Công cụ về thuế tài nguyên và môi trường

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số biện pháp kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường và một số ứng dụng tại tỉnh hòa bình (Trang 74 - 82)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH TẾ HÓA NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

2.3. Thực trạng về sử dụng các công cụ kinh tế trong QLTN&BVMT

2.3.1. Công cụ về thuế tài nguyên và môi trường

Thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên là một trong số những công cụ kinh tế tài chính, thế hiện vai trò sở hữu nhà nước đối với tài nguyên quốc gia và thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên của các tổ chức, cá nhân.

Thuế tài nguyên được áp dụng nhằm khuyến khích việc khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, hạn chế cạn kiệt tài nguyên, đồng thời tạo

nguồn vốn cho đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, phục vụ công tác quản lý tài nguyên môi trường của Nhà nước. Thuế tài nguyên được tính dựa vào sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác, giá tính thuế và thuế suất. Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên tại nơi khai thác tài nguyên.

Đối tượng nộp thuế và mức thuế cũng được quy định khá chi tiết và cụ thể gồm có 8 nhóm tài nguyên là: (1) Khoáng sản kim loại;(2)Khoáng sản không kim loại; (3) Dầu mỏ;(4) Khí thiên nhiên, khí than;(5) Sản phẩm rừng tự nhiên;(6) Hải sản tự nhiên; (7) Nước thiên nhiên; (8) Yến sào tự nhiên và (9) tài nguyên khác.

Bảng 2.7: Biểu thuế một số nhóm, loại tài nguyên Tt Nhóm, loại tài

nguyên

Thuế

suất (%) Tt Nhóm, loại tài nguyên

Thuế suất (%)

I Khoáng sản kim loại 16

Thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam; cờ-ri-ô- lít (cryolite); ô-pan (pan) quý màu trắng, đỏ lửa; phen- sờ-phát (fenspat);

birusa; nê-phờ-rít (nefrite)

12-25

1 Sắt, măng-gan

(mangan) 7-20 17 Khoáng sản không

kim loại khác

4-25

2 Ti-tan (titan) 7-20 III Dầu thô 6-40

3 Vàng 9-25 IV Khí thiên nhiên, khí

than

1-30

4 Đất hiếm 12-25 V Sản phẩm của rừng tự nhiên

5 Bạch kim, bạc, thiếc 7-25 1 Gỗ nhóm I 25-35 6

Vôn-phờ-ram (wolfram), ăng-ti- moan (antimoan)

7-25 2

Gỗ nhóm II 20-30

7

Chì, kẽm, nhôm, bô- xit (bouxite), đồng, ni- ken (niken)

7-25 3

Gỗ nhóm III, IV 15-20

Tt Nhóm, loại tài nguyên

Thuế

suất (%) Tt Nhóm, loại tài nguyên

Thuế suất (%)

8

Cô-ban (coban), mô- lip-đen (molipden), thuỷ ngân, ma-nhê (magie), va-na-đi (vanadi)

7-25 4

Gỗ nhóm V, VI, VII, VIII và các loại gỗ khác

10-15

9 Khoáng sản kim loại

khác 5-25 5 Cành, ngọn, gốc, rễ 10-20

II Khoáng sản không

kim loại 6 Củi 1-5

1 Đất khai thác để san

lấp, xây dựng 3-10 7 Tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu

10-15

2

Đá, trừ đá nung vôi và sản xuất xi măng; sỏi;

cát, trừ cát làm thủy tinh

5-15 8 Trầm hương, kỳ nam

25-30

3 Đất làm gạch 5-15 9 Hồi, quế, sa nhân, thảo quả

10-15

4 Gờ-ra-nít (granite), sét

chịu lửa 7-20 10 Sản phẩm khác của

rừng tự nhiên

5-15 5 Đô-lô-mít (dolomite),

quắc-zít (quartzite) 7-20 VI Hải sản tự nhiên 6

Cao lanh, mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật, cát làm thủy tinh

7-15 1 Ngọc trai, bào ngư, hải sâm

6-10

7

Pi-rít (pirite), phốt- pho-rít (phosphorite), đá nung vôi và sản xuất xi măng

5-15 2 Hải sản tự nhiên khác

1-5

8 A-pa-tít (apatit), séc-

păng-tin (secpentin) 3-10 VII Nước thiên nhiên

9 Than an-tra-xít

(antraxit) hầm lò 4-20 1

Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp

8-10

Nguồn: Luật Thuế tài nguyên 2010

Thực tế cho thấy, thuế tài nguyên mới chỉ là công cụ làm tăng nguồn thu nhà nước mà chưa có tác dụng làm thay đổi hành vi của doanh nghiệp trong việc giảm thiểu việc khai thác và sử dụng tài nguyên cũng như tìm kiếm nguồn nguyên liệu thân thiện môi trường thay thế.

Thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN)

Từ ngày 01/01/2012 thực hiện theo Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (Luật số 48/2010/QH 12, ngày 17/6/2010) và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Hiện nay, Chính phủ đang trình Quốc hội cho phép miễn giảm thuế SDĐNN từ năm 2011 đến năm 2020 đối với đất sản xuất nông nghiệp trong hạn mức và một số đối tượng khác.

Thuế Chuyển quyền sử dụng đất

Thực hiện theo quy định của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất năm 1994 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế CQSDĐ năm 1999. Luật thuế CQSDĐ hết hiệu lực thi hành từ ngày 31/12/2008.

Luật thuế Thu nhập cá nhân có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 đã quy định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản, trong đó có thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền thuê mặt đất, mặt nước

Thu tiền sử dụng đất

Thực hiện theo quy định của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ; Nghị định 44/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 198/2004/NĐ-CP; Thông tư số 117/2004 ngày 7/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành nghị định 198/2004/NĐ-CP. Thông tư số 70/2006/TT-BTC ngày 02/ 8/2006 của Bộ Tài chính, hướng dẫn sửa đổi bổ sung Thông tư số 117/2004 ngày 7/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành nghị định 198/2004/NĐ-CP.

Thu tiền thuê đất

Thực hiện theo quy định của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 16/11/2005 của Chính phủ; Thông tư số 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005 của Bộ Tài chính;

Thông tư số 141/2007/TT-BTC ngày 30/11/2007 sửa đổi bổ sung Thông tư số 120/2005/TT-BTC

Các hỗ trợ, ưu đãi về thuế liên quan đến TN&MT

Luật BVMT 2005 có quy định: “ưu đãi về thuế cho hoạt động bảo vệ môi trường và các sản phẩm thân thiện với môi trường. Nhà nước ưu đãi về thuế cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường”. Hiện nay, việc cụ thể hóa hệ thống hỗ trợ, ưu đãi thuế đối với phát triển sản phẩm thân thiện môi trường được ban hành khá rộng rãi và tập trung vào các công cụ như: Thuế xuất nhập khẩu; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế VAT; Thuế thu nhập cá nhân; Thuế sử dụng đất.

(1) Thuế xuất nhập khẩu

- Các hỗ trợ, ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu đối sản phẩm thân thiện môi trường hiện nay đã được quy định thống nhất tại Luật XNK 2006, và Nghị định số 04/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường (điều 12).

- Bên cạnh đó, cũng có một số ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu đối với các hoạt động thúc đẩy phát triển sản phẩm thân thiện môi trường.

+ Quyết định số 53/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ Công Thương phê duyệt chiến lược phát triển các ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao đến năm 2020 (điều 1) có quy định: “Miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu máy móc, trang thiết bị phục vụ đầu tư áp dụng công nghệ cao (đối với ngành hóa chất, các hóa chất được sử dụng trong nông nghiệp phải bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng)”.

+ Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả số 50/2010/QH12 ngày 28/6/2010 của Quốc Hội (điều 41) có quy định: “ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; đầu tư dây chuyền sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất bằng công nghệ tiết kiệm năng lượng” và “Phương tiện, thiết bị, phụ tùng, vật tư phục vụ cho hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ tiết kiệm năng lượng; sản phẩm tiết kiệm năng lượng, các loại phương tiện giao thông tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng khí hoá lỏng, khí thiên nhiên,

điện, nhiên liệu hỗn hợp, sinh học mà trong nước chưa sản xuất được và thuộc danh mục do Chính phủ quy định được miễn, giảm thuế nhập khẩu”

Như vậy, các hỗ trợ, ưu đãi thuế xuất nhập khẩu hiện mới chỉ tập trung chủ yếu vào bản thân sản phẩm thân thiện môi trường. Đối với các hoạt động phát triển sản phẩm hiện mới chỉ có các hỗ trợ, ưu đãi đối với nhập khẩu máy móc thiết bị sản xuất sản phẩm năng lượng thân thiện môi trường, các sản phẩm tiết kiệm điện, sản phẩm năng lượng thân thiện môi trường và các sản phẩm tái chế. Việc nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường hiện nay chưa có các hỗ trợ, ưu đãi nào.

(2) Thuế thu nhập doanh nghiệp

Các hỗ trợ, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện chỉ mới có đối với một vài sản phẩm riêng lẻ. Trong đó, chủ yếu tập trung vào các hoạt động sản xuất sản phẩm năng lượng thân thiện môi trường, sản phẩm tái chế và các hoạt động chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường nhằm BVMT và phát triển sản phẩm.

- Thông tư số 230/2009/TT-BTC hướng dẫn ưu đãi về thuế đối với hoạt động bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường. Trong đó có quy định với doanh nghiệp đầu tư BVMT, phần ưu đãi chỉ áp dụng đối với phần thu nhập từ hoạt động bảo vệ môi trường, các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác thì phải hạch toán riêng16.

- Luật Đầu tư 2005 (điều 33) có quy định “Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực: Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học;

Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái”.

- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2005 quy định về ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư sản xuất sản phẩm vào các lĩnh vực: (1) Đầu tư xây dựng cơ sở sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, khí sinh vật, địa nhiệt, thủy triều; (2) Xử lý ô nhiễm và

16 Trường hợp trong kỳ tính thuế doanh nghiệp không hạch toán riêng được thu nhập từ hoạt động bảo vệ môi trường và thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh khác thì phần thu nhập từ hoạt động bảo vệ môi trường xác định.

bảo vệ môi trường; sản xuất thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, thiết bị quan trắc và phân tích môi trường; (3) Thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; tái chế, tái sử dụng chất thải thì được hưởng các ưu đãi như sau:

+ Đối với các doanh nghiệp đầu tư mới được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập 10% trong 10 năm đầu. Trường hợp cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào các lĩnh vực này và có ảnh hưởng lớn về kinh tế, xã hội cần được hỗ trợ cao hơn, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án

+ Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư17, cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm được miễn thuế 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 năm tiếp theo. Tuy nhiên, việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi việc miễn, giảm thuế chỉ thực hiện đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập hạch toán kinh tế độc lập và đăng ký nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai.

+ Đối với các doanh nghiệp có dự án đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất thì được miễn, giảm thuế cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư này mang lại như sau:

Được miễn 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 03 năm tiếp theo;

Được miễn 03 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 07 năm tiếp theo nếu thực hiện tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;

Được miễn 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 07 năm tiếp theo đối nếu thực hiện tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Kết quả đạt được

17 Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư được miễn thuế, giảm thuế có nhiều hoạt động kinh doanh thì phải theo dõi hạch toán riêng thu nhập của hoạt động kinh doanh được miễn thuế, giảm thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán riêng được thu nhập của hoạt động kinh doanh được miễn thuế, giảm thuế thì được xác định theo tỷ trọng doanh thu của hoạt động kinh doanh được miễn thuế, giảm thuế trên tổng doanh thu của cơ sở kinh doanh.

- Về mục tiêu sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả: Thể hiện ở mức Thuế suất thuế tài nguyên được phân biệt theo từng nhóm, loại tài nguyên, chính sách thuế tài nguyên hiện hành đã góp phần điều chỉnh, định hướng hành vi khai thác tài nguyên theo hướng khai thác, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài nguyên, nhất là đối với các tài nguyên quý hiếm, tài nguyên không tái tạo được.

- Đối tượng nộp thuế tài nguyên là người khai thác tài nguyên phải có nghĩa vụ kê khai và đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế trên địa bàn khai thác tài nguyên.

Thuế tài nguyên là một công cụ quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước có thể tăng cường việc theo dõi, giám sát hoạt động khai thác tài nguyên theo các quy định của pháp luật, ngoài các công cụ quản lý khác như cấp giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên.

- Với mục tiêu góp phần bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thuế tài nguyên đã đạt được những kết quả nhất định. Số thu thuế tài nguyên các năm từ 2004-2008 bình quân mỗi năm trên 23.200 tỷ đồng (trong đó thuế tài nguyên từ dầu khí khoảng 22.620 tỷ đồng, chiếm 97,5% tổng số thu; thuế tài nguyên của các tài nguyên khác khoảng 580 tỷ đồng, chiếm 2,5% tổng số thu). Số thu thuế tài nguyên khá ổn định qua các năm, cụ thể như sau:

Bảng 2.8: Thu thuế tài nguyên qua các năm

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT Chỉ tiêu Năm

2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008 1 Dầu khí 31.239,7 20.581,0 20.901,9 23.111,8 16.250,0 2 Nước thủy điện 245,1 208,3 262,3 312,3 343,8

3 Khoáng sản kim loại 8,7 11,5 22,5 42,4 92,0

4 Khoáng sản quý hiếm

(vàng, bạc, đá quý) 1,2 2,2 3,2 5,5 7,2

5 Khoáng sản phi kim loại 111,2 178,9 233,6 283,4 418,7

6 Thủy, hải sản 18,9 25,1 7,8 5,9 5,6

7 Sản phẩm rừng tự nhiên 110,1 115,7 109,4 113,3 108,7 8 Tài nguyên, khoáng sản

khác 95,5 112,8 90,3 117,4 138,0

Nguồn: Bộ Tài chính 2010

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số biện pháp kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường và một số ứng dụng tại tỉnh hòa bình (Trang 74 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)