Công cụ kinh tế và khả năng vận dụng trong QLTN&BVMT

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số biện pháp kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường và một số ứng dụng tại tỉnh hòa bình (Trang 40 - 46)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẨY MẠNH KINH TẾ HOÁ NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1.2. Tiếp cận thị trường trong QLTN&BVMT

1.2.4. Công cụ kinh tế và khả năng vận dụng trong QLTN&BVMT

Công cụ Kinh tế (EIs: Economic Intrusments) là một trong ba loại công cụ cơ bản được sử dụng cho việc quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, đặc biệt trong cơ chế của nền Kinh tế thị trường thì loại công cụ này có điều kiện phát huy tốt hiệu lực của nó, do vậy cũng có những quan niệm cho rằng đây là công cụ thị trường.

Hiện nay theo quan niệm chung, khi nói về công cụ Kinh tế, người ta thường đưa ra những định nghĩa dưới những đặc trưng cơ bản sau đây:

- Công cụ Kinh tế là những phương tiện chính sách có tác dụng làm thay đổi chi phí và lợi ích của những hoạt động Kinh tế thường xuyên tác động tới môi trường, nhằm mục đích tăng cường ý thức trách nhiệm trước việc gây ra sự hủy hoại môi trường.

- Công cụ Kinh tế sử dụng sức mạnh thị trường để đề ra các quyết định nhằm đạt tới mục tiêu môi trường, từ đó sẽ có cách ứng xử hiệu quả chi phí cho bảo vệ môi trường.

- Công cụ kinh tế đơn giản là việc Chính phủ có thể thay đổi hành vi ứng xử của mọi người thông qua việc lựa chọn những phương thức kinh tế khác nhau hoặc giảm thiểu chi phí trên thị trường nhằm mục tiêu môi trường.

- Công cụ Kinh tế là biện pháp " Cung cấp những tín hiệu thị trường để giúp cho những người ra quyết định ghi nhận hậu quả môi trường trong việc lựa chọn của họ".

Từ những khái niệm được nhìn nhận ở các góc độ khác nhau như vừa nêu ở trên, có thể rút ra hai điểm cơ bản nhằm làm sáng tỏ hơn bản chất bên trong của công cụ Kinh tế nhằm mục tiêu thực thi chính sách về môi trường là:

Thứ nhất: Công cụ kinh tế hoạt động thông qua cơ chế giá cả trên thị trường, chúng có chức năng làm nâng giá cả các hành động làm tổn hại đến môi trường lên hoặc hạ giá các hành động bảo vệ môi trường xuống.

Thứ hai: công cụ kinh tế sẽ tạo ra khả năng lựa chọn cho các tổ chức và cá nhân hành động sao cho phù hợp với điều kiện của họ.

Rõ ràng chúng ta có thể nhận thấy rằng, công cụ kinh tế hoàn toàn có tính tương phản với công cụ điều hành và kiểm soát (CAC: Comon And Control), bởi lẽ công cụ kinh tế hoạt động theo cơ chế có tính linh hoạt và mềm dẻo dựa trên cơ sở lợi ích và chi phí về mặt Kinh tế, chúng làm thay đổi hành vi của những cá nhân hay tổ chức làm tổn hại tới môi trường thông qua việc khuyến khích hoặc thưởng phạt về Kinh tế. Như vậy khi chúng ta sử dụng công cụ kinh tế trong nhiều trường hợp, chúng còn tạo ra khả năng ý thức tự nguyện chấp hành đối với những hành vi ứng xử môi trường.

Vai trò của công cụ Kinh tế đối với QLTN&BVMT

Để làm sáng tỏ vai trò của công cụ Kinh tế trong việc sử dụng cho quản lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, đối chiếu với các loại công cụ khác như công cụ điều hành và kiểm soát chúng ta có thể nhận thấy vai trò hơn hẳn của công cụ này như sau:

- Tăng hiệu quả chi phí:

Từ thực tiễn của việc áp dụng các công cụ Kinh tế cho Quản lý môi trường, người ta đã rút ra kết luận rằng nếu cùng một mục tiêu môi trường cần đạt được như nhau khi sử dụng công cụ EIs so với công cụ CAC thì công cụ EIs có chi phí thấp hơn. Sử dụng công cụ Kinh tế là liên quan đến giá cả, chính vì vậy việc sử dụng giá cả và cung cấp tính linh hoạt trong việc ứng phó với những tín hiệu giá cả, cho phép các cá nhân và doanh nghiệp sẽ tìm kiếm đến chi phí có tính hiệu quả hơn trong khả năng lựa chọn của họ.

- Khuyến khích nhiều hơn cho việc đổi mới:

EIs không ra lệnh cho chiến lược kiểm soát mà những người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên EIs có tác động đến hoạt động Kinh tế một cách tích cực để phát triển và lựa chọn chi phí kiểm soát hiệu quả mà không theo quy ước nào.

- Khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin tốt hơn.

Như đã nêu ở trên EIs cơ bản dựa vào thị trường, bản thân chúng sẽ phát hiện ra chiến lược hiệu quả chi phí, cho phép gặp gỡ các mục tiêu môi trường cần đạt thông qua việc chi phí hiệu quả nhất. EIs hướng tới sức mạnh thị trường để xác định việc lựa chọn công nghệ có chi phí thấp nhất, điều này khi chúng ta sử dụng công cụ CAC khó có thể thực hiện được.

- Tăng hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Do chi phí thấp khi sử dụng EIs, mặt khác chúng tác động đến quyền lợi kinh tế của các cá nhân hay doanh nghiệp, do vậy người ta phải tính đến việc sử dụng nguồn tài nguyên như thế nào là tiết kiệm và hiệu quả nhất mà không ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận.

- Hành động nhanh chóng và mềm dẻo hơn.

Khi sử dụng EIs cho phép thực hiện một cách nhanh chóng, linh hoạt và mềm dẻo so với việc sử dụng công cụ CAC, bởi lẽ nó có thể được điều chỉnh kịp thời thông qua cơ chế giá cả thị trường, sử dụng tín hiệu thị trường thường cho phép nhận được những thông tin phản hồi nhanh hơn và nắm bắt được tính hiệu quả của việc thực hiện quản lý sử dụng EIs.

Ngoài những vai trò và tính hơn hẳn của công cụ Kinh tế như vừa nêu ở trên, chúng còn có những vai trò khác trong việc thúc đẩy định hướng hành động ngày càng thân thiện hơn với môi trường trong mọi hoạt động kinh tế -xã hội diễn ra thường xuyên, nó làm cho sự thay đổi hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng trong nền kinh tế, đây là yếu tố rất quan trọng liên quan đến công cụ giáo dục và nâng cao nhận thức quản lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm hướng tới một sự phát triển có tính bền vững.

Các công cụ Kinh tế được sử dụng cho quản lý nguồn tài nguyên và kiểm soát ô nhiễm môi trường

Các công cụ Kinh tế cho quản lý nguồn tài nguyên

Từ thực tế nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong việc sử dụng các công cụ Kinh tế cho quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các nước thuộc khối OECD cho thấy một bức tranh tổng quát sử dụng công cụ Kinh tế cho quản lý nguồn tài nguyên vì mục tiêu môi trường có thể phân thành các nhóm liên quan đến: Chất lượng nước; cá, rừng, đất ngập nước; đất và đất trồng trọt, các giống loài tự nhiên/cuộc sống hoang giã, khai thác các mỏ khoáng sản.

+ Chất lượng nước: Những công cụ Kinh tế đã sử dụng trong quản lý nguồn tài nguyên nước rất đa dạng và phong phú, những công cụ chủ yếu đó là phí sử dụng nước, thuế, quyền chuyển nhượng, lệ phí tách nhiệm pháp lý, lệ phí không chấp hành và trái khoán thực hiện.

+ Rừng: Để quản lý nguồn tài nguyên rừng những công cụ kinh tế chủ yếu được các quốc gia trên thế giới sử dụng là:Thuế, Phí, trợ cấp, phí không tuân thủ, phí hủy diệt, quỹ thuế đất, giấy phép khai thác, phí duy trì rừng.

+ Đất ngập nước: Để quản lý nguồn tài nguyên đất ngập nước, công cụ kinh tế được sử dụng chủ yếu là trợ cấp dùng để duy trì và bảo tồn đất ngập nước, phát huy lợi thế và phát triển đất ngập nước ngoài ra người ta còn sử dụng Phí bảo tồn đất ngập nước, quyền chuyển nhượng.

+ Đất và đất trồng trọt: Để bảo vệ nguồn tài nguyên đất và đất trồng trọt, những công cụ Kinh tế đã được các quốc gia trên thể giới sử dụng là: Trợ cấp, thuế sử dụng đất, đóng góp cho bảo vệ đất. phí sử dụng đất, phí giấy phép cho khai thác đất. Tuy nhiên cho mục đích bảo vệ đất và đất trồng trọt, những công cụ Kinh tế chủ yếu được sử dụng là trợ cấp.

+ Những giống loài tự nhiên/cuộc sống hoang giã: Những công cụ Kinh tế chủ yếu được sử dụng là: phí (mức độ cấp tỉnh), giấy phép có thể chuyển nhượng, trợ cấp, thuế đánh bắt cá và săn bắn, chi trả.

+ Khai thác các mỏ khoáng sản: trong việc khai thác mỏ khoáng sản công cụ kinh tế phổ biến được sử dụng từ trước tới nay đó là thuế tài nguyên, trong thuế tài nguyên, người ta tính tới cả phần đóng góp cho bảo vệ môi trường. Hiện nay cho mục đích bảo vệ môi trường người ta sử dụng các loại công cụ khác như hoàn trả đặt cọc, thưởng phạt, phí gây ô nhiễm.

Các công cụ Kinh tế cho kiểm soát ô nhiễm

Để kiểm soát ô nhiễm nhằm mục tiêu quản lý môi trường tốt hơn, những công cụ kinh tế sau đây thường được sử dụng khá phổ biến ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước thuộc OECD.

+ Phí: phí là công cụ kinh tế rất phổ biến và được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau cho kiểm soát ô nhiễm tuy nhiên có ba loại phí chính đã được áp dụng cho kiểm soát ô nhiễm đó là: phí phát thải, phí sử dụng và phí sản xuất.

+ Phí phát thải: Phí phát thải đã được sử dụng thuộc nhiều lĩnh vực môi trường khác nhau, tuy nhiên cơ sở cho việc sử dụng phí này là phát thải gây ô nhiễm hoặc chất thải.

+ Hệ thống giấy phép thải có thể chuyển nhượng

- Giấy phép thải có thể chuyển nhượng cho ô nhiễm không khí.

- Giấy phép thải chuyển nhượng cho quản lý nguồn nước - Giấy phép thải chuyên nhượng cho quản lý đất đai

+ Hệ thống đặt cọc hoàn trả: thường dược sử dụng trong ngành nước uống đựng trong chai lọ, các ngành bao gói thực phẩm, ắc quy ôtô, thùng đựng thuốc trừ sâu và các hình thức khác, đặc biệt hiện nay người ta mở rộng ra cả các lĩnh vực khai thác khoáng sản.

+ Trợ cấp: Trợ cấp được sử dụng chủ yếu cho bảo vệ môi trường. Công cụ này thường được dùng cho hạn chế hiệu ứng nhà kính, quản lý nguồn nước, ô nhiễm không khí, chất thải độc hại và quản lý chung.

+ Quỹ môi trường:

Đây là loại công cụ kinh tế khá phổ biến được sử dụng cho quản lý môi trường theo địa phương, quốc gia hay một ngành kinh tế. Mục tiêu chính của công cụ này là hỗ trợ, cho vay với lãi suất thấp hoặc không có lãi mà chỉ hoàn vốn, bảo toàn vốn cho vay.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Tài nguyên và môi trường của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương là một nguồn lực đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh kinh tế hóa ngành Tài nguyên và Môi trường sẽ góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Trong chương 1, tác giả đã trình bày khái quát lý thuyết về đẩy mạnh kinh tế hóa ngành Tài nguyên và Môi trường, bao gồm các khái niệm về kinh tế hóa, nhân tố ảnh hưởng và nội dung, khả năng vận dụng trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Những nội dung này sẽ làm cơ sở lý luận cho việc phân tích thực trạng về đẩy mạnh kinh tế hóa ngành Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và đề xuất một số mô hình ứng dụng trong các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số biện pháp kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường và một số ứng dụng tại tỉnh hòa bình (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)