Thực trạng lượng hóa giá trị kinh tế của tài nguyên và môi trường ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số biện pháp kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường và một số ứng dụng tại tỉnh hòa bình (Trang 56 - 59)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH TẾ HÓA NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

2.1. Thực trạng về định giá, lượng hóa và hạch toán TN&MT

2.1.2. Thực trạng lượng hóa giá trị kinh tế của tài nguyên và môi trường ở Việt Nam

(1) Các quy định liên quan

Mặc dù, lượng hóa giá trị kinh tế của TN&MT đã được tiến hành nghiên cứu rất nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên, Vấn đề lượng hóa giá trị kinh tế của TN&MT trong quá trình lập các dự án phát triển kinh tế, xã hội; lập các dự án đầu tư; lập kế hoạch và chiến lược phát triển ở Việt Nam vẫn chưa được quan tâm. Kết quả rà soát hệ thống văn bản quản lý nhà nước về TN&MT ở Việt Nam liên quan đến lượng hóa giá trị kinh tế của TN&MT được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 2.5: Các văn bản liên quan đến lượng hóa giá trị kinh tế của TN&MT ở Việt Nam

Lĩnh vực Tên văn bản Điều khoản có liên quan

1. Tài nguyên

1.1. Đất đai Luật đất đai 2003 Không có điều khoản nào quy định về lượng hóa giá trị kinh tế của đất đai Nghị định và thông tư

hướng dẫn của bộ

Không có văn bản nào liên quan

1.2. Nước Luật tài nguyên nước

Không có điều khoản quy định về lượng hóa, hoặc đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên nước

Nghị định và thông tư hướng dẫn của bộ

Không có văn bản nào liên quan

1.3. Khoáng sản

Luật khoáng sản (sửa đổi năm 2010)

Không có điều khoản quy định về lượng hóa, hoặc đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên nước

Nghị định và thông tư hướng dẫn của bộ

Không có văn bản nào liên quan

2. Môi trường Luật bảo vệ môi trường năm 2005

Điều 131. Luật bảo vệ môi trường năm 2005, Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường;

Điều 132. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường Quy định về đánh giá tác động môi trường (ĐTM), luật bảo vệ môi trường năm 2005. Nhưng chưa có văn bản nào liên quan đến lượng hóa giá trị kinh tế của môi trường

Nghị định số

113/2010/ND-CP, ngày 03 tháng 12 năm 2010

Quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường

3. Biển và hải

đảo Không có văn bản nào liên quan

4. Rừng và đa dạng sinh học

Không có quy định trong luật và văn bản nào liên quan

Nguồn: Rà soát các tài liệu trên website của chinhphu.vn và website của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Qua bảng trên cho thấy việc quy định liên quan đến đánh giá giá trị kinh tế của TN&MT chưa được quan tâm ở Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên. Luật bảo vệ môi trường năm 2005, có nêu về xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường và giám định thiệt hại do ô nhiễm môi trường, vấn đề đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên cũng chỉ trên quan điểm kỹ thuật chứ chưa quan tâm đến đánh giá thiệt hại về mặt kinh tế và cũng chưa đưa ra được phương pháp cụ thể cho xác định thiệt hại do các hành vi gây ô nhiễm môi trường.

(2) Thực trạng và những kết quả đạt được

Hiện nay, khi tiến hành lập các dự án đầu tư kinh tế - xã hội hoặc lập các kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho một vùng, một tỉnh hoặc cả nước thì người ta thường căn cứ vào chỉ tiêu giá trị hiện tại dòng (NPV) và chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận hoàn vốn IRR. Tuy nhiên, việc phân tích này mới chỉ dừng ở khía cạnh tính toán các khoản lợi ích và chi phí ròng mà có thể nhìn thấy và đo đếm được bằng tiền thông qua giá cả thị trường. Đối với TN&MT còn rất nhiều giá trị chưa được lượng hóa vào việc tính toán lợi ích – chi phí của dự án hay kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Do vậy, việc xác định chi phí cơ hội cho các dự án và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là chưa đầy đủ. Các quyết sách phát triển kinh tế xã hội sẽ thiếu các cơ sở khoa học cho tính hiệu quả và chưa có tính thuyết phục trong việc QLTN & BVMT, sự phát triển bền vững chưa được cân nhắc rõ ràng.

Vấn đề xác định thiệt hại ô nhiễm môi trường đã được quy định trong Luật bảo vệ môi trường năm 2005, tuy nhiên thực tế triển khai lại gặp rất nhiều khó khăn cả về mặt kỹ thuật lẫn phương pháp đo lường thiệt hại. Do vậy, khi gặp những trường hợp cụ thể mà các cơ quan nhà nước cần phải can thiệp lại gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ về việc giải quyết thiệt hại do ô nhiễm môi trường của công ty Vedan năm 2008 (hộp sau).

Hộp 2.8: Vấn đề khó khăn trong xác định thiệt hại ô nhiễm do công ty Vedan gây ra

Hộp 2.8: Vấn đề khó khăn trong xác định thiệt hại ô nhiễm do công ty Vedan gây ra Năm 2008 Việt Nam phát hiên công ty Vedan xả thải nước thải ra song Thị vải, theo luật bảo vệ môi trường năm 2005 thì Vedan phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra. Tuy nhiên, khi các cơ quan chức năng đi vào triển khai đánh giá mức độ thiệt hại do Vedan gây ra lại gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.

Sau đây là một số ý kiến của các chuyên gia về những khó khăn này.

- Một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật Môi trường là người gây ô nhiễm phải trả tiền. Theo PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh, chúng ta đã có đầy đủ cơ sở để hạch toán các chi phí thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Tuy nhiên ở nước ta, vấn đề này vẫn chỉ "tồn tại trong luật" (khoản 4 điều 131 luật môi trường 2005) mà chưa được nghiên cứu, đánh giá.

Chỉ khi sự việc xảy ra rồi chúng ta mới tính đến, điển hình là vụ việc Vedan vừa qua. Qua vụ việc này chúng ta mới thấy công tác quản lý, kiểm toán chất thải đối với các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, đặc biệt khi xảy ra ô nhiễm. Khi chúng ta có số liệu đầy đủ và tính toán chính xác thì doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc lại hành vi xả thải của mình nếu không muốn bị trừng phạt về kinh tế.

Nguồn: Trung Tâm Con người và Thiên nhiên, www.thiennhien.net

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số biện pháp kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường và một số ứng dụng tại tỉnh hòa bình (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)