Kinh nghiệm của các nước đang phát triển

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số biện pháp kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường và một số ứng dụng tại tỉnh hòa bình (Trang 100 - 104)

CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ĐẨY MẠNH KINH TẾ HÓA TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

3.1. Kinh nghiệm của các nước đang phát triển

Các chính sách kinh tế môi trường được cơ chế và các quy định liên quan đã tác động đến hành vi của người dân trong việc giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái sinh thái nhằm phát triển bền vững kinh tế xã hội. Thông qua sử dụng đòn bẩy kinh tế như tài chính, thuế, giá cả, tín dụng, đầu tư và các công cụ thị trường dựa trên các lý thuyết về kinh tế môi trường và kinh tế thị trường.

Vai trò của nhà nước trong việc thúc đẩy tiếp cận thị trường

Điều 28, Luật bảo vệ môi trường năm 1989 quy định các doanh nghiệp, cơ quan xả thải vượt tiêu chuẩn cho phép phải trả chi phí theo các quy định của nhà nước và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc loại bỏ và kiểm soát ô nhiễm.

Luật phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm nước sẽ được áp dụng trong những trường hợp cần thiết. Kinh phí thu được từ việc xử phạt việc xả thải quá tiêu chuẩn sẽ được sử dụng cho mục đích phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm mà không được sử dụng mục đích khác. Điều này cho thấy Chính phủ Trung Quốc đã sớm luật hóa các công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường, trong trường hợp này là nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả chi phí khắc phục (PPP).

Trong năm 2007, Bộ Bảo vệ Môi trường và Ủy ban điều tiết ngân hàng Trung Quốc hợp tác phát triển chính sách tín dụng xanh và bắt đầu thực hiện thử nghiệm tại địa phương. Bộ Bảo vệ Môi trường và Ủy ban điều tiết bảo hiểm Trung Quốc hợp tác phát triển chính sách bảo hiểm trách nhiệm môi trường trong năm 2008 và triển khai thử nghiệm ở cấp địa phương. Tỉnh Chiết Giang, Hồ Bắc, Hồ Nam và thành phố Thiên Tân đã được lựa chọn để áp dụng thử nghiệm chính sách của Bộ Bảo vệ Môi trường và Bộ Tài chính về kinh doanh rác thải.

Trung Quốc đã thiết lập cơ chế trao đổi thông tin giữa cơ quan bảo vệ môi trường và ngành tài chính nhằm có cung cấp tín dụng xanh cho các doanh nghiệp có công nghệ, dịch vụ có lợi cho môi trường và hạn chế cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, công ty vi phạm luật bảo vệ môi trường hoặc sử dụng công nghệ không thân thiên với môi trường. Như vậy có thể thấy vai trò của nhà nước trong việc tạo lập và vận hành hệ thông tín dụng xanh góp phần bảo vệ môi trường là rất quan trọng.

Cùng với sự chú ý ngày càng nhiều hơn đến các vấn đề môi trường của chính quyền các cấp và toàn xã hội, tổng số tiền đầu tư cho bảo vệ môi trường đang gia tăng, hiện nay theo thống kê chiếm khoảng 1,4% GDP. Việc đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường và cơ chế tài chính đang thay đổi rất nhiều khi cải cách kinh tế và đầu tư, cũng như cải cách hệ thống tài chính đang được đẩy mạnh. Mô hình mới của đầu tư cho bảo vệ môi trường là đa dạng hóa các kênh đầu tư và nhiều tổ chức đầu tư mới đang được hình thành như PPP (hợp tác công tư).

Điều này cho thấy vai trò của nhà nước ở Trung Quốc rất quan trọng trong việc thúc đẩy việc áp dụng công cụ môi trường trong quản lý tài nguyên và môi trường. Các chính sách kinh tế môi trường đã được sử dụng ở Trung Quốc để điều tiết lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường có liên quan tới môi trường và tài nguyên. Trung Quốc cũng xác định bốn nguyên tắc cơ bản trong việc phát triển chính sách kinh tế môi trường gồm:

Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền(Pulluters Pays Principle-PPP) là nguyên tắc quan trọng nhất. PPP là nguyên tắc kinh tế được áp dụng trong bảo vệ môi trường, theo đó người gây ô nhiễm phải chi trả các chi phí xử lý ô nhiễm do mình gây ra.

Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền (User Pays Principle-UPP). Nguyên tắc UPP có thể có hiệu quả nhiều hơn so với PPP trong việc giải quyết một số vấn đề ô nhiễm đặc biệt liên quan đến công chúng hay những dịch vụ mà môi trường sinh thái mang lại. Nguyên tắc này chủ yếu được áp dụng cho việc sử dụng tài nguyên, dịch vụ hệ sinh thái. Tuy nhiên nguyên tắc này cũng được sử dụng trong việc giải quyết vấn đề chất thải. Nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền

(Beneficiary Pays Principle-BPP). Nguyên tắc này chủ yếu được áp dụng cho việc quản lý tài nguyên một cách bền vững thông qua chi thả dịch vụ môi trường để từ đó có thể đầu tư lại để bảo vệ các dịch vụ, nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên;

Nguyên tắc người phá hoại phải trả tiền (Destroyers Pays Principle-DPP). BPP chủ yếu sử dụng để đối phó với vấn đề thanh toán cho các dịch vụ sinh thái và bồi thường sinh thái. Theo nguyên tắc này, các cá nhân thụ hưởng hoặc khu vực phải trả cho sự hy sinh của các cá nhân khác hoặc khu vực đã từ bỏ cơ hội phát triển của họ để bảo tồn một môi trường sinh thái cụ thể hoặc để cải thiện chất lượng môi trường.

Đến nay, tất cả các loại chính sách kinh tế môi trường được phát triển ở các nước khác đã được đưa vào Trung Quốc và đã nhiều trường hợp ứng dụng thành công. Ví dụ, lệ phí như phí khí thải, phí xử lý nước thải đô thị, phí xử lý chất thải rắn đô thị, trợ giá điện cho khử lưu huỳnh trong các nhà máy điện, tài chính công môi trường, và tín dụng xanh,…đã được thực hiện ở cấp quốc gia. Chính sách về tạo thị trường kinh doanh khí thải, bồi thường sinh thái, bảo hiểm môi trường và an ninh sinh thái cũng đang được áp dụng thí điểm tại nhiều cấp khác nhau. Nhìn chung, việc nghiên cứu về chính sách kinh tế môi trường nói chung và các công cụ dựa vào thị trường nói riêng đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh.

Tăng cường năng lực về tiếp cận thị trường

Áp dụng các chính sách kinh tế môi trường nói riêng, tiếp cận thị trường nói chung trong bảo vệ môi trường là cần thiết, góp phần phát triển bền vững đất nước, hướng tới xã hội thân thiện với môi trường. Một trong những giải pháp nâng cao năng lực, nhận thức của các cấp, ngành và toàn xã hội về vai trò của các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường là việc xuất bản các ấn phẩm liên quan đến chính sách kinh tế môi trường, trong đó có đề cập đến tiếp cận thị trường để giải quyết các vấn đề môi trường

Bài học cho Việt Nam

Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc thúc đẩy việc sử dụng tiếp cận thị trường, trong đó có các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Cụ thể những nội dung sau Việt Nam nên tham khảo về:

- Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò của tiếp cận thị trường trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường thông qua việc xuất bản các ấn phẩm chuyên đề về kinh tế môi trường, bài học kinh nghiệm của các quốc gia đã áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Mở rộng hợp tác với các tổ chức, cá nhân có chuyên môn và kinh nghiệm về nghiên cứu, ứng dụng cách tiếp cận thị trường trong quản lý tài nguyên và môi trường. Những giáo sư đầu ngành, những chính khách về kinh tế môi trường nói riêng, tiếp cận thị trường trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nói chung sẽ cung cấp nguồn thi thức, thông tin cho việc thiết lập nền tảng để vận dụng và thúc đẩy sự phát triển về tiếp cận thị trường trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Huy động các nguồn hỗ trợ kỹ thuật và tài chính về thúc đẩy việc sử dụng cách tiếp cận thị trường trong quản lý tài nguyên và môi trường.

- Xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo về chính sách kinh tế môi trường nói riêng và tiếp cận thị trường trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nói chung một cách tổng thế để nâng cao năng lực cho cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân.

3.1.2. Kinh nghiệm của Indonexia

Tiếp cận thị trường trong quan lý tài nguyên và môi trường ở Indonexia, đặc biệt là tiếp cận thị trường trong quản lý tài nguyên đang nhận được sự quan tâm của chính phủ và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Cụ thể, chi trả dịch vụ hệ sinh thái là một trong những hình thức đang được khuyến khích sử dụng ở Indonesia trong quản lý rừng tự nhiên, các lưu vực và khu vực sản xuất nông lâm kết hợp. Trong phần tiếp theo của báo cáo sẽ đề cập đến những vấn đề trong việc phát triển loại hình chi trả dịch vụ hệ sinh thái (PEP), trong đó đề cập một số trường hợp điển hình ở Indonesia và bài học cho Việt Nam.

VD: Trường hợp chi trả dịch vụ hệ sinh thải ở Sumber Jaya

Sumber Jaya là khu vực đất đồi đã được sử dụng để trồng cà phê. Mặc dù người dân đã được canh tác nông lâm kết hợp với cây cà phê trong nhiều thập kỷ, hàng ngàn người đã bị đuổi ra khỏi nhà và nơi họ sản xuất khi chính quyền Tông

thống Suharto thực thi chính sách bảo vệ các tiểu lưu vực sông. Kế hoạch của chính phủ để xây dựng một nhà máy thủy điện trong những năm 1990, một lần nữa gây thiệt thòi người dân địa phương. Sau sự sụp đổ của chế độ Suharto năm 1998, một số cuộc xung đột nổi lên giữa các đồn điền trồng cà phê và các địa phương xung quanh về vấn đề sở hữu đất.

Suy thoái đầu nguồn tiếp tục diễn ra do độc canh cà phê, hay canh tác rau, quả theo phương thức gây nhiều tổn hạn đến môi trường và trồng các loại cây lương thực mà không có biện pháp bảo tồn đất và nước phù hợp. Tình trạng thiếu nước trở thành vấn đề đáng quan tâm trong thiết kế và vận hành một nhà máy thủy điện thuộc sở hữu của Nhà nước với công suất thiết kế 144 megawatt (MW) điện cùng với việc cung cấp nước uống cho các khu vực xung quanh. Để đảm bảo nước cho nhà máy thủy điện và hạn chế những tranh chấp về đất đai. Những năm 1990, Chính phủ đã thông qua cách tiếp cận dân chủ hơn với một số cơ quan, chính quyền địa phương bao gồm thuế và phí đối với nhà máy thủy điện phải trả cho người trồng cà phê và lâm sản ngoài gỗ. Các Nghị định của chính phủ trung ương về quản lý rừng cộng đồng đã công nhận quyền của người dân địa phương dựa vào nông lâm kết hợp trồng cà phê và tiếp cận với sản phẩm rừng khác.

Một số mô hình trồng cà phê nhiều tầng, tán có hiệu quả cao về bảo vệ đất và nước được đề xuất cho người dân, những người trồng cà phê ở địa phương vì thế đã được cấp đất tạm thời. Sau năm năm, nếu các biện pháp canh tác thân thiên với môi trường phát huy hiệu quả thì thời gian sử dụng đất sẽ được xem xét để gia hạn thêm 25 năm nữa, điều này khuyến khích người dân địa phương sử dụng đất một cách bền vững và phối hợp với nhà nước trong quản lý, bảo vệ rừng đầu nguồn. Đây là bài học cần tham khảo khi vận dụng các công cụ thị trường trong quản lý, khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên và hạn chế tranh chấp về đất đai cũng như những dạng tài nguyên khác.

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số biện pháp kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường và một số ứng dụng tại tỉnh hòa bình (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)