàng hóa, của cơ chế thị trường. Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.1

Ở Việt Nam, định giá được hiểu như sau;2

- Định giá là họat động tư vấn, xác định giá của một tài sản cụ thể tại một thời điểm xác định.

- Định giá là việc quy định giá mua, giá bán tài sản của chủ sở hữu, người sản xuất kinh doanh, cơ quan có thẩm quyền của nhà nước theo một trình tự và thủ tục nhất định. Định giá được thực hiện bởi chủ sở hữu, người sản xuất kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước.

Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, giá cả là một công cụ quan trọng để quản lý, kích thích, điều tiết các hoạt động kinh tế theo định hướng mục tiêu. Hàng hóa TN&MT mang đặc trưng của hàng hóa công cộng, thường ít thông dụng trên thị trường nên sự can thiệp của Nhà nước về giá cả là không thể thiếu. Đây là đặc điểm và cũng thể hiện vai trò của Nhà nước đối với tài nguyên và môi trường.

1 GS.TS. Chu Văn Cấp, PGS.TS. Trần Bình Trọng và cộng sự, Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, p. 165

2 Tham khảo tại: Pháp lệnh giá, số 40/2002/PL-UBTVQH, ngày 10/05/2002 và Nghị định số 101/2005-NĐ- CP, ngày 03/08/2005 của Chính phủ, về việc thẩm định giá.

Như vậy, Định giá TN&MT là quá trình xác định giá cả của hàng hóa và dịch vụ TN&MT ở một thời điểm, cho mục đích xác định theo các quy luật của thị trường và tuân theo những tiêu chuẩn, chuẩn mực phù hợp.

Một số lưu ý khi định giá hàng hóa tài nguyên và môi trường÷

Tài nguyên và môi trường cũng là tài sản, khi tham gia vào thị trường thì nó cũng đóng vai trò như một hàng hóa hoặc dịch vụ có giá. Do vậy, việc định giá TN&MT cũng cần phải tuân theo những quy luật cơ bản của kinh tế thị trường như:

Quy luật giá trị; quy luật canh tranh; quy luật cung cầu. Bên cạnh đó do hàng hóa TN&MT mang đặc trưng của hàng hóa công cộng. Do vậy, trong quá trình định giá thì cần có những sự cân nhắc khi tính giá.

Cần phải chú ý đến tính hiệu quả của TN&MT3÷

Hiệu quả của TN&MT được thể hiện trên các khía cạnh như: khai thác sử dụng tiết kiệm, không lãng phí và không gây ô nhiễm môi trường nhưng vẫn đạt được những mục tiêu về kinh tế và xã hội.

Theo điều 3, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Việt Nam thì:4 1. Tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định.

2. Lãng phí là việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên không hiệu quả.

Tài nguyên thiên nhiên là một yếu tố nguồn lực quan trọng – chúng là một trong những yếu tố nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất5. Tuy nhiên, đại bộ phận các nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao đều hình thành lâu đời và có nguy cơ cạn kiệt do sự khai thác của con người. Trong khi đó, hầu hết các nguồn tài nguyên này đều có hạn về trữ lượng. Do vậy, khi tiến hành định giá TN thì vấn đề hiệu quả phải đặt lên hàng đầu.

3 Nguyễn Văn Thanh, Chương trình giảng dạy kinh tê Fulbright, Bài giảng về Hàng hóa công cộng 4 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Số 48/2005/QH11, ngày 29 tháng 11 năm 2005 5 GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng, Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Lao động xã hội, 2005, Tr. 204

Xét theo nghĩa rộng, MT bao gồm cả Tài nguyên thiên nhiên, MT còn chứa đựng các yếu tố khác không trực tiếp tham gia vào thị trường như một loại hàng hóa, nhưng lại có thể tạo ra những dịch vụ có ích và mang lại thu nhập cao như dịch vụ chi trả môi trường rừng - PES. Do vậy, khi định giá chúng, cũng cần phải chú ý đến hiệu quả của nó.

Việc định giá phải tạo được nguồn thu và thu hồi chi phí:

Không chỉ là một nguồn lực quan trọng của quá trình sản xuất của mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương. Đối với những quốc gia đang phát triển, đặc biệt là những nước mà tăng trưởng chủ yếu dựa vào TN&MT thì vấn đề tạo nguồn thu cho ngân sách là hết sức quan trọng. Nguồn thu từ TN&MT sẽ tạo nguồn vốn và động lực cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

Việt Nam là nước vừa mới đạt đến ngưỡng các quốc gia có thu nhập trung bình trên thế giới - đây là giai đoạn hết sức quan trọng và khó khăn để làm thế nào duy trì và vượt qua ngưỡng này để đưa nền kinh tế vào giai đoạn “cất cánh”6. Do vậy, nguồn lực tài nguyên thiên nhiên vừa là lợi thế vừa là nền tảng để giúp chúng ta tạo tích lũy cho nền kinh tế cho giai đoạn tiếp theo.

Việc định giá phải được thực hiện một cách công bằng÷

Tài nguyên thiên nhiên và môi trường là sản phẩm của tự nhiên ban tặng cho con người. Có những loại TN&MT dùng để đáp ứng các nhu cầu tối thiếu của con người như: nước, không khí, … Do vậy, việc định giá TN&MT cũng phải được thực hiện một cách công bằng, tạo điều kiện cho mọi đối tượng đều có quyền tiếp cận với các nguồn TN&MT và đồng thời cũng phải góp phần phân phối lại nguồn lực trong xã hội một cách công bằng.

Vận dụng công cụ giá trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường÷

Hàng hóa TN&MT mang đặc trưng cơ bản của hàng hóa công cộng. Do vậy, việc định giá hàng hóa TN&MT có ý nghĩa hết sức quan trọng trong QLTN &

BVMT.

6 Tạp chí Tài chính Điện tử số 82 ngày 15/4/2010, Nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng “bẫy”

thu nhập trung bình (TNTB) đang “treo lơ lửng” ở phía trước, và Việt Nam rất có thể “dẫm lại vết xe đổ” của một số quốc gia Đông Nam Á, nghĩa là “suốt nhiều năm chỉ quanh quẩn dao động ở mức TNTB 1.500 - 5.000 USD/người/năm.

- Một là, phương pháp định giá TN&MT thể hiện được bản chất giá trị của nguồn TN&MT của một quốc gia, một khu vực. Ví du: Theo quan điểm của Mác thì

“Giá cả đất đai là địa tô tư bản hóa. Bởi đất đai đem lại địa tô, tức là đem lại một thu nhập ổn định bằng tiền, nên nó được xem như là một loại tư bản đặc biệt. Còn địa tô chính là lợi tức của tư bản đó. Do vậy, giá cả ruộng đất chỉ là giá mua địa tô do ruộng đất mang lại theo tỷ suất lợi tức hiện hành”7. Ngoài ra, việc định giá TN&MT còn thể hiện được tính khan hiếm, những lợi thế của chúng đối với mỗi quốc gia, mỗi khu vực và thậm trí trên toàn cầu.

- Hai là, định giá hàng hóa TN&MT sẽ khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường8.

Thực tế cho thấy, có rất nhiều phương pháp định giá khác nhau, mỗi phương pháp đều chứa đựng những ưu điểm và những nhược điểm của nó. Do vậy, việc đưa ra được một phương pháp định giá hợp lý cho hàng hóa TN&MT sẽ góp ích rất nhiều vào việc thay đổi hoặc điều chỉnh hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng, việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ tiết kiệm, không lãng phí đồng thời góp phần gìn giữ và bảo tồn môi trường.

- Ba là, định giá hàng hóa TN&MT tạo cơ sở khoa học cho các nhà quản lý nhận định được xu hướng biến động của thị trường các dạng TN&MT, sự khan hiếm của dạng tài nguyên đó, tính cạnh tranh, tính khan hiếm và dự báo được các hướng khai thác TN&MT trong tương lai.

- Bốn là, phương pháp định giá góp phần phân phối công bằng các nguồn lực trong xã hội. Từ đó góp phần tích cực vào việc bảo vệ và phát triển các nguồn tài nguyên và môi trường. Điều 17, hiến pháp năm 1992 của Việt Nam quy định: “đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng

7 GS.TS. Chu Văn Cấp, PGS.TS. Trần Bình Trọng và cộng sự, Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, p. 199

8 Đặng Văn Thanh, Bài Giảng Kinh tế Vi Mô về hàng hóa công cộng, Chương trình fulbright, 2009;

biển, thềm lục địa và vùng trời … đều thuộc sở hữu toàn dân”9. Do vậy, nếu lựa chọn phương pháp định giá không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng không công bằng và phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng cao.

- Năm là, việc định giá hàng hóa TN&MT sẽ góp phần rất lớn để tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước10. Nguồn thu chính của ngân sách Nhà nước chính là Thuế và phí. Do vậy, xác định được giá cả của hàng hóa tài nguyên sẽ là cơ sở tiền đề cho chúng ta tính toán các khoản thuế và phí nhằm đóng góp cho ngân sách nhà nước.

- Sáu là, định giá hàng hóa TN&MT còn tạo ra rất nhiều tiện ích và dịch vụ công được tính giá. Khi các hàng hóa TN&MT được tính giá và tham gia vào thị trường như một yếu tố của sản xuất thì nó sẽ giúp cho việc tính toán các chi phí trong doanh nghiệp cũng như trong toàn bộ nền kinh tế sẽ được đầy đủ và chính xác hơn. Đứng ở góc độ doanh nghiệp thì chi phí để tính toán giá thành sản phẩm sẽ đầy đủ hơn, hàng hóa khi tham gia thị trường quốc tế sẽ có tính cạnh tranh cao hơn trong bối cảnh toàn cầu11. Thị trường hàng hóa TN&MT sẽ được phát triển.

Ngoài ra, đứng ở góc độ quốc gia thì việc xác định giá cả của hàng hóa TN&MT cũng sẽ góp phần làm cho việc hạch toán các chỉ tiêu quốc gia được đầy đủ và rõ ràng hơn. Thông qua việc xác định được giá cả của hàng hóa TN&MT chúng ta sẽ thấy được những đóng góp của chúng vào sự phát triển bền vững của một Quốc gia, một vùng và cả những sự đánh đổi mà chúng ta phải trả giá cho sự tăng trưởng đó.

Đặc biệt, xác định được giá cả của hàng hóa TN&MT sẽ giúp cho các nhà quản lý Nhà nước, các nhà hoạch định chính sách đưa ra được những chính sách phù hợp nhằm quản lý thị trường hàng hóa TN&MT. Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Nhà nước quản lý giá không phải bằng cách định giá trực tiếp, mà quản lý giá gián tiếp các công cụ và luật pháp để tác động vào thị

9 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Hiến pháp 1992, điều 17, ngày 15/04/1992 10 Đặng Văn Thanh, Bài giảng kinh tế Vi Mô, Chương trình Fulbright, 2009

11 Doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với các vụ kiện bán phá giá. Khi hội nhập vào thị trường cào sâu thì nguy cơ bị kiện càng lớn, Nguồn: Theo vneconomy

trường, làm thay đổi giá cả theo hướng tương đối ổn định. Việc quản lý thị trường hàng hóa TN&MT cũng cần được sử dụng những công cụ và chính sách như vậy nhằm tăng cường công tác QLTN&BVMT.

(2) Lượng hóa TN&MT và áp dụng trong QLTN&BVMT Khái niệm÷

Lượng hóa giá trị hoặc chi phí của TN&MT là quá trình tiến hành áp dụng các phương pháp đo giá trị của chi phí, lợi ích (thường là có thể quy đổi được ra tiền) cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các dạng môi trường.

Nội dung của lượng hóa giá trị của tài nguyên và môi trường÷

Nếu nhìn vào biểu đồ giá trị kinh tế của tài nguyên thì chỉ có giá trị trực tiếp và một số mục của giá trị sử dụng gián tiếp được tiền tệ hóa và có thể đánh giá được bằng tiền trên thị trường bằng giá cả trực tiếp. Các thành phần khác của giá trị kinh tế của tài nguyên không tồn tại giá cả trên thị trường, chính vì vậy những giá trị này không thể đo được bằng tiền, bằng giá cả thị trường mà phải dùng các phương pháp đặc thù của kinh tế tài nguyên và môi trường.

Hình 1.1: Giá trị kinh tế của tài nguyên và môi trường Nguồn: http://www.eoearth.org/article/Total_economic_value

TN&MT chứa đựng rất nhiều các giá trị khác nhau như: Giá trị sử dụng trực tiếp; giá trị sử dụng gián tiếp; giá trị chọn lựa, giá trị để lại cho thế hệ mai sau và

Tổng giá trị kinh tế của TN&MT

Giá trị sử dụng Giá trị không sử dụng

Giá trị sử dụng trực

tiếp

Giá trị sử dụng gián

tiếp

Giá trị lựa chọn

Giá trị tồn tại

Giá trị để lại cho thể hệ

giá trị còn tồn tại bên trong. Do vậy, nhiệm vụ đầu tiên của lượng hóa TN&MT là xác định được đầy đủ giá trị kinh tế của các dạng TN&MT.

Một nội dung nữa của đánh giá giá trị của TN&MT là xác định chi phí ngoại ứng. Ngoại ứng là một trong 4 thất bại truyền thống của thị trường. Ngoại ứng bao gồm 2 loại là: ngoại ứng tích cực và ngoại ứng tiêu cực. Ngoại ứng tiêu cực sẽ làm sai lệch chi phí của người sản xuất với chi phí xã hội. Thông thường chi phí của xã hội lớn hơn chi phí của người gây ra ngoại ứng. Ngoại ứng tích cực sẽ làm méo mó lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng và của cả xã hội. Thông thường lợi ích của xã hội sẽ lớn hơn so với lợi ích của các đối tượng gây ngoại ứng.

Nhiệm vụ của lượng hóa giá trị kinh tế của tài nguyên và môi trường÷

Nhiệm vụ chính của lượng hóa giá trị của TN&MT là tìm ra phần khách hàng hoặc xã hội bằng lòng trả (Willing To Pay) cho hàng hóa, dịch vụ TN&MT. Về mặt lý thuyết, phần bằng lòng trả của khách hàng hoặc xã hội cho hàng hóa TN&MT chính là phần diện tích dưới đường cầu của người tiêu dùng với lượng hàng hóa tương ứng.

Hình 1.2: Bằng lòng trả (Willing To Pay)

Nguồn: PGS. TS. Nguyễn Văn Song, Kinh tế tài nguyên và môi trường, ĐHNNI

Sự khác biệt giữa bằng lòng trả (Willing To Pay – WTP) và bằng lòng chấp nhận (Willing To Accept-WTA) của khách hàng hoặc xã hội. Ví dụ như, chất lượng không khí cho một khu vực bị ô nhiễm.

A

B

C

0 Q*

P*

A + B là phần khách hàng hoặc xã hội bằng lòng trả cho hàng hóa TN&MT

Bảng 1.1: So sánh giữa bằng lòng trả và bằng lòng chấp nhận Bằng lòng trả (WTP) Bằng lòng chấp nhận (WTA) Không có quyền sở hữu

Đạt được sự cải thiện chất lượng môi trường Không có sự cải thiện nếu không bằng lòng trả

Có quyền sở hữu

Bỏ qua sự cải thiện tài nguyên và môi trường

Có sự hiện hữu của sự cải thiện.

Nguồn: PGS. TS. Nguyễn Văn Song, Bài giảng Kinh tế tài nguyên, ĐHNN I - 2007

Các phương pháp lượng hóa giá trị kinh tế của tài nguyên và môi trường÷

Dựa trên cơ sở lý thuyết kinh tế, các nhà kinh tế đã xây dựng và phát triển các phương pháp thực nghiệm để đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên và môi trường.

Khái quát về một số phương pháp lượng hóa giá trị kinh tế của TN&MT thường được áp dụng như sau;

Hình 1.3: Các phương pháp lượng giá TN&MT

CÁC PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG GIÁ (LƯỢNG HÓA)

Phương pháp thị trường

Phương pháp thị trường thay thế

Phương pháp dựa trên chi phí Giá trị trường

thực (MP)

Chi phí thay thế (replacement cost)

Chi phí phòng ngừa (avoided Giá bong

(shadow method)

Chi phí du lịch (TCM) Giá trị hưởng

thu (HPM)

Đánh giá ngẫu nhiêu (CVM) Mô hình lựa chọn (CM)

Chi phí cơ hội (opportunity cost)

Chi phí chuyển vị trí (relocacement Chuyển đổi lợi

ích (BTM)

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số biện pháp kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường và một số ứng dụng tại tỉnh hòa bình (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)